Các chuyên gia cảnh báo, nếu trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình trong thời gian dài, có thể khiến bé chậm phát triển. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh như tiếng ồn, thiếu canxi, tâm lý bất an…

Giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của bé khi mới chào đời giống như phản xạ bú, tìm vú mẹ…

Sau khi sinh, bé chuyển từ môi trường trong tử cung mẹ sang môi trường mới nên có thể tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe dọa khác nhau. Phản xạ giật mình của trẻ thường chỉ xảy ra trong vài giây rồi hết.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh thường xuyên bị giật mình, ngủ không ngon giấc, cha mẹ nên theo dõi để tìm ra nguyên nhân và đưa trẻ đi khám.

Chị Mai Phương (Thanh Hóa) tâm sự, con trai mới sinh được 7 ngày, nhưng mỗi tối bé ngủ không ngon giấc, hay giật mình, đột nhiên giơ 2 tay và 2 chân lên cao rồi hạ xuống ngay lập tức và đổ mổ hôi trên trán, đầu. Lúc ngủ, bé hay thở khò khè.

Trường hợp chị H.Y có con gái 1 tháng tuổi, gần đây bé ngủ không ngon giấc, hay giật mình, vặn vẹo và thỉnh thoảng còn rên (không ra mồ hôi trộm), bú hay bị sặc sữa và ho.

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình có thể bé chưa quen giấc ngủ đêm, thiếu canxi, bị ốm…

Dưới đây là những nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình:

Phản xạ tự nhiên: Ngủ hay giật mình có thể là do phản xạ tự nhiên của bé. Phản xạ này có tên gọi là Moro, khá đặc trưng và phổ biến ở bé sơ sinh. Đây là một phản xạ sinh lí bình thường và vô hại. Nó sẽ biến mất sau 3 – 6 tháng tuổi.

Tâm lý bất an: Khi bé bị hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, không an toàn hay giật mình.

Tiếng ồn lớn: Bé sơ sinh cũng có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn ở bên ngoài hay khi bị đặt xuống một cách bất ngờ.

Bị ốm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình đôi khi là biểu hiện của một số bệnh như viêm họng, viêm tai giữa…

Thiếu dinh dưỡng: Tình trạng thiếu canxi có thể dẫn tới còi xương khiến bé ngủ hay giật mình. Trường hợp này, bé có thể chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…

Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương hay rối loạn thần kinh bẩm sinh có thể khiến trẻ bị giật mình. Vì vậy, bố mẹ không nên chủ quan khi thấy bé thường xuyên giật mình không rõ nguyên nhân.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ chậm phát triển nếu thường xuyên giật mình khi ngủ

Các xử lý khi bé sơ sinh bị giật mình khi ngủ

Trẻ bị giật mình, ngủ không sâu giấc có thể ảnh hưởng đến não bộ, còi cọc… Do đó, nếu thấy con trẻ thường xuyên bị giật mình, bố mẹ không nên chủ quan, nên theo dõi và đưa đi khám để được điều trị.

Trường hợp, bé giật mình do phản xạ tự nhiên và tác động môi trường bên ngoài, gia đình có thể áp dụng các phương pháp sau:

– Tạo không gian thoải mái, yêu tĩnh: Tiếng động lớn, phòng ngủ không thoải mái có thể khiến bé hay giật mình. Vì vậy mẹ nên cho bé ngủ trong phòng yên tĩnh, không có tiếng động ồn ào. Nhiệt độ trong phòng phải thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh.

Đặt bé xuống giường khi bé thiu thiu ngủ: Khi ru bé ngủ, mẹ nên hạn chế để trên tay vì sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Nên đặt bé xuống giường khi bé thiu thiu ngủ để không bị giật mình.

Bổ sung vitamin D: Để giúp bé không bị thiếu canxi, mẹ nên tắm nắng thường xuyên cho bé. Sau khi chào đời từ 7-10 ngày, bé đã có thể tắm nắng. Mẹ nên tắm nắng cho bé vào buổi sớm, lúc ánh sáng còn dịu nhẹ. Tránh những ngày gió to và thời tiết thay đổi đột ngột.

– Cho bé ăn đủ no trước khi ngủ để bé không bị đói. Sau khi bé bú xong nên cho bé thư giãn và đứng chơi một lúc để tránh trào ngược dạ dày.

Không quấn khăn quá chặt: Quấn khăn sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và dễ chịu như trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không quấn quá chặt khiến bé không thoải mái, dễ gây giật mình khi ngủ.

– Kiểm tra tã bé thường xuyên để bé luôn được khô ráo, thoáng mát.

Phương Nam