Một người đàn ông bị liệt từ vai trở xuống nay đã có thể đi lại nhờ hệ thống robot tứ chi đầu tiên hay còn gọi là “bộ xương ngoài”, được điều khiển bằng tín hiệu từ não bộ.

Với một bộ dụng cụ gắn trên trần nhà để giữ thăng bằng, bệnh nhân liệt tứ chi 28 tuổi sử dụng bộ cảm biến cấy gần não để gửi tín hiệu giúp cử động cả tay chân bị liệt sau gần hai năm dài thử nghiệm.

Kết quả được công bố trên tạp chí Thần kinh Lancer đưa các bác sĩ đến gần ngày bệnh nhân liệt có thể điều khiển máy tính chỉ nhờ tín hiệu não bộ, theo người đứng đầu nghiên cứu.

Nhưng cho đến nay, “bộ xương ngoài” đơn thuần chỉ là mẫu vật thí nghiệm và “còn cách xa ứng dụng lâm sàng”, nhóm tác giả cho biết thêm.

“Đây là hệ máy tính-não không dây bán xâm nhập đầu tiền được thiết kế … để vận động tứ chi”, theo Alim-Louis Benabid, giáo sư phẫu thuật thần kinh tại trường đại học Grenoble, Pháp và là đồng tác giả nghiên cứu cho hay.

Ông cho biết công nghệ máy tính-não bộ trước đó đã sử dụng cảm biến xâm nhập cấy vào não bộ nên nguy hiểm hơn và thường dừng hoạt động. Công nghệ cũ phải kết nối qua dây hoặc hạn chế ở việc chỉ vận động một chi.

Trong thử nghiệm mới, hai thiết bị cảm biến được cấy vào hai bên đầu, giữa da và não bộ, tương ứng vị trí vùng não vận động-cảm giác.

Mỗi cảm biến chứa 64 điện cực thu tín hiệu từ não và chuyển thành thuật toán. Hệ thống sẽ chuyển đổi tín hiệu não thành các động tác mà người bệnh nghĩ tới, và truyền lệnh cho “bộ xương ngoài”

Bình luận về kết quả, Một giáo sư tại trường Y học Nhiệt đới Tom Shakespeare cho rằng đây là “một tiến bộ tuyệt vời và được hoan nghênh” nhưng “còn một quãng đường dài để đến được ứng dụng trên thực tế”

“Mối nguy hiểm khi thổi phồng quá mức lên hiện hữu trong lĩnh vực này. Ngay cả khi có thể làm được, sự ràng buộc về giá cả đồng nghĩa với những công nghệ cao sẽ không bao giờ đến được hầu hết những người bị chấn thương tủy sống trên thế giới”.

The Epoch Time