Bệnh sán lá gan là một bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, gây nên các biến chứng nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Theo VnExpress, sán lá gan là bệnh ký sinh trùng mạn tính ở đường mật, nhiễm vào cơ thể khi ăn thực phẩm có sán lá, uống nước chưa được đun sôi… gây nhiễm khuẩn.

Vật chủ chính sán ký sinh là người và một số động vật như chó, mèo, rái cá, chuột. Vật chủ trung gian truyền bệnh là các loài ốc, cá nước ngọt. Cơ thể sán đều là lưỡng giới, vừa có tinh hoàn và buồng trứng. Trứng sán lá gan có vỏ mỏng nên tồn tại ở môi trường bên ngoài rất kém.

Bác sĩ Phạm Trường Giang, Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Bưu điện Hà Nội cho biết, việc ăn những thực phẩm từ cá, ốc, rau… chưa được nấu chín là cơ hội để ấu trùng sán xâm nhập vào cơ thể. 

Sán lá gan có 2 loại là:

  • Sán lá gan nhỏ: có 3 loại là Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus.
  • Sán lá gan lớn: có 2 loại là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica.
Sán lá gan gây áp xe gan (ảnh: VOH).

Sán lá gan nhỏ do ký sinh trong đường mật, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành, tiếp tục sản sinh, đẻ trứng trong các đường dẫn mật. Kích thước khi sán trưởng thành chỉ dài 10-20 mm và rộng 2-4 mm. 

Sán lá gan lớn có kích thước dài khoảng 20-30 mm và rộng khoảng 5-12 mm. Vì kích thước lớn nên ngoài các biểu hiện đau tức như sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn có thể gây áp xe gan, khiến đau dữ dội. Nếu khối áp xe vỡ lên phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, sán ký sinh lạc chỗ như dưới da ngực, phổi… nguy hiểm tính mạng.

Triệu chứng của bệnh

Sức Khoẻ Đời Sống thông tin, bệnh sán lá gan lớn gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi mắc nhiều nhất là 30-40, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (từ 2 đến 2,5 lần). Hầu hết triệu chứng lâm sàng của áp-xe gan do sán lá gan lớn gây ra không có gì đặc biệt, tương tự như áp-xe gan với các nguyên nhân khác (do ký sinh trùng, vi khuẩn), thường mệt mỏi, có sốt (có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ, chiếm tỷ lệ khoảng 70%), đau nhẹ ở hạ sườn phải (tỷ lệ chiếm 70-80%), đôi khi đau bụng âm ỉ không rõ vị trí, gan sưng to và đau.

Một số trường hợp có rối loạn tiêu hóa (chán ăn, phân không thành khuôn, tiêu chảy). Một số trường hợp có dị ứng da (20 – 30%), biểu hiện các nốt sẩn trên da gặp chủ yếu ở đùi, mông, lưng, cảm giác ngứa, khó chịu. Một số người bệnh có ho kéo dài, đau tức ngực. Các trường hợp vàng da có thể do sán di chuyển vào đường mật và phát triển ở đấy gây viêm đường mật.

Bệnh sán lá gan lớn gây áp-xe gan rất dễ chẩn đoán nhầm với ung thư gan, áp-xe gan do amíp hoặc áp-xe gan do vi khuẩn hoặc có thể do sỏi đường mật gây nên.

Để chẩn đoán, nên lưu ý hỏi tiền sử có ăn một số rau chưa nấu chín (rau cần, rau ngổ, rau rút…) hoặc ăn ốc chưa nấu kỹ, ăn rau sống hay không? Và có sống ở địa phương có nhiều người bị sán lá gan hay không?

Nguy cơ nhiễm sán lá gan từ các thực phẩm ăn sống (ảnh: VOH).

Điều trị bệnh sán lá gan

Khi được chẩn đoán nhiễm sán lá gan, người bệnh cần được điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó người bệnh cần được bồi dưỡng nâng đỡ thể trạng.

Tuy nhiên có một số trường hợp có chống chỉ định điều trị: phụ nữ có thai, người đang mắc bệnh cấp tính, suy gan, suy thận nặng, dị ứng với thuốc cần dùng…

Phòng bệnh sán lá gan

– Thực hiện ăn chín, uống sôi: đặc biệt không ăn các loại cá, ốc khi chưa được nấu chín kĩ dưới mọi hình thức, không ăn các loại rau sống mọc dưới nước.

– Thực hiện rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với phân, rác thải …

– Quản lý phân người và phân động vật, không dùng phân tươi để bón rau.

– Sử dụng nước sạch để ăn uống.

– Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

Video xem thêm: Người đàn ông bị giun ký sinh 30 năm trong não

videoinfo__video3.dkn.tv||e1af9ef4c__