Sầu riêng là loại trái cây giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, sầu riêng có thể thành “thuốc độc” gây khó tiêu, đột quỵ… nếu ăn sai cách. 

Sầu riêng rất giàu vitamin C, B6, B9, sắt, kali… giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm trầm cảm, phòng ngừa thiếu máu, săn chắc cơ bắp…

Sầu riêng ăn sai cách có thể trở thành "thuốc độc"
Sầu riêng ăn sai cách có thể trở thành "thuốc độc"

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ với Zing, giống như các loại quả khác, bên cạnh những tác dụng tốt, sầu riêng cũng có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng sai cách hay quá liều.

1. Dùng sầu riêng với đồ uống chứa chất kích thích

Nhóm nghiên cứu của John S.Maninanga đã chứng minh, trong sầu riêng có disulfiram – hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh có khả năng ức chế, tích lũy aldehyde dehydrogenase.

Aldehyd dehydrogenase là nguyên nhân khiến 70% chất oxy hóa trong tế bào không được chuyển hóa, làm giảm khả năng đào thải chất độc cho cơ thể.

Sầu riêng ăn sai cách có thể trở thành "thuốc độc"
Các chuyên gia cảnh báo, không nên ăn sầu riêng với rượu bia, cà phê… vì có thể gây ngộ độc.

2. Ăn sầu riêng với hải sản, thịt đỏ

Sầu riêng chứa nhiều đường, kali và chất béo, glycemic. Các loại thịt có nguồn protein dồi dào như thịt bò, thịt cừu, hải sản cũng chứa nhiều chất béo bão hòa. Nếu dùng chung hai loại thực phẩm, dễ khiến cholesterol trong máu tăng đột ngột.

Sầu riêng ăn sai cách có thể trở thành "thuốc độc"
Cholesterol tăng gây tắc mạch máu, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

3. Ăn khi cơ thể bị nóng trong

Sầu riêng chứa nhiều đường, chất béo nên việc ăn hàng ngày sẽ sinh nhiệt trong cơ thể, gây nóng trong, nổi mụn và nhiệt miệng. Các chuyên gia cảnh báo, những người gầy, da khô, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm… nên hạn chế ăn sầu riêng.

4. Ăn quá nhiều

Sầu riêng ăn sai cách có thể trở thành "thuốc độc"
Ảnh minh họa.

– Gây đầy bụng, khó tiêu: Do hàm lượng chất xơ trong sầu riêng cao, nếu ăn nhiều sẽ khiến dạ dày, ruột tăng thêm gánh nặng, trướng bụng, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy và các bệnh liên quan đến đường ruột.

– Ảnh hưởng bệnh nhân suy thận: Trong 100 g sầu riêng chứa 436 mg kali. Đối với người bị suy thận, không có khả năng đào thải, kali sẽ ứ đọng trong cơ thể.

Nếu hàm lượng kali trong máu trên 6,5 mmol/l, người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim đột ngột, tử vong.

– Tăng huyết áp, đường huyết: Carbohydrate khiến đường huyết tăng nhanh. Bên cạnh đó, chất harmaline trong sầu riêng gây ảnh hưởng đến huyết áp.

Sầu riêng ăn sai cách có thể trở thành "thuốc độc"
Người bị tiểu đường, tiền sử tim mạch không nên ăn sầu riêng.

– Đẩy nhanh tiến trình lão hóa: Hàm lượng glycemic trong sầu riêng là nguyên nhân hình thành các phân tử có hại, làm chậm quá trình tái tạo collagen, khiến da mất độ ẩm, đàn hồi và xuất hiện nếp nhăn.

– Không tốt cho phụ nữ mang thai: Ăn nhiều sầu riêng có thể có thể nóng trong, đầy hơi, khó tiêu. Do đó, những người mang bầu nên hạn chế ăn sầu riêng để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mọi người nên kết hợp với các loại trái cây có tính hàn như măng cụt, thanh long, dứa… giúp tiêu hao lượng nhiệt sầu riêng sinh ra.

Bổ sung thêm các loại nước mát để thanh lọc cơ thể và không nên ăn quá 100 g sầu riêng một ngày.

H.H