Rau mồng tơi không chỉ là thực phẩm lý tưởng để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng mà còn đóng vai trò như “thần dược” chữa bệnh. Tuy nhiên, nhóm người dưới đây cần lưu ý khi ăn mồng tơi, tránh gây hại sức khỏe.
 

Rau mồng tơi chứa một lượng lớn các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đặc biệt, lá mồng tơi tươi chứa nguồn carotenoid dồi dào, bao gồm các chất chống oxy hóa như beta-carotene, lutein, zea-xanthin.

Rau mồng tơi giàu dinh dưỡng nhưng những người này không nên ăn
Rau mồng tơi giàu dinh dưỡng nhưng những người này không nên ăn

Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng chữa được rất nhiều loại bệnh:

– Trị táo bón, đầy bụng, tiểu buốt.

– Làm đẹp da.

– Trị vết thương, đau nhức xương khớp.

– Chữa khó chịu, hơi thở nóng.

– Tăng sữa cho sản phụ sau sinh…

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, có một số trường hợp sau nên hạn chế ăn mồng tơi.

1. Người bị sỏi thận

Người bị sỏi thận nên tránh ăn rau mồng tơi chúng chứa nhiều purin – một hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ biến thành acid uric.

Hàm lượng axit uric cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.

Rau mồng tơi giàu dinh dưỡng nhưng những người này không nên ăn
Rau mồng tơi giàu dinh dưỡng nhưng những người này không nên ăn

2. Người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng

Rau mùng tơi có tính hàn, nhuận tràng. Do đó, những người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn.

3. Người mới lấy cao răng

Rau mồng tơi dễ tạo ra mảng ố bám trên răng, do các axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước.

Rau mồng tơi giàu dinh dưỡng nhưng những người này không nên ăn
Rau mồng tơi giàu dinh dưỡng nhưng những người này không nên ăn

4. Người bị đau dạ dày

Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ, nhưng nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.

Lưu ý

– Rau mồng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh mướt, xanh đậm như các rau phun thuốc hóa học. Lá có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với phần thân. Thân rau giòn, không bóng mượt như các cây rau được phun thuốc kích thích tăng trưởng.

– Rau mồng tơi không nên kết hợp với thịt bò. Người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

– Rau mồng tơi chế biến xong phải ăn hết, nếu thừa đổ đi, không nên ăn lại vì rất dễ bị ngộ độc.

– Nên ăn rau mồng tơi cùng thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.

Lan Phương