Huyết được sinh ra và vận chuyển ổn định, chân tay cơ bắp muốn cử động được, bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hay không đều do công năng của Tỳ chi phối. Vì vậy sức khỏe bạn có tốt hay không cũng đều phụ thuộc vào Tỳ và các cơ quan khác.

Vị trí của Tỳ ở trong khoang bụng, dưới hoành cách mô, dính liền với vị và màng khoang bụng, “hình như lưỡi chó, trạng như mào gà” (trạng nghĩa là chi tiết trên hình, hình là nói về toàn diện), cùng với vị, nhục (thịt), môi, miệng cấu thành hệ thống của tỳ.

Trong cuốn Thái Âm Dương Minh Luận – sách Tố Vấn có chép: “Tỳ dữ Vị dĩ mạc tương liên – 脾与胃以膜相连” (Tỳ và Vị nối liền với nhau bằng màng mỡ). Trong văn y thư xưa tả hình thái của Tỳ “dẹt như hình móng ngựa” (Y học nhập môn – Tạng Phủ), “màu sắc của nó đỏ tía như gan ngựa, hình của nó như chiếc liềm“(Y cương Tổng Khu).

Tỳ trong học thuyết tạng tượng Đông y là một đơn vị học thuyết giải phẫu, cũng là bản chất giải phẫu của tỳ trong học thuyết giải phẫu hiện đại. Nhưng công năng sinh lý của Tỳ về ý nghĩa sâu xa thì không phải là tỳ theo nghĩa của giải phẫu hình thể.

Tạng Tỳ đóng vai trò quan trọng trong việc sinh huyết đi nuôi cơ thể. (Ảnh: ppt-online.org)

Vậy Tỳ đảm nhận những chức năng gì?

Tạng này chủ vận hoá, thống nhiếp huyết, phân bố tinh hoa thủy cốc, là nguồn sinh hoá của khí và huyết, thân thể, tạng phủ, bách hài của con người, đều dựa vào sự nhu dưỡng của Tỳ, nên gọi nó là gốc của hậu thiên. Trong ngũ hành thì nó thuộc Thổ, là tạng chí âm trong âm. Trong bốn mùa thì Tỳ ứng với trưởng hạ.

Tỳ chủ vận hoá thủy cốc (sự tiêu hóa – hấp thu): Tỳ có chức năng hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến: Đầy bụng, trướng bụng, chậm tiêu. Tiêu chảy sống phân.

Tỳ chủ vận hóa thủy thấp: Thủy dịch của người ta nhờ vận hóa của Tỳ mà không bị ứ đọng lại. Nếu rối loạn sẽ đưa đến phù thũng, cổ trướng hoặc thậm chí là đàm ẩm

Tỳ sinh huyết: Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến: Thiếu máu, kinh ít, vô kinh (do kinh Tỳ có quan hệ đến mạch Nhâm ở vùng bụng dưới).

Tỳ thống nhiếp huyết: Tỳ ngoài chức năng sinh huyết, còn có công dụng giữ huyết chạy trong lòng mạch (Thống nhiếp huyết). Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến: Xuất huyết dưới da, rong kinh, rong huyết.

Tỳ chủ tứ chi: Tay chân nhờ dương khí mà hoạt động, dương khí vốn từ các chất tinh vi trong đồ ăn thức uống thông qua sự vận hoá ở Tỳ mà có. Vì thế sức hoạt động mạnh hay yếu của chân tay có quan hệ chặt chẽ với Tỳ. Nếu Tỳ không thể vận hoá ngũ cốc thì tay chân không được sự ôn dưỡng của dương khí nên sẽ không có sức vận động mà sinh ra chứng Nuy (chứng bệnh gân mạch chân tay toàn thân lỏng lẻo, mềm yếu vô lực).

Tỳ chủ cơ nhục: Thức ăn, đồ uống vào Vị, qua sự vận hóa hấp thu của Tỳ để nuôi dưỡng cơ nhục. Nếu Tỳ bị bệnh thì cơ nhục không được dinh dưỡng đầy đủ khiến thì người sẽ gầy ốm dần cho nên Thiên Suy luận – Tố Vấn nói: “Tỳ chủ về cơ nhục của toàn thân”. Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến: Bắp thịt tay chân mềm nhũn hoặc teo tóp, sa cơ quan: Sa dạ dày, sa sinh dục.

Tỳ vinh nhuận ra ở môi: Nếu tinh khí của Tỳ kiệt thì môi nhợt nhạt, thâm khô.

Tỳ tàng ý: Khi Tỳ bị rối loạn sẽ xuất hiện triệu chứng hay quên.

Mối liên quan giữa chức năng Tỳ với suy nghĩ: Suy nghĩ (tư) là tình chí của Tỳ, khi suy nghĩ quá mức sẽ làm tổn hại đến Tỳ và ngược lại khi Tỳ bị bệnh sẽ biểu hiện trạng thái hay trầm tư.

Tóm lại khi Tỳ có vấn đề sẽ kéo theo một loạt các vấn đề xảy ra đối với cơ thể, vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra và thanh lọc Tỳ.

Vị trí của Tỳ trong giải phẫu – Tây y gọi là Lách (Spleen). (Ảnh: Uyur.Com)

Phương pháp kiểm tra tạng Tỳ có độc hay không

  • Trên mặt mọc ban sắc tố: Nữ giới mọc ban thông thường khả năng hệ thống tiêu hóa kém một chút.
  • Khí hư quá nhiều: Tỳ chủ quản bài thấp trong cơ thể, nếu thấp khí quá nhiều, vượt quá khả năng của Tỳ, thì có thể xuất hiện thấp khí trong cơ thể quá thịnh, khí hư tăng nhiều là một trong những biểu hiện.
  • Chất béo tích tụ: Chất béo trong Đông y có một tên khác: Đàm thấp, là do chức năng tiêu hóa của Tỳ không tốt, không thể kịp thời bài xuất chất thải độc tố ra bên ngoài cơ thể mà sinh ra. Giảm béo hiệu quả nhất định phải xoay quanh chủ đề hồi phục chuyển hóa đàm thấp bình thường của Tỳ vị mà làm, nếu không thì có thể bị béo lại.
Tổn thương tạng tỳ có thể gây tích mỡ. (Ảnh: Blasting News)
  • Hôi miệng rõ ràng, viền môi mọc mụn hoặc loét. Xung quanh viền môi đều thuộc về tỳ, khi độc tố trong tỳ không bài xuất được ra ngoài cơ thể, tích tụ độc tố thì cần tìm cơ hội từ những vị trí này bộc phát ra ngoài.

Bài độc tạng Tỳ bằng cách nào?

1. Ăn chua

Ví như ô mai, dấm, đây là thực phẩm dùng để hóa giải độc tố trong thực phẩm tốt nhất, có thể tăng cường chức năng tiêu hóa của trường vị, làm độc tố trong thực phẩm trong thời gian ngắn nhất bài xuất ra ngoài cơ thể. Đồng thời thực phẩm vị chua còn có tác dụng kiện Tỳ, có thể khởi được tác dụng “kháng độc trong thực phẩm” rất tốt.

2. Day ấn huyệt

Đây là chỉ huyệt Thương Khâu, vị trí tại chỗ lõm phía dưới – trước mắt cá chân trong, bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp gót – sên – thuyền. Dùng tay day ấn huyệt này, giữ cho đến khi có cảm giác nặng tức là được, mỗi lần trên dưới 3 phút, hai chân luân phiên làm.

Ảnh: Ydvn.net

3. Sau khi ăn đi bộ một chút

Vận động có thể giúp tỳ vị tiêu hóa, tăng tốc bài xuất độc tố, nhưng cần kiên trì trường kỳ, hiệu quả mới có thể tốt hơn.

Sau bữa ăn là thời khắc dễ sản sinh độc tố nhất, thực phẩm nếu không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ, độc tố sẽ có thể tích lũy rất nhiều. Ngoài đi bộ sau ăn, do vị ngọt kiện tỳ, còn có thể sau ăn cơm 1 giờ đồng hồ ăn một thứ hoa quả, giúp kiện tỳ, bài độc.

Liên Hoa