Châm cứu chữa bệnh không còn xa lạ gì với mọi người thời nay. Kỹ thuật bề ngoài có vẻ cực đơn giản và thô sơ nhưng thực tế hết sức uyên thâm và có thể mang lại hiệu quả bất ngờ. Lịch sử y học còn lưu truyền lại nhiều câu chuyện chấn động của các Thần Châm khi xưa.

Châm cứu là một phương pháp trị bệnh độc đáo đặc biệt từ thời Trung Hoa xưa, có thể giúp lưu thông kinh lạc, điều hòa âm dương, hỗ trợ loại bỏ tà khí. Tương truyền trị bệnh bằng châm cứu này bắt nguồn từ thời Phục Hy của thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế, ông từng “nếm trăm loại có để nhận biết các loại thuốc và chế tác ra chín loại kim châm cứu” (Cửu châm là 9 loại kim châm khác nhau, bao gồm: Sàm châm, Viên châm, Đề châm, Phong châm, Phi châm, Viên lợi châm, Hào châm, Trường châm và Đại châm).

Những thầy thuốc sau này trong quá trình ứng dụng thuật châm cứu trong điều trị bệnh đã hình thành những lý luận kinh lạc tổng hợp như 14 kinh mạch, kỳ kinh bát mạch, những kiến thức về huyệt vị và các loại bệnh có liên quan tới 361 huyệt vị, Kinh Ngoại kỳ huyệt (Những huyệt châm cứu có tác dụng tốt với chứng bệnh nhất định, có vị trí nhất định nằm ở ngoài đường kinh). Họ phát hiện quy luật liên hệ đặc định giữa các bộ phận cơ thể, tạo nên học thuyết kinh lạc và từ đó phát triển thành hệ thống phương pháp trị bệnh.

Image result for cửu châm, kim châm cứu
Thuật châm cứu của người xưa vô cùng tinh tế vào “lợi hại”

Trên thực tế phương pháp trị liệu bằng châm cứu bao gồm hai phương pháp trị bệnh châm và cứu.

Châm là phương pháp trị bệnh bắt nguồn từ phương Nam Trung Quốc, còn Cứu là phương pháp trị bệnh bắt nguồn từ phương Bắc. Người ta dùng kim loại thuộc chế thành các loại kim khác nhau, châm ở những vị trí đặc biệt trên cơ thể con người (huyệt vị). Sau khi châm vào da thịt, căn cứ vào bệnh tình và thể chất người bệnh khác nhau mà dùng thủ pháp phù hợp nhằm đạt đến mục đích thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính (khử bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của cơ thể) mà chữa bệnh, phương pháp này gọi chung là châm.

Còn cứu dùng lá ngải khô để chế thành ngải nhung, rồi lại dùng ngải nhung chế thành viên to nhỏ như mồi ngải, hoặc cuốn thành điếu ngải, đốt lửa xong trực tiếp hoặc gián tiếp hơ hoặc đặt lên huyệt vị nhất định của cơ thể người bệnh, thông qua sự kích thích ấm nóng này làm cho thông kinh lạc đạt mục đích chữa bệnh và phòng trừ bệnh tật.

Hai phương pháp trên tuy khác nhau nhưng sử dụng huyệt vị giống nhau, có khi cùng châm và cứu, thông thường gọi là phép châm cứu.

Giải phẫu hiện đại không thấy kinh mạch nhưng chúng được mô tả rất khoa học trong Đông y

Thuật châm cứu là một y thuật “Nội bệnh ngoại trị” thông qua tác dụng truyền dẫn tới các kinh lạc và huyệt vị cũng như ứng dụng phương pháp thao tác nhất định để trị liệu mọi chứng bệnh toàn thân. Thuật châm cứu có 3 tác dụng trị liệu chủ yếu đó là khai thông kinh lạc, điều hòa âm dương, hỗ trợ loại bỏ tà khí. Khai thông kinh lạc là làm cho các kinh lạc bị tắc nghẽn được thông suốt và phát huy tác dụng sinh lý bình thường của chúng.

Đây là tác dụng trị liệu trực tiếp cơ bản nhất của thuật châm cứu. Điều hòa âm dương là làm cho trạng thái mất cân bằng âm dương trong cơ thể về thế cân bằng bình thường, đây cũng là mục đích cuối cùng cần đạt được của thuật châm cứu. Loại bỏ tà khí chính là có thể thông qua thuật châm cứu hỗ trợ chính khí chủ yếu trong cơ thể phát triển và loại trừ khí bệnh.

Ngoài công hiệu trị bệnh thần kỳ, từ rất sớm người Trung Quốc xưa đã biết áp dụng phương pháp châm cứu để bảo vệ sức khỏe.

Qua lịch sử hàng ngàn năm, kỹ thuật châm cứu đã xuất hiện rất nhiều danh y nổi tiếng và những câu chuyện thần kỳ liên quan tới họ. Sau đây là một vài câu chuyện nổi tiếng trong giới châm cứu về các danh y nổi tiếng trong lịch sử châm cứu Trung Hoa.

1. Thần y Hoa Đà – “Ông tổ ngành ngoại khoa”

Hoa Đà (145 – 208), biểu tự Nguyên Hóa, là danh y nổi tiếng thời cuối Đông Hán và đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Hoa Đà là người ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự Châu (nay là Bạc Châu, tỉnh An Huy), là đồng hương của Tào Tháo. Ông được xưng tụng như một Thần y nổi tiếng không chỉ trong Trung Quốc mà trong các nước đồng văn hóa như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, được xem là một trong những ông tổ của Đông Y.

Ông cùng Đổng Phụng và Trương Trọng Cảnh được xưng tụng là Kiến An tam Thần y; cùng với Biển Thước, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được xem là 4 vị đại danh y nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử. Ông là người kiêm thông thuật số và thuật dưỡng sinh.

Hoa Đà – một trong 4 đại danh y nổi tiếng lịch sử

Mặc dù y thuật của Hoa Đà vô cùng tinh thông, tuy nhiên ông lại coi nhẹ chuyện công danh lợi lộc, chỉ có nguyện vọng muốn làm một thầy thuốc bình thường trong dân gian. Dùng y thuật của mình để giúp bệnh nhân thoát khỏi những đau khổ của bệnh tật nên được bách tính vô cùng kính trọng yêu mến.

Ông là người đầu tiên sáng tạo ra phương pháp gây mê toàn thân (bằng một hỗn hợp rượu và thảo dược được gọi là Ma phí tán (麻沸散) trong thực hiên thủ thuật ngoại khoa được người đời sau tôn xưng là “Ông tổ ngành ngoại khoa“. Hoa Đà không những là người tinh thông phương thuốc mà còn là người có trình độ châm cứu cao siêu làm mọi người vô cùng bội phục. Mỗi lần ông sử dụng thuật cứu chỉ cần dùng 7 – 8 mồi ngải đắp vào một hai huyệt vị là bệnh tình khỏi hẳn. Khi ông sử dụng thuật châm để trị liệu cũng chỉ cần dùng kim thuộc châm vào một hai huyệt vị và hỏi bệnh nhân cảm thấy kim thuộc châm vào đâu. Khi người bệnh cảm thấy kim thuộc quả nhiên châm vào đúng huyệt vị như ông nói, ông liền rút kim ra và bệnh tình của bệnh nhân cũng từ từ lập tức khỏi.

Tào Tháo đa nghi mà hại chết Hoa Đà – Ảnh minh họa

Tương truyền khi đó Tào Tháo bị đau đầu đã nhiều năm mỗi lần bệnh phát tác vô cùng đau đớn khó chịu. Ông đã mời rất nhiều danh y tới trị liệu nhưng đều không có tác dụng. Nghe nói Hoa Đà y thuật cao minh nên Tào Tháo mời ông tới trị bệnh cho mình. Hoa Đà chỉ cần dùng thuật châm cứu châm cho ông một vài mũi kim thì bệnh tình đỡ đi nhiều. Sợ bệnh tình của mình sẽ lại tái phát Tào Tháo uy hiếp ép Hoa Đà lưu lại Hứa Xương làm đại phu riêng. Với bản tính thanh cao, không màng công danh lợi lộc Hoa Đà không muốn bản thân giống như tôi tớ nô bộc của người khác nên mặc dù được Tào Tháo nhiều lần mời tới phủ chữa bệnh ông đều mượn cớ từ chối. Thấy vậy Tào Tháo nổi trận lôi đình bắt Hoa Đà tới Hứa Xương trị bệnh. Sau khi thăm khám và chẩn đoán ông nói: “Bệnh của thừa tướng đã vô cùng nghiêm trọng, dùng châm cứu sẽ không có hiệu quả nữa. Tôi muốn cho ngài dùng Ma Phí Tán, sau đó phẫu thuật mổ não của ngài để lấy khối u như vậy mới có thể loại bỏ tận gốc bệnh tình.”

Tào Tháo vừa nghe thấy vậy thì đột nhiên giận dữ cho rằng Hoa Đà muốn mưu hại mình liền hạ lệnh nhốt vị danh y nổi tiếng với những cống hiến kiệt xuất này vào ngục và bị cai ngục tra tấn chết trong nhà ngục. Qủa nhiên sau này Tào Tháo bị đau đầu và qua đời cũng chính bởi căn bệnh này.

2. Bàn tay thần kỳ “cải tử hoàn sinh” của Biển Thước

Biển Thước tên thật là Tần Việt Nhân lại có thuyết tên Tần Hoãn hiệu Lô Y là một thầy thuốc trứ danh thời Chiến Quốc và được xem là một trong những danh y đầu tiên được ghi chép sớm nhất trong các thư tịch của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền ông chính là người khai sinh ra phương pháp bắt mạch, là người đặt tiền đề quan trọng cho Đông y.

Biển thước là người khai sinh ra bắt mạch, đặt tiền đề quan trọng cho Đông y.

Với y thuật tinh thâm ông được mệnh danh là “Sư tổ của ngành y học“. Ông không những giỏi về bắt mạch và vọng chẩn mà còn có y thuật cao thâm rất giỏi trong việc sử dụng các phương pháp trị bệnh như châm cứu, án ma, kim đá, thủ thuật và thang thuốc…

Có một lần ông cùng đệ tử của mình là Tử Dương, Tử Báo… đi tới nước Quắc, nghe nói thái tử nước Quắc bị bệnh qua đời đột ngột, ông cảm thấy đáng ngờ, bèn xin được vào xem. Quan sát một hồi, thấy cánh mũi người chết còn động đậy, hai chân còn ấm, Biển Thước chẩn đoán kỹ rồi kết luận: “Thế tử mắc chứng “thi quyết” (chết giả), có thể cứu sống được”.

Tiếp đó Biển Thước sai đệ tử Tử Dương đi mài kim đá và châm một kim vào huyệt Bách Hội chỗ lõm xuống giữa đỉnh đầu. Một lát sau quả nhiên thái tử dần dần tỉnh lại. Tiếp đó ông sai đệ tử Tử Báo dùng thuốc đắp ở hai bên sườn của thái tử để trị liệu và không lâu sau thái tử có thể ngồi dậy. Sau ba ngày uống thuốc thái tử đã có thể hoàn toàn hồi phục và cũng từ đó thiên hạ đều biết tới thuật “Cải tử hoàn sinh” nổi tiếng của ông.

3. Địch Nhân Kiệt cứu người khi nguy hiểm

Địch Nhân Kiệt (630 – 15/8/700), tự Hoài Anh, còn gọi là Lương Văn Huệ công, là một quan lại của nhà Đường cũng như của triều đại Võ Chu do Võ Tắc Thiên lập ra. Ông từng giữ chức tể tướng thời kỳ Võ Tắc Thiên trị vì. Ông là người làm quan có tiếng là liêm minh, và cũng rất tinh thông về y học nhất là thuật châm cứu. Tuy nhiên điều này lại không được ghi chép lưu lại nhiều trong lịch sử đời Đường, có thể bởi tên tuổi của ông nổi tiếng trong lĩnh vực chính trị hơn là về y thuật.

Châm cứu có hiệu quả nhiều ít hoàn toàn phụ thuộc vào sự thâm hậu của danh y (Ảnh minh họa)lực”

 Trong “Tập Dị Ký” của Tiết Dụng Nhược đời nhà Đường và “Ngọc Chi đường đàm hội” của Từ Ưng Thu đời Nhà Minh đều có ghi chép câu chuyện như sau: Vào năm Hiển Khánh (CN 656 – 661) đời Đường khi Địch Nhân Kiệt vào kinh thành dự thi có đi qua Hoa Châu (nay là huyện Hoa tỉnh Thiểm Tây) thì thấy bên đường có một nhóm người nhốn nháo đang vây kín. Địch Nhân Kiệt dắt ngựa đi qua thấy có một cái biển lớn treo ở cái cây bên đường trên đó có viết: “Có thể chữa bệnh cho con trai tôi xin được báo đáp nghìn thất lụa” . Tiến lại gần và xem kỹ ông thấy có một cậu bé chừng mười bốn mười lăm tuổi đang nằm ở đó. Trên chóp mũi có một cục u to như nắm tay một đầu dính liền với mũi còn phần dưới dài nhỏ như chiếc đũa, khi chạm vào vô cùng đau nhức khó chịu. Hai con mắt cũng lờ đờ mệt mỏi vì ảnh hưởng của khối u, con ngươi trắng dã. Đau khổ tới mức vô cùng và có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng.

Địch Nhân Kiệt vô cùng thương cảm đứng ngẩn hồi lâu rồi tiến tới phía trước mà nói: “Bệnh này tôi có thể trị được“. Cha mẹ cậu bé nghe thấy vậy vui mừng khôn kể liên tục dập đầu và sai người hầu mang tới nghìn thất lụa. Địch Nhân Kiệt gọi người nhà đỡ cậu bé dậy, dùng kim châm vào phía sau đầu khoảng một tấc và hỏi cậu bé: “Con có cảm giác gì ở chỗ khối u không?” cậu bé gật gật đầu. Địch Nhân Kiệt lập tức rút kim châm ra và chỉ trong phút chốc khối u trên chóp mũi cậu bé đột nhiên rụng xuống và hai mắt hồi phục lại như bình thường, mọi đau đớn trên toàn thân biến mất. Bách tính xung quanh vô cùng kinh ngạc và trầm trồ thán phục y thuật tài tình của ông. Cha mẹ cậu bé cảm động rơi lệ dâng nghìn thất lụa để cảm tạ.

Địch Nhân Kiệt nói: “Tôi vì tội nghiệp câụ bé đang trong cơn bệnh tật nguy kịch mà ra tay. Chỉ là muốn cứu giúp người khác lúc nguy nan và giúp bệnh nhân thoát khỏi đau đớn về bệnh tật chứ không phải dựa vào hành nghề để kiếm sống“, nói xong lập tức cáo biệt lên đường.

Theo Secretchina
Kiên Định