Ngủ dưới ánh trăng nghe có vẻ lãng mạn nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, con người thường ngủ ít hơn, không sâu giấc và mất nhiều thời gian hơn để chìm vào giấc ngủ, càng thể hiện rõ hơn khi trăng tròn đầy.

VnExpress đăng tải, một nghiên cứu từ trường Đại học Basel ở Thụy Sĩ công bố trên tạp chí Current Biology, phát hiện ra mọi người khó ngủ hơn vào thời gian trăng tròn. Con người ngủ ít hơn bình thường khoảng 20 phút, giấc ngủ sâu giảm 30%. Thời gian này, con người cũng giảm melatonin, một hormone điều hòa giấc ngủ.

“Chu kỳ trăng dường như ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người, ngay cả khi người ta không nhìn thấy mặt trăng và không ý thức được mặt trăng ở giai đoạn thực tế”, nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Christian Cajochen nói.

Trong một nghiên cứu khác được tiến hành bởi một nhóm các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu Eastern Ontario, 5812 đứa trẻ từ tổng cộng 5 châu lục đã được quan sát để xem liệu có bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen ngủ hay trong sinh hoạt hằng ngày do ảnh hưởng của trăng tròn hay không. Kết quả cho thấy chỉ có 1% số người ghi nhận trạng thái ngủ khác biệt trong đêm trăng tròn.

Trăng tròn có thể gây mất ngủ (ảnh: Telegrafi).

Hiểm họa ẩn sâu của trăng rằm

Trăng rằm không chỉ là thủ phạm gây ra những tai họa tức thời cho con người mà nó còn gieo mầm hiểm họa sâu xa ẩn khuất không dễ gì thấy được.

Rõ nhất và cũng khốc liệt nhất là những trận động đất. Hầu hết các trận động đất lớn xảy ra trong suốt thập niên qua (1993-2003) xảy ra vào đêm của những ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày 15), hoặc dao động xung quanh các ngày đó.

Trăng rằm cũng ảnh hưởng khá toàn diện đến thể chất và tâm hồn của con người. Từ hơn 6.000 năm về trước, con người đã biết đến những tác động tiêu cực của ánh trăng lên sự sống, gây ra những biến đổi rõ rệt về tâm sinh lý, đặc biệt là đối với phụ nữ thuộc bản thể âm.

“Dưới ánh trăng rằm, phụ nữ dễ bị mê muội” – đó là lời cảnh báo được các nhà thông thái thời xưa ghi lại trong một ngôi đền cổ ở Ai Cập. Còn trên một chiếc bình cổ được tìm thấy tại Hy Lạp có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên đã mô tả: Tất cả các đồ vật đều ngả theo ánh trăng.

Động đất cũng liên quan đến những ngày trăng rằm, mặc dù bằng chứng vẫn còn hạn chế (ảnh: Sức Khỏe Đời Sống).

Mặt trăng và sức khỏe của con người

Theo PLO, lực hấp dẫn của mặt trăng có thể không chỉ tác động lên thủy triều mà có thể cả dung dịch trong cơ thể như máu, chất nhầy, hóa chất trong não…

Trong khoảng thời gian này các hoạt động trong tự nhiên tăng tốc mau lẹ, cho tới khi đạt cực hạn. Đó là lý do tại sao một số người trải nghiệm chứng rối loạn giấc ngủ và hiếu động thái quá. Trong thời gian này chúng ta cũng dễ trở nên cáu kỉnh và xuất hiện các cơn đau đầu.

Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy bệnh nhân nhập viện liên quan đến xuất huyết tiêu hóa tăng đáng kể vào thời kỳ trăng tròn. 

Nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất vào thời điểm này có thể là những người bệnh tâm thần, họ dễ kích động khi bị khiêu khích, thậm chí có thể trở nên liều lĩnh và nóng giận mất kiểm soát. Do đó trong rất nhiều ngôn ngữ, từ dùng để chỉ những người điên (ví như “lunatic” trong tiếng Anh, hay “lunático” trong tiếng Tây Ban Nha) đều bắt nguồn từ từ “Luna” – tức Mặt trăng.

Các nhà khoa học từ Đại học Yale (Mỹ) từng nghiên cứu hiện tượng này đã nhận thấy một chiều hướng gia tăng các vụ án, đặc biệt là các vụ bạo hành tình dục, trong đêm trăng tròn. Một số thống kê còn cho thấy những vụ tai nạn giao thông, đau tim, trộm cướp, sát nhân hoặc có ý đồ tự tử… gia tăng vào đêm trăng tròn.

Hiện tượng mộng du, động kinh, tâm thần cũng được xác nhận là có liên quan trực tiếp đến chu kỳ hoạt động của mặt trăng. Những ngày trăng tròn thường là thời điểm người mộng du hay hoạt động nhất, người bị động kinh hay lên cơn nhất. Và thực tế là nếu để ánh trăng chiếu vào gối, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải với những giấc ngủ bất an.

Tâm trạng thất thường, tâm lý không ổn định thì có thể ‘thủ phạm’ là ánh trăng (ảnh: Internet).

Trăng tròn có thể làm gia tăng tỷ lệ sinh

Theo tờ EHI, các nhà nghiên cứu cũng phân tích ảnh hưởng của lực hút mặt trăng lên tỷ lệ sinh ở Kyoto, Nhật Bản. Trong nghiên cứu, họ nhận thấy có nhiều ca sinh hơn khi Mặt Trăng xa Trái Đất nhất; khi đó lực hút của Mặt Trăng lên Trái Đất là yếu nhất.

Để kiểm chứng giả thuyết này, các nhà nghiên cứu đã xem xét 1007 ca sinh nở nối tiếp, không dùng biện pháp giục sinh (kích đẻ) trong giai đoạn từ tháng 1/1966 đến tháng 12/2000 tại thành phố Kyoto, Nhật Bản. Họ nhận thấy có ít ca sinh đẻ hơn khi Mặt Trăng gần Trái Đất nhất; lúc đó lực hút của Mặt Trăng lên Trái Đất là mạnh nhất.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận “có sự gia tăng đáng kể số ca sinh đẻ, khi lực hút của Mặt Trăng lên Trái Đất nhỏ hơn 31,5 N”. Kết quả nghiên cứu này cho thấy lực hút của Mặt Trăng có ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh đẻ”.

Dựa vào điều này, bệnh viện có thể phân công đội ngũ sản khoa, hộ sinh túc trực trong bệnh viện nhiều hơn khi gần đến thời điểm trăng tròn.