Dưới đây là 13 loại hoa đẹp nhưng không nên mang về hoặc nếu có bày biện trong nhà ngày Tết thì cần thận trọng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Hoa loa kèn

Hoa loa kèn mọc nhiều ở khu vực Đà Lạt, có tên khoa học là Angel’s trumpet là loại hoa độc. Chất độc chiết xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Thành phần gây tác động bao gồm atropine, hyoscyamine và scopolamine gây nên triệu chứng mê sảng, điên loạn.

Khi đi du lịch, bạn nên tránh để nhựa cây dính vào vết thương hở hoặc tiếp xúc qua đồ ăn hay thức uống. Không nên cho trẻ nhỏ đi cùng cầm hoa loa kèn chơi bởi trẻ nhỏ có thể đưa nó lên miệng.

(Ảnh minh hoạ: Sức khoẻ Đời sống).

Hoa tú cầu

Hoa tú cầu là loại hoa được trồng làm cảnh khá phổ biến. Hoa và lá tú cầu chứa độc chất cyanogenic glycoside. Ở nước ta có nhiều trên Đà Lạt. Cây thân thảo bụi, sống lâu năm, lá mọc đối theo từng đốt trên thân, lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, thân lá nhẵn, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Cây cho hoa vào mùa xuân hè.

Tuy nhiên, nếu ăn phải chất độc sẽ khiến bạn đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, sau đó, bạn sẽ toát mồ hôi, ngứa da và rơi vào trạng thái hôn mê. Khách đi du lịch vô tình ăn phải loài hoa này cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

(Ảnh minh hoạ: An ninh thủ đô).

Hoa thiên điểu

Thiên điểu có cấu tạo rất độc đáo, gồm ba lá dài màu cam rực rỡ và ba cánh hoa màu lam ánh tím, bao phía dưới là tràng hoa màu lam sẫm. Do đó, nó là loại hoa kiểng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, loài hoa được mệnh danh “chim thiên đường” này lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa. Chất độc khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho bệnh nhân.

Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn. Vì vậy, khi chụp ảnh kỷ niệm với loài hoa này không nên đứng lại quá lâu và cũng không nên ngắt hoa để ngửi bởi có thể gây ra triệu chứng khó chịu.

(Ảnh minh hoạ: Sức khoẻ Đời sống).

Hoa đỗ quyên

Lá và mật hoa của hoa Đỗ quyên có độc. Độc tố trong cánh hoa đỗ quyên gồm andromedotoxin và arbutin glucoside. Loại hoa này được cảnh báo nguy hiểm vì tất cả các bộ phận của nó đều chứa chất độc. Do đó, không nên tiếp xúc với hoa.

Triệu chứng đầu tiên khi bị ngộ độc hoa đỗ quyên là buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chảy nước dãi, ói mửa. Ngoài ra, người bị ngộ độc hoa còn có thể bị mất cân bằng, xây xẩm do chóng mặt. 100 – 225 gram lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg. Nếu nuốt phải, miệng sẽ bị bỏng rát, sùi bọt mép, nôn, tiêu chảy và ngứa râm ran trên da. Sau đó bạn có thể đau đầu, mỏi cơ và giảm thị lực. Tệ hơn nữa là rối loạn nhịp tim, hôn mê và co giật.

(Ảnh minh hoạ: Khám Phá).

Hoa lan chuông

Hoa lan chuông hay còn gọi là hoa linh lan, là loài hoa có hình chuông, màu trắng (ít khi hồng), có mùi thơm ngọt. Đây là một loại cây cảnh trồng phổ biến trong vườn. Tuy nhiên, loài hoa này thực chất chứa độc tố trên toàn bộ thân cây.

Theo các chuyên gia, nuốt phải một ít hoa này có thể sẽ thấy buồn nôn, đau miệng, đau bụng, tiêu chảy và co giật, nhịp tim có thể bị chậm lại hoặc rối loạn. Trong trường hợp đó cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để rửa ruột hoặc uống than hoạt tính để giải độc. Trường hợp nặng, cần dùng thuốc để điều hòa nhịp tim.

(Ảnh minh hoạ: An ninh thủ đô).

Hoa tử đằng

Đây là một loài hoa đẹp thuộc họ đậu, có dây leo. Hoa tử đằng được nhiều người thích vì vừa đẹp vừa có mùi thơm, tuy nhiên hạt của loại hoa này có độc. Nếu vô tình ăn phải sẽ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Hoa thủy tiên

Trong năm mới, nhiều gia đình trang trí hoa thủy tiên trong nhà để mong muốn sự tốt lành, may mắn cho gia đình. Tuy nhiên, nếu vô tình ăn phải nó có thể nguy hiểm cho tính mạng, triệu chứng ban đầu là buồn nôn, tiêu chảy, co giật, rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, bà bầu ngửi nhiều hoa thủy tiên cũng sẽ gây tiêu chảy, ảnh hưởng cho sức khỏe.

(Ảnh minh hoạ: VnExpress)

Vạn niên thanh

Vạn niên thanh được rất nhiều gia đình yêu thích, đặt trong nhà để làm cảnh xong tờ Goodhousekeeping cảnh báo, vạn niên thanh nguy hiểm nếu để trẻ nhỏ và thú cưng ăn phải, có thể dẫn tới bỏng rát niêm mạc, gây dị ứng da, bỏng và khó thở.

Ảnh minh hoạ: Dân trí).

Hoa tulip

Tuy hoa tuy-lip rất đẹp nhưng củ cây của hoa tuy-lip có chất tulipene. Khi ăn phải chất độc này sẽ gây chóng mặt, buồn nôn. Tulip được trồng rất nhiều ở Đà Lạt và những nơi có khí hậu lạnh tại Việt Nam. Đây cũng là một loài hoa mang độc tính cao nên cần đề phòng nếu cho trẻ nhỏ cầm hoặc chơi với loài hoa này, nhất là củ của cây hoa tulip.

Nếu có người bị dính phải chất độc của cây, cần gọi cho cơ sở y tế gần đó nhất để xử lý và nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến nơi được chữa trị.

(Ảnh minh hoạ: An ninh thủ đô).

Cây bồng bồng

Đây là một loài thực vật có hoa to, đẹp, mặc dù có độc tính cao nhưng đây cũng là cây thuốc với nồng độ kiểm soát chặt chẽ, thường dùng chữa kiết lỵ. Chúng có thể đắp trị viêm khớp, đắp lên các ghẻ mụn, các vết loét, lậu, giang mai, trộn với mật ong dùng để đắp lên các mụn loét trong miệng, tẩm vào bông vo viên nhét vào lỗ răng đau sẽ làm ngưng đau nhức. Tuy nhiên, nhựa mủ của loài này dùng với liều thấp làm thuốc gây nôn, liều cao sẽ gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nếu liều cao có thể gây ra các triệu chứng gây sốt, nổi ban khắp người và sức yếu sẽ gây ép tím, ngủ lịm, khó thở…

Loài cây này tuy độc tính không cao nhưng du khách sẽ được khuyến cáo khi muốn tiếp xúc với nó. Cách tốt nhất là không nên bẻ, ngắt cây này để tránh tiếp xúc với chất nhựa có trong cây.

(Ảnh: Kiến thức).

Hoa hồng môn

Cây hồng môn được trồng ở nhiều nơi trên Thế giới và sử dụng khá phổ biến trong trí nhà cửa. Tuy nhiên, hồng môn lại là loài thực vật toàn thân cây có độc, chúng chứa saponin và các tinh thể oxalat canxi có thể xâm nhập vào các lớp màng niêm mạc tiêu hóa gây ra cảm giác đau rát.

Các chất độc trong cây gây độc với tất cả các loài động vật có vú, nhai miếng lá có thể gây sưng ở miệng và kích ứng ở cổ họng. Lá hoặc bộ phận khác của cây đem sát vào da người gây phát ban và rộp mụn nước.

(Ảnh minh hoạ: Khám Phá).

Hoa trúc đào

Đây là loại cây có hoa rất đẹp nên được trồng khá nhiều để làm cảnh. Nhưng hoa trúc đào có độc tố mạnh và chất này có ở mọi thành phần của cây, có thể gây hại mắt khi bị tác động hoặc tử vong nếu tiếp xúc trực tiếp. Vì trúc đào còn chứa những hợp chất nguy hiểm như strychnin nên chỉ cần nhai một lá trúc đào cũng đủ gây nguy hiểm cho trẻ em và nhai 10-20 lá là gây nguy hiểm cho người lớn.

Các triệu chứng ngộ độc khi ăn phải trúc đào thường là buồn nôn, nôn, tiêu chảy có thể ra máu, đau bụng, loạn nhịp tim, trụy tim, tụt huyết áp, lạnh người do tuần hoàn máu không ổn định. Từ đó dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh trung ương, thiếu oxy lên não, hôn mê và dẫn đến tử vong. Nhựa trúc đào gây rát da, rát mắt, viêm da.

(Ảnh minh hoạ: Khám Phá).

Hoa cúc

Hoa cúc là loài hoa quen thuộc với nhiều người dân trên thế giới, cũng là loài hoa phổ biến trong văn hóa người Việt. Ngày nay, loài hoa này được lai tạo nên có rất nhiều màu sắc, kiểu dáng. Cúc vàng đại đóa ngoài màu vàng rực rỡ còn có các màu trắng, tím, hồng… Đặc biệt, nhóm cúc chi (có nhiều cành nhỏ hoặc cúc chùm) được mọi người yêu thích bởi sự mềm mại và màu sắc rất phong phú.

Trong phong thủy, hoa cúc có ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ, trợ giúp ổn định khí trường từ trường và tăng thêm phần phúc thọ trong gia đình. Tuy nhiên, dính nhựa loài cây này khiến bạn bị ngứa ngáy và dị ứng.

(Ảnh minh hoạ: VnExpress).

Video xem thêm: Phụ nữ à, nếu có thể là hoa, xin hãy là ‘Hoa Mộc Lan’

videoinfo__video3.dkn.tv||0c6cc80eb__

Từ Khóa: