Đừng thờ ơ với nhiều dấu hiệu nhỏ trên cơ thể, có thể đấy là báo hiệu phát bệnh nặng trong tương lai.

Có những biểu hiện rất bình thường trên cơ thể khiến bạn không quan tâm nhưng lại là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh, hoặc sức khoẻ đang có vấn đề báo động. Nếu cơ thể bạn có những biểu hiện dưới đây, bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ hoặc tìm cách ngăn chặn bệnh nhé!

Xuất hiện nhiều nốt tàn nhang trên da

Theo Phunutoday, những khối u hắc tố ở giai đoạn đầu có thể biểu hiện như một nốt tàn nhang mới. Hãy chú ý nếu thấy những nốt tàn nhang này phát triển nhiều trên da thì đó còn có thể là biểu hiện của bệnh ung thư da ác tính.

Ngoài ra, khi thấy xuất hiện cả những nốt ruồi lạ với hình dáng, kích thước khác thường trên da, bạn cũng cần chủ động tới gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra ngay.

Ngứa da dữ dội

Thủ phạm gây ngứa da dữ dội có thể là do bạn bị dị ứng, mắc bệnh bạch cầu, hoặc gặp vấn đề ở vùng gan, thận. Tình trạng ngứa ngáy nếu khiến bạn khó chịu suốt cả ngày và không thể ngủ sâu giấc được thì nên chủ động tới gặp bác sĩ ngay.

Nếu kèm theo dấu hiệu đổ mồ hôi vào ban đêm, sốt cao, giảm cân đột ngột thì nó đang ngầm cảnh báo với bạn rằng, bạn đang có nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Mệt mỏi và suy nhược

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…

(Ảnh minh hoạ: Tiền Phong).

Giảm cân bất thường

Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Chân tay lạnh thường xuyên

Báo Tiền Phong thông tin, nếu bạn thường xuyên bị lạnh ở bàn chân thì nên đi khám để xác định nguyên nhân, bởi vì có rất nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khiến bộ phận này bị lạnh, như: tuyến giáp hoạt động kém, bệnh tiểu đường hoặc thiếu máu làm máu lưu thông kém…

Chân sưng

Sưng ở chân và vùng chân dưới của bạn có thể thường xuyên xuất hiện nếu bạn phải đứng trong thời gian dài nên khiến nhiều người khá chủ quan với triệu chứng này. Tuy nhiên, sưng chân cũng là một triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh nguy hiểm khác trong cơ thể như bệnh tim, các vấn đề về tĩnh mạch, hệ thống bạch huyết, gan…

(Ảnh minh hoạ: Tiền Phong).

Vết thương lâu lành

Những vết lở loét ở chân chính là dấu hiệu cảnh báo trước của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân xuất hiện những vết loét là do lượng đường ở trong máu tăng cao, khiến cho dây thần kinh bị tổn thương, các tuyến mồ hôi và chức năng làm lành vết thương bị suy giảm, nghiêm trọng hơn có thể gây ra những bệnh truyền nhiễm và cắt bỏ đi một phần của bộ phận trên cơ thể.

Chuột rút liên tục

Chuột rút do cơ thể mất nước hoặc không đủ các khoáng chất như kali, magie, canxi trong khẩu phần ăn. Tình trạng này có thể điều trị dễ dàng bằng cách bổ sung khoáng chất hay thay đổi chế độ ăn. Tuy nhiên sau điều trị, chân vẫn bị chuột rút thì có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh.

Gót chân đau nhức

Gót chân bị đau nhức có thể là dấu hiệu trước của bệnh viêm cân gan chân. Khi bước xuống giường, từ trên ghế đứng dậy hoặc là khi đi bộ, các gót chân xuất hiện nhiều triệu chứng đau nhức.

Xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân

Theo VOV, nếu các đốm thâm tím hoặc xanh xuất hiện ngẫu nhiên mà không có bất kỳ nguyên nhân do va đập nào và lưu lại trong một thời gian dài trên da, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh gan, viêm mạch máu, rối loạn mạch máu…

(Ảnh minh hoạ: An Ninh Thủ Đô).

Tuy nhiên, thiếu vitamin C cũng có thể gây ra vết bầm tím nặng hoặc do số lượng tế bào máu thấp hoặc bất thường. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải những dấu hiệu của bệnh bạch cầu.

Nổi mẩn đỏ ở chân

Nếu chân bạn nổi những đốm màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc tím và có thể đi kèm với một số phản ứng như ngứa, dát trong thời gian dài, thì đây cũng có thể là đấu hiệu cảnh báo bệnh viêm mạch máu, và một số bệnh tự miễn dịch như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp.

Những cục u gây đau đớn ở ngón tay và ngón chân

Các khối u gây đau có thể phát triển đột ngột và kéo dài hoặc một vài giờ đến vài ngày. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự nhiễm trùng tim do vi khuẩn.

Xuất hiện tĩnh mạch nổi lên như mạng nhện ở chân

Tĩnh mạch mạng nhện có thể xuất hiện trong thai kỳ hoặc do béo phì và không tập thể dục đủ. Thông thường đây có thể là một triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch và đôi khi bạn có thể cảm thấy có cảm giác đau ở khu vực này.

(Ảnh minh hoạ: VOV).

Khô mắt

An Ninh Thủ Đô cho biết, tình trạng mắt bị khô có thể do bạn nhìn quá lâu vào màn hình vi tính, ngồi lâu trong môi trường lạnh, khô hoặc có gió mạnh. Theo các chuyên gia, khi mắt bị khô, việc đầu tiên bạn cần làm là nhỏ vài giọt nước mắt nhân tạo để giữ ẩm mắt.

Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng mắt vẫn không được cải thiện, bạn cần đến các bệnh viện chuyên khoa mắt để kiểm tra nguyên nhân và điều trị.

Đổ mồ hôi đêm

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng này thường được gây ra bởi sự thay đổi bất thường mức hormone trong cơ thể, làm thay đổi thân nhiệt, rối loạn chức năng tuyến giáp, hoặc do tác dụng phụ của vài loại thuốc như thuốc chống phiền muộn.

Để ngăn ngừa triệu chứng này, bạn nên giảm nhiệt độ trong phòng hoặc không mặc loại quần áo chống thấm mồ hôi vào ban đêm. Nếu tình trạng trên vẫn không được cải thiện, bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra mức hormone trong cơ thể để có hướng điều trị.

Móng tay giòn

Nếu như móng tay của bạn có thời điểm đột nhiên trở nên dễ gãy và giòn thì bạn hãy cảnh giác.

Nếu như bạn không để móng tiếp xúc quá nhiều với các chất tẩy rửa hoặc sơn móng tay mà đột nhiên móng ở tình trạng giòn, dễ gãy thì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh nấm móng, địa y Planus, bệnh vảy nến hay vấn đề về tuyến giáp. Nghiêm trọng hơn, móng tay giòn là dấu hiệu của bệnh viêm khớp phản ứng.

(Ảnh minh hoạ: An Ninh Thủ Đô).

Rụng quá nhiều tóc

Mọi người đều bị rụng tóc khi tắm gội hay chải đầu, tạo kiểu. Tính trung bình, mỗi người mất 50-100 sợi tóc một ngày và sợi tóc cũ lại được thay thế bằng những sợi tóc mới. Nhưng khi rụng tóc quá nhiều, nó có thể là một dấu hiệu ám ảnh cho cả nam và nữ giới.

Tóc rụng nhiều có thể là do nồng độ sắt thấp. Ngoài ra, hội chứng buồng trứng đa năng, rối loạn tự miễn,… cũng có thể ảnh hưởng đến tóc. Khi gặp tình trạng trên, bạn nên đi khám chuyên khoa để có những chẩn đoán kịp thời.

Mồ hôi tay nhiều

Theo Daily Mail, trung bình, mỗi người tiết ra khoảng 1 lít mồ hôi một ngày. Nhưng ở người mắc chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis), con số này có thể nhiều gấp 10 lần, tập trung chủ yếu tại các vùng cơ thể như: nách, lòng bàn tay, bàn chân.

(Ảnh minh hoạ: An Ninh Thủ Đô).

Nguyên nhân của chứng tăng tiết mồ hôi có thể là do rối loạn hệ thần kinh thực vật hoặc sử dụng thuốc không đúng khiến hormone rối loạn.

Video xem thêm: Thanh niên 23 tuổi mắc bệnh Gút khiến bàn tay bị biến dạng, vì thói quen chỉ ăn thịt và uống nước ngọt!

videoinfo__video3.dkn.tv||c225fbf5e__