Đa phần mọi người đều có niềm tin rằng sức khỏe có vấn đề thì đến bệnh viện để chữa, mà ít ngờ rằng đây lại chính là môi trường lý tưởng cho cho truyền nhiễm, lây thêm bệnh. Điều này gây nên bởi tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

Nhiễm khuẩn bệnh viện càng ngày càng là vấn đề nổi cộm, chi phí hàng tỷ đô la mỗi năm mà vẫn không giải quyết triệt để. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra do hậu quả của nằm viện, nghĩa là: Bệnh nhân không có tình trạng ủ bệnh lúc nhập viện và tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra tối thiểu 48 giờ sau nhập viện.

Một vài số liệu

Ảnh minh hoạ

1. Tại bệnh viện Hà Giang từ tháng 3 đến tháng 4/2013, có 92 bệnh nhân mổ nội soi, sau khi ra viện vết mổ bình thường. 20 ngày sau các ca bệnh xuất hiện nhiễm khuẩn vết mổ, cùng một triệu chứng: 1-2 khối sưng gần sẹo mổ hoặc cách vài cm, hơi đau, sau đó xuất hiện ít dịch.

2. Ngày 27/11/2017 tại BV Sản Nhi Bắc Ninh, 4 trẻ sơ sinh tử vong cùng một lúc do sốc nhiễm khuẩn, 11 em bé đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh ngay chiều và tối 20/11 cũng đã được chuyển gấp lên Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để cấp cứu. Trong số này, có đến 7 bé được bác sĩ xác định bị nhiễm trùng, theo dõi nhiễm trùng huyết, đều phải nằm cách ly trong điều kiện vô trùng.

Tính từ giữa những năm đầu thế kỷ 19, tình hình NKBV là một thách thức đối với nền y học. Trong suốt thời gian dài, bệnh viện được coi là nơi đề chữa bệnh nhưng cũng được coi là nơi để “mắc bệnh”. Cho đến hiện nay người ta cũng đã tìm ra được nguyên nhân gây ra NKBV nhưng cách giải quyết dường như vẫn chỉ là thành công ở một phương diện nào đó.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa kỳ, ước tính hằng năm trên thế giới trung bình có 2 triệu người NKBV, trong đó có hơn 90.000 ca tử vong. Điều này đã làm cho ngân sách chi cho dịch vụ chăm sóc y tế tăng thêm từ 4,5 – 5,7 tỷ đô mỗi năm và thời gian nằm viện tăng trung bình từ 4-7 ngày.

Bàn tay là một trong những nguyên nhân

Vi khuẩn nuôi cấy từ bàn tay người. (Ảnh: mulpix.com)

Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa, bàn tay là nơi gây ra tới 80% các căn bệnh thường gặp. Với đặc thù của bệnh viện là nơi hội tụ của vi khuẩn thì đôi tay lại càng “phát huy tác dụng”. Đôi tay được nói đây bao gồm đôi tay của các nhân viên y tế và cả người nhà chăm sóc bệnh nhân.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có hơn 100 triệu bàn tay nhân viên chạm vào bệnh nhân mỗi ngày và có hơn 1,4 triệu người nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế. Các thăm dò ở nhiều quốc gia cho thấy 5-10% các bệnh nhân bị một nhiễm khuẩn nào đó trong khi họ ở trong bệnh viện. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra năm 2005 tại 19 bệnh viện khu vực phía Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 5,7%.

TÌnh trạng nhiễm khuẩn bệnh viện rất nhiều nguyên nhân là do bàn tay nhân viên y tế.

Nhân viên y tế là những người trực tiếp tiến hành thăm khám hay tiến hành các thủ thuật với bệnh nhân. Với đặc thù môi trường bệnh viện là nơi “quy tụ” thì việc nhân viên y tế tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân và mầm bệnh. Các mầm bệnh này có thể tồn tại trên các thiết bị, bàn tay, quần áo, thậm chí các dụng cụ tiến hành thủ thuật… như thế đây chính là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới việc lây lan từ người bệnh này sang người bệnh khác.

Đối với người thân chăm sóc bệnh nhân, yếu tố cơ hội này giảm đi đáng kể vì họ gần như chủ yếu tiếp xúc với người bệnh mà không có nguồn lây nhiễm từ những bệnh nhân khác. Tuy nhiên họ cũng tồn tại những vấn đề nguồn tiếp xúc ở bên ngoài bệnh viện.

Để hạn chế tối đa mức lây nhiễm qua con đường bàn tay, nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc rửa tay trước và sau khi khám bệnh. 

Tuy nhiên với môi trường làm việc căng thẳng khắc nghiệt do số bệnh nhân quá tải thì tuân thủ các nguyên tắc rửa tay là điều rất khó.

Thời điểm rửa tay

Ảnh: KPCC

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, người nhà và cả nhân viên y tế bắt buộc tuân thủ 5 thời điểm rửa tay tường suy để hạn chế lây nhiễm:

  • Trước và sau mọi tiếp xúc trực tiếp với mỗi người bệnh
  • Trước và sau khi thực hiện mỗi thủ thuật xâm lấn
  • Trước khi vào và ra khỏi buồng bệnh
  • Trước khi đi găng và sau khi tháo găng
  • Ngay sau mỗi khi tiếp xúc với dịch cơ thể
  • Sau tiếp xúc với bề mặt đồ dùng, vật dụng trong buồng bệnh

Minh Nguyên t/h