`Nghẹt mũi có thể là dấu hiệu biểu hiện của bệnh cảm cúm do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Ban đầu là hơi thở đi qua mũi khó khăn, tiếp đó sẽ nghẹt mũi, rồi bạn sẽ bị hắt xì, nước mũi chảy, toàn thân sẽ cảm thấy không khỏe mạnh. Muốn mũi thông thì nên xử lý như thế nào?

Trong dân gian có nhiều cách chữa nghẹt mũi mà bạn có thể tham khảo.

Phương pháp ngâm chân

Ngâm chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ. Dùng nước ấm rót vào chậu, sau đó đưa chân từ từ vào ngâm, bạn sẽ có cảm giác sức nóng từ gan bàn chân lan tỏa lên lưng, rồi từ từ lan tỏa khắp toàn thân. Nếu như không đạt được như vậy, thì lại ngâm tiếp, mỗi ngày ngâm chân ít nhất 20 phút.

Sắc thuốc xông mũi

Lấy một ít hẹ cùng củ hành tây cắt nhỏ, sắc nước, đưa nước thuốc này lên mũi xông khí hoặc đem dấm chua đun lên và xông mũi, hiệu quả cũng rất tốt.

Dùng nước dịch trực tiếp

Đem hẹ giã nát lọc lấy nước, lấy bông y tế thấm nước rồi nhét vào mũi, hoặc lấy một tép tỏi gọt xung quanh, dùng gạc y tế quấn lại và nhét vào lỗ mũi, hiệu quả cũng như nhau.

Nằm nghiêng mát xa

Nếu bị nghẹt mũi bên trái thì nằm nghiêng về bên phải, và ngược lại, dùng hai ngón tay kẹp lại rồi vê theo sống mũi để thông khí khoảng 1 đến 2 phút, nghẹt mũi có thể thuyển giảm đáng kể.

Chườm nóng

Dùng khăn nóng xoa mũi, hoặc dùng máy sấy thổi khí nóng vào cả hai lỗ mũi làm thông huyệt Thái Dương, huyệt Phong Trì, huyệt Đại Chùy, có thể giải nghẹt mũi.

Đổi vị trí

Phương pháp này được áp dụng đối với em nhỏ, lúc bị nghẹt mũi, trẻ thường khóc quấy khó ngủ. Lúc này có thể bế vác em bé trên vai, bé sẽ rất nhanh chìm vào giấc ngủ. Bác sĩ cho biết, ăn kiêng, giữ ấm rất quan trọng đối với tai mũi họng. Ghi nhận bệnh viêm mũi họng cấp tính khởi phát từ triệu chứng sau khi mũi khô, rát, ngứa họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đờm, sốt và các triệu chứng cúm khác.

Ngoài ra, các bác sĩ khuyên nên chú ý chế độ dinh dưỡng và tăng cường luyện tập để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Tăng cường rèn luyện thể dục để nâng cao sức khỏe thể chất

Hệ miễn dịch của bản thân có chức năng phòng và trị bệnh tốt nhất, mọi người vẫn thường gọi nó là “Bác sĩ phòng bệnh của bản thân”. Tập luyện thường xuyên sẽ khiến cho cơ quan nội tiết trong cơ thể được tuần hoàn liên tục, giúp các cơ quan nội tạng duy trì hoạt động ở trạng thái tốt nhất, biểu hiện là lượng bạch cầu tăng nhiều dẫn đến tế bào hoạt tính sát thương tự nhiên được tăng cường làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoặc vi trùng lây bệnh, từ đó nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Chúng ta có thể lựa chọn một trong các cách vận động nhẹ nhàng sau như: Đi bộ, đạp xe đạp, chạy bộ, khiêu vũ, tập dưỡng sinh Thái Cực Quyền, khí công… Còn hình thức vận động thái quá như chạy mar-ra-tông thì không chỉ không tăng cường được sức đề kháng cho cơ thể mà còn làm cho hệ miễn dịch trở nên yếu đi.

Chú ý ăn uống điều độ

Sức khỏe của hệ miễn dịch được quyết định nhiều bởi gen di truyền, nhưng để bảo trì hệ thống miễn dịch thì yếu tố dinh dưỡng là tối quan trọng. Một số dưỡng  chất trong đồ ăn có thể kích thích hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Ăn đúng tiêu chuẩn lượng protein, vitamin E, vitamin C, carotene, vitamin B, kẽm, selen, canxi, magiê… giúp tăng số lượng tế bào miễn dịch. Các chất này bị thiếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của hệ miễn dịch.

Nên ăn đúng giờ và sự kết hợp nhiều loại thực phẩm, giữa thịt trứng ca với các loại rau, củ, quả, hạt để cân bằng dinh dưỡng cần thiết. Ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch.

Đảm bảo có giấc ngủ ngon

Khi một người tiến vào trạng thái ngủ, tế bào bắt đầu sửa chữa các thương tổn, các vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bắt đầu  hoạt động. Nếu như có một giấc ngủ ngon, trong cơ thể có sinh ra lymphocyte tăng lên đáng kể.

Theo NTDTV
San San

Xem thêm: