Khi bị chảy máu cam, bạn cần sơ cứu đúng cách để tránh máu chảy nhiều hơn hoặc xuất hiện thêm các biến chứng khác.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị chảy máu cam

– Ngồi dậy hoặc đứng lên, không nằm xuống.

– Sử dụng khăn giấy hoặc khăn ẩm để ngăn chảy máu.

– Giữ đầu về phía trước, không ngửa đầu ra sau vì có thể khiến máu chảy xuống cổ họng.

– Bịt mũi và thở qua đường miệng, giữ trong 10 phút.

– Dùng đá chườm vào mũi và má. không ngoáy, chà xát hoặc xì mũi vì có thể khiến mũi chảy nhiều máu hơn.

Mẹo cầm máu cam an toàn, mọi người nên bỏ túi để bảo vệ sức khỏe
Mẹo cầm máu cam an toàn, mọi người nên bỏ túi để bảo vệ sức khỏe

Lưu ý sau khi bị chảy máu cam

– Không nhét gạc, bông gòn vào sâu trong mũi, tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc mũi.

– Không tự ý lấy dị vật ra khỏi mũi: Nếu bị chảy máu cam do nhét dị vật vào trong mũi thì nên đến trạm y tế gần nhất. Việc tự ý lấy dị vật ra ngoài có thể làm tình hình trở nên xấu hơn.

Mẹo cầm máu cam an toàn, mọi người nên bỏ túi để bảo vệ sức khỏe
Ảnh minh họa.

– Sau khi máu ngừng chảy, không bôi kem, vaselin hay dùng thuốc xịt: Vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc mà còn có thể làm niêm mạc mũi bị nhiễm trùng.

– Tránh khịt mũi trong vài giờ.

– Tuyệt đối không nuốt máu cam để tránh nuốt phải chất độc do máu phân hủy thành.

Khi chảy máu cam đi kèm những dấu hiệu dưới đây, cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị:

– Cảm thấy chóng mặt, yếu, hoặc uể oải.

– Mũi chảy máu nhanh hơn hoặc mất quá nhiều máu.

– Chảy máu cam khi vừa bắt đầu uống một loại thuốc mới.

– Có vết bầm tím bất thường trên cơ thể.

– Chảy máu trong thời gian dài sau khi bị thương.

– Chảy máu từ nơi này sang nơi khác, ví dụ ở lợi.

Để phòng tránh trường hợp bị chảy máu cam, nên vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, đặc biệt trẻ nhỏ.

Hạn chế tối đa việc va đập mạnh lên vùng mũi. Trong thời tiết nóng bức nên có các biện pháp bổ sung độ ẩm để không gây tổn thương đến niêm mạc mũi. Thường xuyên bổ sung vitamin C giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị chảy máu cam.

Lan Phương