Ung thư đại tràng nằm trong top 4 những bệnh ung thư gây tử vong cao trên thế giới chỉ sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 90%. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh căn bệnh này như thế nào?

Vị trí giải phẫu của đại tràng

Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là đoạn cuối cùng của ống tiêu hoá. Nó bắt đầu từ cuối ruột non và tận hết ở hậu môn, là một hình ống dài khoảng 1,2 m với nhiều chức năng quan trọng như tiếp tục tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng, tạo phân bằng cách hấp thu chất lỏng và chất điện giải, lưu trữ và kiểm soát bài tiết ra ngoài.

Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng đứng thứ 4 trong nhưng bệnh ung thư gây tử vong cao nhất thế giới. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Ung thư đại tràng có nghĩa là các tế bào bình thường sẽ biến đổi thành bất thường. Bệnh này giai đoạn đầu thường không biểu hiện triệu chứng nhiều, do đó người bệnh thường bỏ qua hoặc bị nhẫm lẫn sang bệnh khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ phát triển rất nhanh, từ đó gia tăng tỉ lệ tử vong ở người bệnh. 

10 tác nhân gây nên ung thư đại tràng

1. Polyp đại tràng

Nghiên cứu phát hiện ra rằng, có tới gần 95% trường hợp ung thư đại trực tràng là do polyp phát triển thành. Ban đầu niêm mạc đại tràng bình thường, xuất hiện polyp, hình thành khối u, khối u phát triển có thể kéo dài trong khoảng từ 5 – 10 năm có thể có nguy cơ mắc ung thư. Những nghiên cứu công bố cho thấy, những người cắt bỏ polyp sớm có tỉ lệ phòng ngừa mắc ung thư giảm được 4 lần so với những người không cắt.

2. Bệnh viêm loét đại trực tràng

Bị viêm loét đại trực tràng nhưng không chữa trị triệt để, chỉ chữa theo triệu chứng khiến các vết viêm loét ngày càng lan rộng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ung thư đại trực tràng.

3. Di truyền

Có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư đại – trực tràng, nhất là thân nhân có quan hệ huyết thống gần thì thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh tăng cao, nhất là khi ung thư xảy ra trước tuổi 60.

4. Khẩu phần ăn

Thức ăn chứa nhiều mỡ, nhất là mỡ động vật, thức ăn nhiều chất béo thức ăn có chứa hóa chất bảo quản, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật… làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại – trực tràng.

5. Thiếu vận động

Người ít vận động sẽ giảm nhu động ruột và máu hạn chế lưu thông đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, sẽ có nguy cơ gây nên bệnh tật và các bệnh ung thư.

6. Béo phì

Theo nhiều nghiên cứu những người béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại – trực tràng.

7. Hút thuốc lá

Thuốc là là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh ung thư cho người. (Ảnh: Pixabay)

Hầu như ai cũng biết hút thuốc lá dễ bị ung thư phổi. Một nghiên cứu cho thấy người hút thuốc lá chết vì ung thư đại – trực tràng nhiều hơn người không hút 30 – 40%.

8. Uống rượu bia

Uống rượu nhiều cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư đại – trực tràng.

9. Bệnh tiểu đường

Những bệnh nhân có bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

10. Tuổi

Những người tuổi trên 50 có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn, nhưng cũng không loại trừ giai đoạn tuổi trẻ hơn.

Triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng

1. Sút cân nhanh

Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, cân nặng cơ thể bị sụt giảm không rõ nguyên nhân. Tế bào ung thư thường đòi hỏi năng lượng nhiều hơn các tế bào bình thường, nó sẽ cạnh trạnh sử dụng chất dinh dưỡng với các tế bào bình thường của cơ thể. Khi các tế bào ung thư càng lớn mạnh thì trọng lượng càng giảm, bệnh nặng hơn thì cân nặng sẽ nhẹ hơn.

2. Chán ăn

Khối u đại tràng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bệnh nhân. Đa số cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, dẫn đến cơ thể không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng gây ra tình trạng gầy gò xanh xao.

3. Thay đổi số lần đại tiện

Đa số những người có vấn đề về đại tràng thường có số lần đi đại tiện tăng đáng kể.

4. Phân có máu

Phân có thể kèm theo máu đỏ tươi, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có. Phân có màu đen như nhựa đường cũng là dấu hiệu của việc chảy máu đường tiêu hoá. Nguyên nhân có thể là một điều gì đó ít nghiêm trọng hơn, như  viêm loét, thì đây cũng có thể là một trong những triệu chứng của ung thư đại tràng.

5. Phân mảnh dẹt

Chú ý khi đi vệ sinh không thấy máu nhưng khuôn phân liên tục có hình dạng dẹt mảnh trong khi trước đây nó tròn, điều đó có thể chỉ ra tình trạng hẹp trong lòng đại tràng. Tiêu chảy lâu ngày cũng có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng.

6. Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Bệnh ung thư đại trực tràng có biểu hiện một số vấn đề đường tiêu hóa như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng, đau râm ran có thể là rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nó cũng có thể báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày – ruột.

7. Mệt mỏi và suy nhược

Đây là triệu chứng phổ biến của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Bệnh nhân ung thư đại tràng thường bị mất máu qua phân từ đó bị thiếu máu gây ra tình trạng mệt mỏi. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng.

Phòng bệnh ung thư đại tràng như thế nào?

Nội soi là cách tốt nhất để tầm soát ung thư trực tràng. (Ảnh: homesecurity.press)

– Ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng có thể phòng tránh được nhờ thói quen ăn uống lành mạnh:

  • Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…) được xem là liên quan đến ung thư đại tràng. Ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ ung thư đại tràng cao gấp 3 lần.
  • Các đồ chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư.
  • Ăn nhiều thịt, mỡ, ít chất xơ dễ dẫn đến béo phì và nguy cơ cao bị ung thư đại tràng.
  • Thức ăn nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây… giúp làm giảm nguy cơ này. Bởi vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, tăng kết hợp với các yếu tố sinh ung thư và đẩy ra ngoài. Hơn nữa, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng, tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng oxy hóa.
  • Nước uống chứa cồn góp phần làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
  • Hãy dừng ngay việc hút thuốc lá. Bởi vì nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, các loại ung thư. Nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ung thư đại tràng cho cả hai giới, đặc biệt là khi kết hợp với rượu bia.

– Hoạt động thể lực, thường xuyên luyện tập thể dục sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

– Ung thư đại tràng thường không có biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu, do đó khám sức khỏe định kỳ là điều quan trọng trong giải pháp phòng bệnh. Nhờ vào việc nội soi đại trực tràng bạn có thể phát hiện polyp, khối u…

Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư đại tràng

– Phẫu thuật cắt bỏ khối u

– Hóa trị

– Xạ trị

– Liệu pháp miễn dịch

– Sử dụng các thực phẩm chức năng:

  • CumarGold Kare (chứa phức hệ Nano FGC) là thành quả nghiên cứu sau nhiều năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, CumarGold Kare là sự kết hợp của 3 thành phần thảo dược quý Nano (Curcumin, Fuocoidan và Saponin tam thất) giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng và giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa xạ trị.
  • Tỏi đen: Trong tỏi đen rất giàu các axit amin, chất chống oxy hóa; có chứa hợp chất S-allyl-cystein (SAC) và dẫn xuất của Amino cystein cao hơn nhiều lần so với tỏi tươi, tác dụng của hai hợp chất này là kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy tỏi đen là dược liệu thiên nhiên rất tốt cho người khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư. Bạn có thể dùng từ 2 tới 3 củ/ngày để bồi bổ sức khỏe và phòng các loại bệnh tật.
  • Nano Fucomin của Học Viện Quân Y với sự kết hợp của các hoạt chất chống ung thư hàng đầu như: Fucoidan chiết xuất từ Tảo Nâu, Nano curcumin, Tam Thất. Trong đó, Fucoidan và notogingseng (tam thất) có vai trò là chất dẫn sinh học, chất vận chuyển và chất bảo vệ curcumin. Các chất này giúp curcumin đi từ nơi hấp thụ vào máu cho đến đích tác dụng là các tế bào ung thư.

Thái Sơn tổng hợp