Khi bị bệnh ai cũng có mong muốn mau chóng thoát khỏi tình trạng mệt mỏi mà bệnh tật gây ra. Do đó, khi thấy bác sĩ không kê đơn thuốc kháng sinh, nhiều người có chút không hài lòng. Nhưng bạn có biết nguyên nhân căn bản ở đâu?

1. Tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nhiều

Y tế công cộng Anh đang kêu gọi các bác sĩ gia đình giảm việc kê đơn thuốc kháng sinh. Và họ có lý do chính đáng để làm điều đó. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến ​​sự xuất hiện của quá nhiều vi khuẩn kháng thuốc. Nhiều người trong số các bạn sẽ nghe nói về MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin) và C. Diff (clostridium difficile), cả hai đều là những tác nhân gây bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong vì chúng đã kháng thuốc kháng sinh hiện có.

2. Vi khuẩn phát triển khả năng đề kháng kháng sinh

Hầu hết các trường hợp ho, cảm lạnh, viêm họng là do virus. (Ảnh: Pixabay)

Dường như có một quan niệm sai lầm rằng nếu một cá nhân có sử dụng một vài đợt kháng sinh họ có thể trở nên kháng với các đợt kháng sinh tiếp theo. Trên thực tế, chính vi khuẩn phát triển sức đề kháng chứ không phải con người. Uống thuốc kháng sinh không phải là vấn đề, mà là nó được uống không đúng lúc nên gây ra rắc rối cho nghành y tế.

Hầu hết các trường hợp ho, cảm lạnh và viêm họng là do virus, không phải vi khuẩn. Tất nhiên, kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Nhưng với việc kê đơn kháng sinh không kiểm soát có nghĩa là vi khuẩn nền được tiếp xúc với kháng sinh và có thể bắt đầu biến đổi và phát triển sức đề kháng.

Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng) là một ví dụ, cứ 10 người thì chúng lại sống vô hại trong mũi hoặc trên da của 3 người. Nhưng nếu nó trở thành một chủng kháng thuốc và được truyền cho một người có sức đề kháng kém thì hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Do đó, nỗ lực giảm kê đơn kháng sinh không cần thiết và điều trị kháng sinh dự phòng cho các bệnh nhiễm trùng thực sự cần, chẳng hạn như viêm phổi và nhiễm trùng thận.

3. Tại sao kháng sinh không còn tác dụng nữa?

Nếu trước đây bạn bị ho hoặc cảm lạnh và được cho dùng kháng sinh thì sẽ đỡ nhanh hơn. Bạn chắc chắn tin rằng đó là thuốc kháng sinh phù hợp với bạn và sẽ hỏi bác sĩ để điều trị vào lần tới khi bạn xuất hiện các triệu chứng tương tự. Sự thật là, căn bệnh trước đây của bạn gần như là do virus và sự cải thiện của bạn là do cơ thể bạn đã tự chống lại nhiễm trùng.

4. Khi nào tôi nên đi khám bác sĩ?

Hầu hết trường hợp cảm lạnh sẽ hết trong vòng 1 – 2 tuần. (Ảnh: Pixabay)

Hầu hết các cơn ho và cảm lạnh sẽ hết trong vòng một hoặc hai tuần và bác sĩ là người tốt nhất để tư vấn cho lời khuyên về cách làm giảm triệu chứng, trong quá trình bạn phục hồi. Bạn thực sự chỉ nên gặp bác sĩ nếu:

  • Các triệu chứng của bạn tồn tại trong hơn ba tuần
  • Khó thở
  • Ho ra máu
  • Bạn nhận thấy một trong các triệu chứng của mình đột ngột nặng lên.

5. Làm thế nào có thể tránh ho và cảm lạnh?

Bạn có thể giảm khả năng bị cảm lạnh bằng cách giữ cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái cao nhất với chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và rửa tay thường xuyên.

Hầu hết các virus lây lan qua ho và hắt hơi mà qua tiếp xúc tay. Bởi vì virus có thể tồn tại bên ngoài cơ thể cùng ta trong nhiều giờ, do đó lau dọn sạch bề mặt và rửa tay thường xuyên bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm virus một cách hiệu quả.

Theo NetDoctor
An Chi biên dịch