Rất nhiều người hễ nghe nói eo mỏi lưng đau, thì nghĩ rằng đương nhiên là do thận hư rồi, nhưng mà, thật sự là thận hư chăng? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu 7 hiểu lầm về tình trạng thận hư, để xem những triệu chứng này có thực sự là thận hư hay không!

Hiểu lầm 1: Thận hư mới đau lưng

Thận chủ xương cốt, thận khí hư suy có thể dẫn tới loãng xương, eo lưng đau mỏi. Nhưng đau lưng không nhất định là thận hư, mà có thể là bị căng cơ thắt lưng… Thận hư dẫn tới đau lưng ở người già so với các giai đoạn độ tuổi khác mà nói, tỉ lệ lớn hơn chút. Tuy nhiên, về tổng thể, tỉ lệ thực tế chiếm còn chưa tới ¼.

  • Thắt lưng căng đau, kèm theo đau bụng, mạch nhanh, chủ yếu là uất nộ không giải mà tổn thương tạng Can, điều trị nên chú trọng dưỡng can điều khí.
  • Tâm trạng suy sụp, suốt ngày ưu sầu, bụng và thắt lưng liên tục đau, chức năng tiêu hóa giảm, đa phần là suy nghĩ mà thương tạng Tỳ, có thể kiện tỳ đúng độ.
Đau lưng không nhất định là bị chứng thận hư. (Ảnh: Pexels)
  • Đau thắt lưng có thể lan tỏa theo cột sống xuống dưới, cảm giác sau lưng lạnh, ưa liệu pháp dùng nhiệt. Đa phần đều là phong hàn kèm theo thấp tà trở trệ kinh lạc phần thắt lưng mà dẫn tới, nên ôn tán hàn thấp.
  • Khi ngồi lâu, đau và nặng thắt lưng, sưng và sốt. Ngày mưa nặng thêm, đại đa số là thấp nhiệt dẫn tới, trong trị liệu nên hóa thấp thanh nhiệt.
  • Sau khi vận động thắt lưng, mang vác đồ nặng xuất hiện sưng đau, sợ bị xoa bóp, đụng tới là đau, chủ yếu là khí trệ huyết ứ, nên thuận khí hoạt lạc.
  • Đau lưng, đồng thời tâm phiền thể nhiệt, miệng khát muốn uống nước, đại tiểu tiện lại không thông suốt, đa phần là sau khi hỏa tà xâm phạm cơ thể có nhiệt tích tụ, nên tả hỏa thanh nhiệt.

Có thể thấy rằng biểu hiện và nguyên nhân bệnh đau lưng là không giống nhau, nếu mà không biện chứng để trị bệnh, một khi gặp phải đau eo mỏi lưng là cho rằng do thận hư, sẽ dùng pháp bổ, chắc hẳn không mang lại hiệu quả.

Hiểu lầm 2: Ù tai là thận hư

Rất nhiều người nghĩ rằng phàm là ù tai đều là thận hư dẫn tới, như vậy hoàn toàn không chính xác. Thận khai khiếu ra tai, thận tinh không đủ ắt khả năng nghe giảm sút, xuất hiện ù tai, biểu hiện ra là trong tai có tiếng ve kêu, tiếng ong ong, tiếng xi xi… Do đó, khi xuất hiện triệu chứng ù tai, tâm phiền, sức nghe giảm sút… có thể nghĩ tới thận âm hư.

Nguyên nhân dẫn tới ù tai có rất nhiều, không nhật định là do thận hư. (Ảnh: vi.photo-ac.com)

Nhưng ù tai không nhất định đều là do thận hư, nguyên nhân dẫn tới ù tai có rất nhiều.

  • Ù tai thể phong nhiệt xâm nhập, âm ù tương đối thấp trầm, trong tai có cảm giác căng tràn, lấp tắc, thường kèm theo các biểu chứng của Phế kinh như tắc mũi, chảy nước mũi, ho… Trị liệu nên bắt đầu từ tạng Phế.
  • Ù tai thể can hỏa thượng nhiễu, ắt tiếng ù tai tương đối lớn, có quan hệ mật thiết với biến hóa của tình chí, thường kèm theo các triệu chứng can hỏa thượng nghịch như miệng đắng, tâm phiền, dễ cáu giận… Pháp chữa nên thanh can tả nhiệt.
  • Ù tai thể đàm trọc thượng ủng, tai sưng tức, cảm giác bịt lấp rõ ràng, có thể kèm theo tức ngực; thân lưỡi thường tương đối bệu, viền lưỡi xung quanh có hằn răng. Trị pháp nên lấy hóa đàm giáng trọc, hòa vị khai khiếu làm chủ.
  • Ù tai thể tỳ vị hư nhược, bệnh nhân thường biểu hiện là tinh khí thần kém, mệt mỏi không có lực, trong điều trị cần kiện tỳ ích khí.

Như vậy, có thể thấy, không phải tất cả ù tai đều thuộc về thận hư, đơn phương phiến diện bổ thận là không chính xác.

Hiểu lầm 3: Mồ hôi nhiều ắt là thận hư

Một số người đặc biệt hay đổ mồ hôi, thì cho rằng chắc chắn là thận hư. Họ bắt đầu dùng một số thuốc bổ thận, làm như vậy không hẳn là đúng, thậm chí ngay cả đổ mồ hôi do thận hư, tình trạng của mỗi người cũng không giống nhau.

Thận chủ thủy dịch (nước), thận không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của trao đổi tân dịch (chất lỏng) trong cơ thể, dễ đổ mồ hôi nhiều. Như chứng tự hãn, hơi vận động chút là ra mồ hôi, đa phần là khí hư, khả năng là thận khí hư. Nhưng cũng cần nghĩ tới các khả năng như tâm khí hư, phế khí hư, tỳ khí hư hoặc can khí hư, người già và phụ nữ sau sinh cơ thể hư nhược dễ xuất hiện triệu chứng này.

Có người bình thường lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách dễ đổ mồ hôi, đây chủ yếu là do “Tỳ Vị thấp chưng, bàng đạt tứ chi” mà dẫn tới, thường còn có thể kèm theo ‘Tỳ Vị thất điều, Trường vị bất thích’. Biểu hiện là mỗi khi ăn cơm, thì sẽ ướt đẫm mồ hôi, cơ thể phát nóng, loại bệnh nhân này cần lấy tả Vị làm chủ yếu, chú ý ăn uống thanh đạm, không nên ăn đồ quá ngấy béo. Còn có người do thấp khí quá nặng, phần trán hay ra mồ hôi, cần ăn nhiều thực phẩm lợi thủy bài thấp, như Ý dĩ, Sơn dược…

Hiểu lầm 4: ‘Bất lực’ đồng nghĩa với thận hư

Tư duy rối loạn chức năng sinh lý (sinh dục) như bất lực (liệt dương…) và thận hư có liên quan với nhau từ rất sớm đã thâm nhập vào suy nghĩ của mọi người. Đâu đâu cũng là tuyên truyền bổ thận tráng dương, những điều này hơi thái quá.

Quả thực, thận là ‘tàng tinh chi phủ’, chủ sinh trưởng và sinh dục. Thận khí suy yếu có thể làm khả năng sinh dục suy thoái. Nhưng mà, không phải tất cả bất lực đều do thận hư gây ra, hai ranh giới trên tuyệt đối không thể đánh đồng.

Một cuộc khảo sát đối với hơn 700 bệnh nhân bị ‘bất lực’ tại Đại học Trung y dược Bắc Kinh cho thấy chưa đến 1/3 trong số những người đó là do thận hư gây ra. Nguyên nhân của bất lực có rất nhiều. Ngoài thận hư ra, Y học cổ truyền cho rằng, tâm tỳ lưỡng hư, khủng hoảng thương thận, can khí uất kết, thấp nhiệt hạ chú, ứ huyết trở lạc… đều có thể gây bất lực.

Vì vậy, bất lực không thể được giải quyết bằng cách đơn giản là bổ thận, nhất định cần căn cứ nguyên nhân gây bệnh riêng của tự bản thân mà tiến hành trị liệu.

Hiểu lầm 5: Thận hư không tương đương với bệnh thận, điều trị rất khác nhau

Thận hư là cách nói trong Đông y, về cơ bản là căn cứ triệu chứng của bệnh nhân, thông qua Tứ chẩn gồm: vọng (xem), văn (nghe), vấn (hỏi), thiết (sờ, nắn) để biện chứng. Việc này cần thầy thuốc Đông y có kinh nghiệm lâm sàng để cẩn trọng phân tích phán đoán toàn diện.

Còn bệnh thận là chỉ viêm thận, sỏi thận, lao thận, u thận, suy thận… trong khái niệm Tây y. Do đó, thận hư không tương đương với bệnh thận. Thận hư là một chứng trong Đông y, các bệnh lý thận là một chẩn đoán trong Tây y.

Hiểu lầm 6: Thận hư không chỉ là độc quyền của nam giới, mà nữ giới bệnh thận hư cũng nhiều

Bởi vì quảng cáo thâm nhập sâu vào trong tiềm thức người dân, rất nhiều người đều lầm tưởng rằng thận hư là chỉ chức năng sinh lý của nam giới bị giảm sút, không có liên quan tới nữ giới.

Trong thực tế, phụ nữ thận hư cũng cần thiết bổ thận. Người thận hư bất kể là nam hay nữ đều có thể biểu hiện ra là lưng đau gối mỏi, tiểu đêm nhiều… Nhưng dẫu sao nam và nữ cũng có sự khác biệt, triệu chứng và phương pháp điều chỉnh cũng hơi khác nhau.

Phụ nữ cũng có thể bị chứng thận hư. (Ảnh: Pixabay)

Nam giới thận hư biểu hiện ra là chức năng sinh lý suy giảm, xuất tinh sớm… Đối với nam giới mà nói, bổ thận không phải là tráng dương, nhất định cần phân định rõ. Thận hư thường gặp chia thành 2 loại là thận âm hư, thận dương hư. Nhưng trên thị trường dược phẩm bổ thận thường gặp đa phần là thuốc chữa thận dương hư, nếu mà người sử dụng thể trạng thiên nhiệt, dùng quá nhiều có thể thêm một bước hao tổn chức năng cơ thể, dẫn tới âm dương trong cơ thể mất cân bằng, làm thận càng hư.

Do đó, bổ thận không dùng một cách mù quáng các loại thuốc như ‘thuốc tráng dương’, nên được điều trị nhắm mục tiêu, không nên dùng độc vị theo mong muốn của riêng mình mà loạn bổ. Tốt nhất là tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.

Nữ giới thận hư chủ yếu biểu hiện là chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, chân tay lạnh, mất ngủ, mơ nhiều, lãnh cảm và hiếm muộn. Dân gian có câu “10 người phụ nữ, 9 người hàn”. Hàn ở đây vừa là chỉ tử cung hàn, vừa do thận dương không đầy đủ dẫn tới các loại triệu chứng như bụng dưới trướng nặng, đau, khí hư nhiều, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều…

Nữ giới bổ thận nên kiêng uống lạnh, thường xuyên vận động, mặc kín đủ ấm, ít dùng điều hòa, dùng phương pháp thực liệu thực dưỡng cũng là biện pháp rất tốt.

Hiểu lầm 7: Bổ thận không phải chỉ là việc của người trẻ, bất kỳ lúc nào cũng đều cần chú ý

Thận hư không phải là trong giai đoạn độ tuổi đặc định nào mới phát sinh. Từ nhỏ tới thanh niên, trung niên, cho tới lão niên, đều có khả năng xuất hiện triệu chứng thận hư. Do đó, cho rằng chỉ có lúc trẻ mới cần thiết bổ thận là không chính xác. Thận khí là vật chất cơ sở cấu thành nên nhân thể, nó có quan hệ mật thiết với quá trình sinh mệnh, thận khí có đầy đủ hay không sẽ ảnh hưởng tới mọi khía cạnh phương diện cả đời của một người. Cho nên bất cứ lúc nào, chúng ta đều nên chú ý đến chức năng của thận khí.

Ginsenoside Rh2 trong Nhân sâm là thành phần hoạt chất mạnh nhất, cũng là thuốc bổ khí hữu hiệu mà Đông y thường dùng nhất. Thông qua hoạt huyết thông lạc sau đó có thể điều động khí thượng hành, đạt đến tứ chi bách cốt, có công hiệu điều tiết tuần hoàn trong cơ thể của Nhân sâm tự nhiên, bổ khí cố bản, cải thiện do thận hư và thể hư mà tạo thành triệu chứng khó chịu. Có thể ăn mỗi ngày, thời gian ăn dài một chút.

Thận hư không phải là chuyện của nam giới, nữ giới cũng có thể thận hư. Thận hư cũng không phải việc của người trẻ, bất cứ giai đoạn độ tuổi nào đều có khả năng bị thận hư. Thông qua 7 hiểu lầm trong nhận thức thận hư ở trên, bạn đã có thể nắm được kiến thức cơ bản rồi!

Theo baijiahao.baidu
LiênHoa