Hầu hết mọi người đều không nghĩ rằng đường ruột có trí huệ, nhưng thực tế là có! Theo chuyên gia thần kinh học Kulreet Chaudhary của Bệnh viện Scripps Memorial, hệ thống thần kinh nằm trong thành ruột của đường tiêu hóa và cũng được gọi là “bộ não thứ hai”, các tế bào thần kinh trong đó và toàn bộ tủy sống đều nhiều như nhau. Hơn nữa, cũng giống như tổ chức một bộ não, đường ruột cũng phát ra và tiếp nhận các xung động thần kinh, ghi chép lại và phản ứng trả lời.

Trước đây hầu hết mọi người đều cho rằng hệ thần kinh là phần bổ trợ cho não, tiếp nhận những chỉ lệnh của đại não để thực hiện công việc. Nhưng theo ông Kulreet Chaudhary, trên thực tế đại não hầu như chỉ là cơ quan nghe mệnh lệnh, còn hệ thống thần kinh ở đường ruột mới là bộ phận phụ trách phát tra 90% chỉ lệnh. Do đó, nếu như đường ruột của bạn không khỏe mạnh, sẽ ảnh hưởng không chỉ tới hệ tiêu hóa mà còn cả các bộ phận khác.

Bằng bảy dấu hiệu dưới đây, chúng ta có thể biết đường ruột của mình có đủ sức khỏe hay không. Nếu như đường ruột không đủ “thông minh”, hệ thần kinh trong đường ruột của bạn cần phải được ‘cải tạo’ lại.

  • Dễ bị đầy hơi, đặc biệt sau khi ăn xong
  • Lưỡi xuất hiện màng trắng ở phía trên, nhất là vào buổi sáng
  • Buổi sáng dễ cảm thấy đầu óc u ám, lẫn lộn, phải mất một khoảng thời gian sau đó mới có thể tỉnh táo
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi nặng nề
  • Dễ cảm thấy mệt mỏi vào buổi chiều, kể cả ngủ đủ 8 tiếng vẫn vậy
  • Dễ cảm lạnh, nhiễm virus và các trứng bệnh khác
  • Cảm giác lười nhác, không có động lực, khó để thoát khỏi tình trạng bất ổn, tâm trạng không ổn định

Kulreet Chaudhary cho rằng, giúp đường ruột trở nên thông minh hơn sẽ có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân. Do đó, phục hồi hệ tiêu hóa, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn đường ruột có ích phát triển, thúc đẩy sự hấp thu các chất dinh dưỡng, và đảo ngược sự thích ứng thần kinh của não đối với thực phẩm độc hại, có thể làm cho hệ thần kinh đường ruột bắt đầu hoạt động trở lại.

Kulreet Chaudhary cũng giới thiệu 3 phương pháp rất tốt tăng cường sức khỏe của đường tiêu hóa:

1. Dùng loại trà bảo vệ đường ruột

Cây thì giúp giải độc đường ruột (Ảnh: Internet)
Cây thì giúp giải độc đường ruột (Ảnh: Internet)

Đây là loại trà đạo sử dụng hạt rau mùi, hạt hồi và hạt cây thì là, có thể cải tạo thành ruột, thúc đẩy việc hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể, và kích thích hệ thống bạch huyêt.

Hạt cây thì là giúp loại bỏ các vấn đề như khó tiêu, đầy bụng và các vấn đề về tiêu hóa khác. Nó cũng có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, như sắt và chất xơ, có thể kích thích các enzyme tiêu hóa.

Hạt mùi (ngò) không chỉ có mùi thơm dễ chịu, mà còn là thực phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa. Trong liệu pháp Ayurveda, hạt mùi được sử dụng để điều trị một loạt các khó chịu đường tiêu hóa, có thể làm giảm đầy hơi, khó tiêu, đau và viêm.

Hạt hồi là một trong những liệu pháp điều trị triệu chứng co bóp dạ dày và ruột và các vấn đề liên quan tới đường ruột khác, có thể loại bỏ chứng đầy hơi và khó tiêu hóa trong dạ dày.

Cách làm:

  1. Đun sối 4 -5 cốc nước, trong quá trình đun sôi thêm vào ½ muỗng café các loại hạt thì là, hạt mùi, hạt hồi.
  2. Tùy thuộc vào sở thích cá nhân, bạn có thể thêm vào ½ muỗng café hạt cỏ cari để loại bỏ triệu chứng đầy hơi, hoặc cho thêm vào 1 lát (1 -2,5cm) gừng tươi để tăng cường khả năng tiêu hóa.
  3. Sau khi đun sôi từ 5 -10 phút, lọc lấy nước bỏ hạt, cho vào phích nước nóng, và dùng hết trước 6h tối để tránh bị đi tiểu đêm.

2. Bữa trưa nên là bữa chính nhất

Theo Ayurveda, khả năng tiêu hóa tự bản thân con người mạnh hay yếu có liên quan tới ánh sáng mặt trời. Do đó, vào buổi trưa khi ánh sáng mặt trời mạnh nhất, khả năng tiêu hóa cũng tốt nhất, lượng thức ăn cần hấp thụ trong bữa trưa nên nhiều hơn, có thể sẽ được tiêu hóa tốt hơn, và hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn. Ngược lại, bữa tối là thời gian cơ thể bắt đầu chuẩn bị cho quá trình thải độc vào thời gian ngủ buổi tối. Nếu bữa tối ăn nhiều, không những ảnh hưởng tới giấc ngủ, cũng làm cho cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa thức ăn, dẫn tới hiệu quả thải độc thấp đi.

Có rất nhiều nghiên cứu hiện đại cũng tán thành quan điểm này. Có một nghiên cứu đã chứng minh, việc hấp thụ thức ăn không đồng bộ với thời gian của đồng hồ sinh học, sẽ dẫn tới các bệnh về kháng insulin, béo phì và tiểu đường tuýp II. Ngoài ra, cũng theo một nghiên cứu khác, bữa sáng và bữa trưa là thời gian chúng ta nên ăn nhiều, bữa tối ăn ít hoặc thậm trí không nên ăn, ăn ít vào bữa tối giúp hỗ trợ quá trình giảm cân và khống chế lượng đường huyết.

3. Ăn uống bổ sung thêm chất xơ

Hấp thu không đủ chất xơ thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khó tiêu và táo bón (Ảnh: internet)
Hấp thu không đủ chất xơ thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khó tiêu và táo bón (Ảnh: internet)

Có nhiều người hấp thu không đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự chậm tiêu hóa và táo bón. Kulreet Chaudhary đề nghị, mỗi buổi tối, hãy pha hạt mã đề và hạt lanh vào 355ml nước ấm, khuấy đều và uống trực tiếp, có thể nhanh chóng tăng thêm lượng chất xơ cho cơ thể. Nhưng cần chú ý, nếu những thứ này ngâm trong nước lâu, sẽ bị vón cục lại.

Khi lượng chất xơ trong cơ thể tăng lên, chất cặn bã trong cơ thể sẽ theo đó được hấp thụ vào đó tăng lên, và sẽ được loại bỏ ra ngoài một cách đơn giản và nhanh chóng. Chất xơ cũng tốt cho hệ thực vật của đường ruột,và có thể bằng cách lựa chọn chế độ ăn hợp lý hơn, giảm lượng chất béo vào cơ thể và giúp cơ thể khỏe mạnh.

Theo Secretchina

Kiên Định biên dịch

Xem thêm: