Sỏi thận là một bệnh lý thường gặp chiếm tỷ lệ tới 30% các bệnh về đường tiết niệu. Bệnh ngày càng phổ biến và gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Do tính chất bệnh khó phát hiện khi còn sớm nên khi có những dấu hiệu cảnh báo thì cần ngay lập tức đi khám và điều trị bệnh.

Qua trình hình thành sỏi thận là do kết quả của sự kết tủa một số chất chứa trong nước tiểu hoặc được hình thành khi nước tiểu cô đặc tạo thành những tinh thể nhỏ như tinh thể axit uric, magnesium ammonium phosphate, và tinh thể axit amino dẫn đến sỏi thận.

Có nhiều yếu tố gây sỏi thận như nhiễm độc, một số thực phẩm, một vài loại thuốc (thuốc chứa canxi, vitamin C,…). Khi dùng vitamin C liên tục và liều cao từ một số thực phẩm và thuốc sẽ gây nguy cơ cao sỏi thận. Vì sản phẩm chuyển hóa trung gian của vitamin C là axit oxalic, do đó, khi dùng liên tục và liều cao có thể gây nên sỏi thận (sỏi oxalat canxi).

Một số trường hợp bị sỏi thận do rối loạn chuyển hóa (ví dụ bệnh gút) hoặc do chế độ ăn, uống không hợp lý (uống ít nước, lười ăn rau, canh, dùng nhiều kali, phytate và dùng ít protein thực vật, natri và sucrose) làm tăng hàm lượng canxi, oxalate, axit uric trong nước tiểu gây sỏi thận.

Ngoài ra, sỏi thận có thể do dị dạng đường tiểu hoặc một số bệnh đường tiểu làm cản trở lưu thông nước tiểu gây ứ đọng tạo nên sỏi (dị dạng, u, sỏi bàng quang, u xơ, viêm tiền liệt tuyến). Sỏi thận có thể do nhiễm khuẩn đường tiểu (viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo,…). Sỏi bàng quang, sỏi niệu quản có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng gây nhiễm khuẩn thận, từ đó có thể tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận.

Sỏi thận. (Ảnh: domzdrowia.pl)

Khi sỏi còn nhỏ thông thường không đau và hầu như không có triệu chứng, nhưng khi có một số triệu chứng dưới đây thì sỏi đã khá lớn.

1. Đau lưng, đau mạn sườn

Ảnh: naradanews.com

Khi sỏi thận lớn, nó chèn ép gây nên đau vùng thận. Dấu hiệu chung của người bệnh sỏi thận là đau ở mạn sườn và lưng, ngay dưới xương sườn nơi có thận. Tùy vào thời điểm phát hiện, người bệnh sỏi thận sẽ có các cơn đau nhẹ hoặc đau nhói. Riêng nam giới bị sỏi thận có thể đau ở tinh hoàn và đau ở bìu.

2. Nước tiểu mùi hôi

Những người bị sỏi thận thường là do chất độc tích tụ nhiều và không được đào thải ra bên ngoài, khi này nước tiểu bệnh nhân thường đục và có mùi hôi, hăng.

3. Đau khi ngồi lâu

Ảnh: medicinenet.com

Khi có hiện tượng đau khi ngồi lâu hoặc giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài thì có lẽ sỏi thận của bạn đã khá to. Khi này các áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận nhiều hơn khiến sỏi bị cọ sát vào các vị trí quanh thận hay đường niệu sẽ làm cho có cảm giác đau nhức vùng thận.

4. Tiểu nhiều, tiểu buốt

Đi tiểu nhiều là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh sỏi thận. Đi tiểu buốt là do viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo hoặc sỏi chèn ép gây tổn thương thận, đường tiết niệu.

Ngoài ra trường hợp bị viêm đường tiết niệu cũng gây nên triệu chứng tiểu buốt.

5. Buồn nôn và nôn

Buồn nôn cũng là dấu hiệu thường thấy của bệnh sỏi thận. Bạn có cảm giác buồn nôn là do các cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn vì đây là cách duy nhất thải chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.

Minh Nguyên