Nhiều người nghĩ rằng bướu của lạc đà là bình trữ nước để giúp nó vượt qua hàng trăm km sa mạc nóng bỏng. Điều đó có phần đúng vì bướu của lạc đà sẽ giảm kích thước trong hành trình và cũng có loài lạc đà 2 bướu, 1 bướu và lạc đà không có bướu cũng do thích ứng với hoàn cảnh sống.

Lạc đà dùng làm phương tiện vận chuyển qua sa mạc

Con người từ lâu đã biết thuần hoá lạc đà nuôi để lấy thịt và sữa nhưng quan trọng hơn cả là làm động vật chuyên chở qua những sa mạc có khí hậu khắc nghiệt, ngày nóng đêm lạnh, sự sống xuất hiện ít ỏi. Về điểm này các loại xe cơ giới hiện đại cũng khó thay thế được.

Không chứa nước, nhưng bướu thực sự là một nơi dự trữ năng lượng

Con người mà có bướu ở lưng thì sẽ thành người lưng gù, chỉ thêm phần bất tiện nhưng bướu của lạc đà thực sự rất hữu ích. Tuy không chứa nước nhưng nó chứa chất béo của con vật tích lũy được khi ăn cỏ. 80% khối lượng của nó là chất béo hơi cô đặc.

Một chú lạc đà trắng không có bướu

Một cách chính xác, cái khối trắng đó gồm 2/3 axit béo no, có nhiệt độ tan chảy trên 80°C. Vì vậy ngay dưới mặt trời nóng gắt, bướu vẫn không bị chảy ra. Ngược lại, khi lạc đà đốt phần năng lượng dự trữ đó thì da nó co lại và cái bướu xẹp đi.

Bướu thay đổi tùy theo tình trạng dinh dưỡng, nặng từ 1 kg đến 90 kg cho một con vật từ 300 kg đến 800 kg. Đó là một đặc sản mà dân du mục chia nhau khi lạc đà chết, dùng để nấu các món súp, thậm chí còn dùng để xông chữa bệnh cúm.

Trong trường hợp khẩn cấp, người chăn lạc đà bị lạc, bị đói có thể dùng dao cắt một miếng bướu của con vật để ăn tạm mà sống. Sau đó vết thương của con vật lại mau chóng lành lặn.

Với cái bướu này, lạc đà có được nguồn năng lượng tương đương với lượng thức ăn nó ăn trong 3 tuần.

Bướu để chống đói, vậy lạc đà chịu khát bằng cách nào?

Lạc đà có thể sống mà không cần nước nhiều ngày trong sa mạc cháy bỏng, không phải là nhờ cái bướu, mà theo một cơ chế sinh lý và một hình thái giải phẫu rất đặc biệt.

Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua của nó sẽ giảm đi khoảng 40%, đồng thời sự chuyển hóa của bướu chậm lại khi sức nóng một khe xuống miệng. Lạc đà có thể đi trong một thời gian dài trên sa mạc, khi đó trọng lượng tăng lên từ 34 đến 42 độ.

Đến khi có nước, nó có thể uống được liền một hơi 57 lít nước để bù lại phần chất lỏng bị mất. Không giống như các động vật có vú khác, hồng cầu của chúng là hình bầu dục chứ không phải hình tròn.

Những chú lạc đà con đáng yêu

Điều này tạo điều kiện cho dòng chảy của các tế bào hồng cầu trong quá trình mất nước và làm hỗ trợ chúng tốt hơn trong việc chống lại sự thẩm thấu cao thẩm thấu mà không bị vỡ khi uống một lượng lớn nước: Một con lạc đà có cân nặng 600 kg có thể uống 200 lít nước trong 3 phút.

Còn nếu một người mà uống lượng nước gần bằng 10% trọng lượng của mình thì sẽ chết ngay vì vỡ hồng cầu, hồng cầu của người có hình tròn nên thể tích của nó không thể tăng thêm nhiều. Nên những người bị cao huyết áp hay suy thận phải hạn chế ăn mặn để không gây tích nước.

Môi của nó rất cơ động, có thể nhặt một chiếc lá nhỏ trong bụi gai. Khi di chuyển, lạc đà thường cúi đầu xuống, vì vậy chúng có thể đánh hơi để biết chỗ nào có nước dù chỗ đó cách xa hàng chục km, sâu dưới chân đến 7 mét.

Còn bộ phận cơ thể giúp nó tiết kiệm tối đa lượng nước thoát ra ngoài chính là thận và ruột. Nhờ có 2 bộ phận hoạt động rất hiệu quả này mà nước tiểu của lạc đà đặc quánh như xi-rô, còn phân của chúng thì khô đến nỗi có thể dùng để đốt ngay được.

Lạc đà trong văn hoá nhân loại

Chú lạc đà được trang trí trông rất đáng yêu

Ngày nay lạc đà cũng được sử dụng trong du lịch ở nhiều nước như một nét văn hoá. Hằng năm, người dân Mông Cổ cùng nhau tập trung và tổ chức lễ hội lạc đà truyền thống trên sa mạc Gobi. Lễ hội văn hóa đầy màu sắc thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách trên thế giới.

Người dân mặc trang phục truyền thống tham gia một cuộc diễu hành trên lưng lạc đà

Lạc đà chui qua lỗ kim được không?

Chúa Jesu có câu: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa”. Ám chỉ rằng những người giàu có rất khó bỏ được tâm danh lợi tiền tài để tu hành. Nói khó làm ấy nhưng không phải là không thể.

Tác phẩm trong 1 lỗ kim: Nàng bạch tuyết và 7 chú lùn

Willard Wigan, (sinh 1957) là một nhà điêu khắc người Anh (Birmingham), người đã khai sinh 1 dòng nghệ thuật độc đáo: Điêu khắc siêu vi (Micro Sculpture) các tác phẩm phải nhìn qua kính hiển vi. Các tác phẩm của ông rất nhỏ.. nhỏ đến nỗi có thể đặt chúng trong lỗ một cây kim hay trên đầu một chiếc kim bé tí. Kích thước của chúng có thể nhỏ đến 0.005 mm nhưng vô cùng sống động. Trong đó có tác phẩm 1 đàn lạc đà đi trong lỗ kim, còn hơn cả việc chui qua.

Thực sự tiềm năng của con người là vô cùng lớn, nhất là hoạt động tư duy của bộ não vẫn là ẩn đố đối với khoa học ngày nay. Nhưng thông qua hình thức khí công tu luyện cổ xưa, môn khoa học cao hơn về thân thể người, nhiều người đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về sức khoẻ và tâm tính.

Một cô gái đang thực hành bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Công

Có thể kể đến sự xuất hiện của Pháp Luân Công, môn khí công Phật Gia đang thịnh hành trên khắp thế giới với hàng trăm triệu người theo học. Điểm chính yếu của môn này yêu cầu người học đề cao tâm tính thông qua nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và 5 bài tập nhẹ nhàng dễ học.

Do đó dù là người giàu nhưng họ cũng có rất nhiều mâu thuẫn và áp lực khác. Nếu có thể thông qua đó mà rèn chữ Nhẫn và làm người tốt chân chính, giữ thái độ ‘LẠC’ quan thì vẫn có rất nhiều phương diện để đề cao.

Phật ‘ĐÀ’ ông cũng dạy đồ tể hay kẻ sát sinh mà buông dao cũng có thể tu hành nếu thành tâm hướng thiện, ai trong đời mà không từng có sai lầm.

Hoàng Kỳ 

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.