Từ kết quả nghiên cứu thực tế và kinh nghiệm bản thân, các chuyên gia đã giới thiệu bí quyết chiến thắng bệnh ung thư nhờ việc điều chỉnh lượng đạm động vật – vốn là nguồn thức ăn yêu thích nhất của các tế bào ung thư.

Tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh cùng sống trong cơ thể nhưng “khẩu vị” của chúng là khác biệt: Thức ăn yêu thích nhất của tế bào ung thư là đạm động vật, các tế bào bình thường thì không quá lệ thuộc. Đây chính là nguyên lý giúp chúng ta có thể “bật” và “tắt” ung thư bằng cách điều chỉnh lượng hấp thụ nó.

Quyết tâm đi tìm thức ăn yêu thích của ung thư từ một bài báo định mệnh

Judith Potts, một biên tập viên về sức khỏe của tờ The Telegraph, nhưng cô cũng không tránh khỏi bệnh tật (Ảnh: Telegraph)

Cách đây 9 năm, năm 2008, Judith Potts, một biên tập viên về sức khỏe của tờ The Telegraph được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Khi đó, ở tuổi 59, bà không biết điều trị bệnh ở đâu ngoài bệnh viện. Và cũng lo lắng cho đám cưới sắp đến của cậu con trai cả, Judith đã tiến hành phẫu thuật và xạ trị.

Quá trình chữa bệnh diễn ra tốt đẹp. Bà đã được tận mắt chứng kiến cảnh con trai chững chạc và hạnh phúc bước vào lễ đường trong ngày trọng đại nhất của cuộc đời. Thế nhưng, 1 tuần sau đám cưới, Judith bị đâm vào “một bức tường gạch”. Đó chính là cách nói bóng gió về tâm lý lo sợ, bất an về tương lai của những bệnh nhân đã thoát khỏi bản án tử hình mang tên Ung thư.

Bà Judith luôn bị ám ảnh rồi một ngày, căn bệnh ung thư vú lại “ghé thăm” (Ảnh: Telegraph)

Là một biên tập viên sức khỏe, Judith Potts quyết định phải phòng vệ, để không bị tái mắc bệnh ung thư. Thế nhưng, bà không biết cách bảo vệ mình như thế nào. Năm 2011, tình cờ biết thông tin về một nhà khoa học đã chiến thắng căn bệnh ung thư vú lần thứ 6 trong vòng 27 năm, bà đã tìm hiểu về tiến sĩ Jane Plant.

Vài bài báo về phương pháp điều trị chiến thắng căn bệnh ung thư nhờ chế độ dinh dưỡng giảm thịt đỏ,muối, đường, không ăn chế phẩm từ sữa động vật, ăn nhiều rau củ quả của tiến sĩ Plant đã ra đời.

Từ đó, bà bị “mê hoặc” bởi thông điệp sâu xa của tiến sĩ Jane Plant là một chế độ ăn uống hoàn toàn đặc biệt là cách lấy đi nguồn cấp dinh dưỡng cho các tế bào ung thư. Trong bài báo định mệnh đó, tiến sĩ Jane Plant có đề cập đến một nghiên cứu phát hiện thức ăn yêu thích nhất của tế bào ung thư. Và nhà báo Judith Potts quyết đi tìm đến tận cùng, vừa để phòng cho mình, vừa là vì công việc.

“Ngừng Nuôi tế bào Ung thư” – khó khăn lớn nhất của chữa bệnh ung thư là kìm hãm tế báo cùng “máu mủ” với các tế bào bình thường

“Đây có thể là một tuyên bố bất thường khi hàng tỷ USD vẫn đang được đổ vào các dự án nghiên cứu ung thư, nhưng cuốn sách mới của một bác sĩ kỳ cựu ở Dublin có thể cung cấp một bằng chứng xác thực đầu tiên rằng đã tìm thấy một cách để đánh bại ung thư”.

Đó là giới thiệu của tờ The Independent về cuốn sách Ngừng Nuôi Ung thư (Stop Feeding your Cancer) của tiến sĩ John Kelly được xuất bản vào năm 2014.

Bìa cuốn sách Ngừng Nuôi Ung thư (Ảnh: News Four)

Tiến sĩ John Kelly không thiết kế cách “chữa” ung thư. Thay vào đó, ông đã đưa ra những bằng chứng “sống” để thuyết phục rằng ung thư có thể ngăn chặn được, thậm chí đảo ngược sang trạng thái không hoạt động, cho phép người bệnh giành lại sự sống và sống một cuộc sống bình thường.

Trong cuốn sách này, tiến sĩ Kelly đã đề nghị bệnh nhân ung thư thực hiện một chế độ ăn không ăn đạm động vật (không ăn thịt, các sản phẩm chế biến từ sữa động vật).

Ông nói thẳng luôn rằng: “Chế độ dinh dưỡng này không can thiệp vào bất kỳ phác đồ điều trị nào mà bệnh nhân đang thực hiện và họ cũng không có gì để mất ngoài việc không tiêu thụ đạm động vật”.

Tiến sĩ John Kelly (Ảnh: chrisbeatcancer.com)

Ông cũng không ngăn cản hay khuyến khích bệnh nhân thực hiện phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.

Kết quả thật bất ngờ! Tất cả bệnh nhân theo chế độ dinh dưỡng không đạm động vật đều chiến thắng căn bệnh ung thư hoặc khối u ác tính ngừng phát triển, giảm kích thước.

Trong cuốn sách Ngừng Nuôi Ung thư, tiến sĩ Kelly đã liệt kê chi tiết 6 trường hợp, bao gồm hồ sơ bệnh án, cũng như lối sống của các bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư ruột, ung thư đại tràng, ung thư não….

“Tôi có thể cam đoan rằng ngoại trừ ung thư tuyến tụy, không một bệnh nhân ung thư nào đang theo chế độ không ăn đạm động vật và vẫn trung thành với nó, tử vong cả. Tất cả đều khỏe mạnh và hoàn toàn khỏi bệnh”, tiến sĩ Kelly nhấn mạnh.

“BẬT” và “TẮT” ung thư nhờ điều chỉnh hàm lượng đạm động vật

Đạm động vật, món ăn yêu thích của tế bào ung thư (Ảnh: fitnall.com)

Tiến sĩ Kelly tiết lộ ông lĩnh hội được những lý tuyết đó là nhờ tiếp cận cuốn sách Nghiên cứu Trung Quốc của chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Mỹ, Colin Campbell, thuộc trường Đại học Cornell.

Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2005 và nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy nhất tờ The New York Times với hơn 1 triệu bản. Trong đó báo cáo kết quả mà giáo sư Campbell đã dành hơn 20 năm tìm hiểu mối quan hệ giữa đạm động vật và sự phát triển của tế bào ung thư.

Một phần của công trình nghiên cứu do Đại học Cornell, Đại học Oxford tài trợ là tập trung vào chế độ dinh dưỡng của người dân địa phương ở 65 quận huyện ở Trung Quốc vào những năm 1980.

Từ đó, giáo sư Campbell đã phát hiện ra chế độ ăn đạm động vật ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ung thư. Và thức ăn yêu thích nhất của tế bào ung thư là đạm động vật. Ông khẳng định chúng ta có thể “bật” và “tắt” ung thư bằng cách điều chỉnh lượng đạm động vật hấp thụ vào cơ thể.

Dừng ăn đạm động vật, ung thư sẽ không có “gạch” để tiếp tục phát triển (Ảnh minh hoạ: CNN Türk)

Quay trở lại với câu chuyện của biên tập viên sức khỏe Judith Potts. Sau khi tìm hiểu, bà quyết định đến điều trị tại Thiên đường Ung thư Vú ở Fulham (Anh). Tại đây, chuyên gia dinh dưỡng Sarah Lumley đã khuyên bà nên cắt giảm thực phẩm sữa, thịt đỏ và tất cả thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, bà ăn toàn bộ thực phẩm hữu cơ để ngăn ngừa mầm mống tế bào ung thư.

Lĩnh hội được những điều tinh túy nhất từ 2 cuốn sách Ngừng Nuôi Ung thư và Nghiên cứu Trung Quốc, bà đã tuân thủ một chế độ dinh dưỡng toàn diện gồm chế độ Địa trung hải, chế độ 5-2 và chế độ Cầu Vồng.

Sau một thời gian điều trị tại đây, Judith quay trở lại với cuộc sống thường ngày và đã viết một bài báo trên tờ Telegraph với trăn trở: Tại sao các bác sĩ không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư?

Trong bài báo này, bà muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với những người đã điều trị khỏi căn bệnh ung thư quái ác. Bà đã lấy ví dụ trường hợp của tiến sĩ Jane Plant, ung thư vú tái phát là do buông lỏng chế độ ăn nghiêm ngặt của mình.

Ngoài ra, bà nhắn nhủ với độc giả rằng dù bạn có bị tiến sĩ John Kelly hay giáo sư Colin Campell thuyết phục hay không, nhưng hãy nhớ “bạn chính là những gì bạn ăn”.

Bà đã hiểu ra rằng không thể xây dựng một ngôi nhà gạch mà không có gạch. Và loại “gạch” tế bào ung thư cần chính là các món ăn được chế biến từ đạm động vật. Dừng cung cấp đạm động vật, ung thư sẽ không có “gạch” để tiếp tục phát triển.

Trong một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới công bố hồi tháng 10 năm 2015 đã xác nhận nguy cơ gây ung thư nếu ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt là các sản phẩm chế biến như xúc xích, thịt hun khói… Vấn đề phần lớn bắt nguồn từ những hóa chất độc hại mà người ta cho vào trong quá trình chăn nuôi, chế biến hoặc do các phản ứng phát sinh ra.

Cũng liên quan đến chủ đề giảm tối đa đạm động vật để bỏ đói tế bào ung thư, nhiều chuyên gia cho rằng, như vậy cũng chưa giải quyết được tận gốc, mà cần tìm được một nguồn rau quả xanh sạch (tốt nhất là hữu cơ), nước sạch, loại bỏ các đồ ăn vặt công nghiệp, cắt bỏ các loại đường… như vậy hiệu quả sẽ tốt hơn.

Hoàng Kỳ (T/h)

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.