Hơn 1,5 triệu người trên thế giới đã bình phục sau khi nhiễm virus nCoV. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là cuộc chiến đầu tiên mà họ phải đối mặt. Người khỏi bệnh COVID-19 vẫn có thể chịu tác hại trong nhiều năm.

Những nghiên cứu người khỏi bệnh COVID-19 ở Hong Kong cho thấy một số người vẫn cảm thấy đau mỏi, khó thở cả tháng sau đó, theo tờ Straitstime.

Không chỉ tấn công hệ hô hấp, virus Vũ Hán còn gây tác hại lên nhiều cơ quan khác trên cơ thể từ mắt cho tới ngón chân, thận, tim. Đây là hệ quả của “cơn bão Cytokine” là một phản ứng miễn dịch quá mức đối với các kích thích đối với cơ thể từ bên ngoài, sẽ làm cho bệnh tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao.

Các nhà nghiên cứu mới chỉ bắt đầu theo dấu sức khỏe dài hạn của những người khỏi bệnh COVID-19. Tuy nhiên, các dịch bệnh trong quá khứ gây ra bởi những chủng virus corona cho thấy chúng gây tác hại cho người bệnh suốt thời gian dài.

Người từng nhiễm SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) trải qua viêm phổi, cholesterol cao và dễ ốm hơn người khác dù dịch bệnh này đã trôi qua hơn chục năm.

Hơn 8.000 người nhiễm SARS. Trong khi đó, virus corona chủng mới đã tác động tới 4 triệu người và con số vẫn đang tăng lên từng ngày. Do đó nó không chỉ tác động lâu dài đới với người bị bệnh, mà có thể ảnh hưởng tới hệ thống an toàn xã hội, hạ tầng y tế cũng như kinh tế trong nhiều năm.

PGS.TS Trần Đắc Phu lưu ý vấn đề phòng chống dịch COVID-19 tại các kí túc xá cũng như tại khu nhà ở của công nhân. (Ảnh: Bộ Y tế)

Dịch COVID-19 có thể kéo dài hàng năm

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam chia sẻ trên báo Dân Trí cho biết tình hình dịch COVID-19 trên thế giới hiện còn diễn diễn biến phức tạp, kéo dài 1-2 năm, không thể hết ngay như SARS, nó có thể lưu hành giống như cúm. Hiện nay nhiều nước trên thế giới chưa lên đỉnh dịch.

60-70% các trường hợp mắc COVID-19 không có triệu chứng hoặc ca bệnh sốt nhẹ, ho chỉ như cúm và nó có thể tồn tại trong cộng đồng và lây lan. Vì tính chất như vậy nên dịch có sự lây lan kéo dài, mà chúng ta không giải quyết được, PGS Phu cho biết.

Việt Nam hiện nay vẫn kiên trì chiến lược phòng chống dịch từ trước đến nay đó là ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch triệt để. Tất cả công dân nhập cảnh về nước đều được cách ly 14 ngày, xét nghiệm ít nhất 2 lần, khi về nhà thì vẫn phải theo dõi sức khỏe. Đồng thời phải lường trước người về theo đường mòn lối mở, không về theo đường chính thống, cần giám sát chặt.

“Như ca mắc COVID-19 mới đây tại Tây Ninh đi từ Campuchia về là một ví dụ. Trường hợp này tiếp xúc với 17 người, nếu không phát hiện được ca đầu tiên này thì không biết sẽ thế nào”, PGS Phu nói.

Từ Khóa: