Ấu tàu còn có tên gọi khác trong Đông y: Phụ tử, Ô đầu. Thường dùng làm thuốc bổ thận dương, tán hàn, trừ phong thấp rất mạnh. Nhưng nếu không hiểu dược tính và công dụng thì cũng rất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vào mùa xuân ở một kẽ lá của cây Ô đầu (còn gọi cây phụ tử – mẹ con) nảy ra một cái chồi để sau này thành cành mang hoa; đồng thời dưới đất, nơi gần cổ rễ mẹ, mọc ra một rễ con hay nhiều rễ con. Cuối thu sang đông khi cây nở hoa thì các rễ con đã thành củ con xúm xít xung quanh củ mẹ mà người ta gọi là Phụ tử và củ mẹ (Ô đầu) đã to và béo dần. Vào thời kỳ này, người ta thu hái Phụ tử.

Củ con quang củ mẹ (Ô đầu) gọi là Phụ tử. (Ảnh: aFamily)

Thành phần hóa học của Ô đầu chủ yếu là aconitin, một ancaloit có độc tính cao, thuộc loại thuốc độc bảng A. Độc tính của aconitin rất mạnh: Chỉ cần một liều 0,02 – 0,05mg cho 1kg thể trọng là có thể gây chết người. Do cực độc nên trước đây một số người đã dùng nước của loại củ này tẩm vào đầu mũi tên khi săn thú rừng, kể cả voi. Tuyệt đối không được uống rượu ngâm ô đầu, hoặc nấu cháo ăn sẽ bị ngộ độc chết người nếu không biết chế biến.

Danh y Đào Hoằng Cảnh nói: “Ô đầu và Phụ tử là đồng một gốc cội; Phụ tử thu hoạch vào tháng 8, có 8 cạnh là tốt; Ô đầu thu hoạch vào tháng 4…”.

Củ Phụ tử thu hái về, người ta chọn lọc to nhỏ chế biến ngay thành Diêm phụ, Hắc phụBạch phụ. Với sự chế biến khác nhau, mức độ sức nóng có tác dụng khác nhau nên tỷ lệ alcaloid toàn phần của Diêm phụ, Hắc phụ và Bạch phụ có khác nhau.

Ô đầu có chứa độc tố bảng A là aconitin. (Ảnh: webamthuc.com)

Trong Đông y Phụ tử có tác dụng hồi dương, bổ hoả, tán hàn, trừ thấp. Chủ trị: Dương khí bỗng thoát, quyết lạnh, mạch yếu, trầm hàn cố lạnh, tim bụng lạnh đau, đi tả, đi lỵ do hàn lạnh, phong hàn tê thấp.

Phụ tử làm mạnh nguyên dương, nguyên hỏa, tán hết hàn thấp, hàn độc của 3 kinh âm, nếu không có Phụ tử thì không thể cứu vãn được. Chứng quyết nghịch của 3 kinh dương nếu không có Phụ tử thì cũng không làm gì nổi.

Phụ tử là thuốc cốt yếu để bổ mạnh vào nguyên dương mà trừ 3 độc tà: phong, hàn và thấp. Đan Khê nói: “Khí hư nhiệt lắm gia thêm chút Phụ tử để giúp cho công hiệu của Sâm, Kỳ; người béo mập có nhiều thấp cũng cứ dùng”.

Sách Tập nghiệm nói: “Chứng thũng vì tích sinh ra, tích hết mà thũng lại phát, nếu dùng thuôc lợi thì tiêu tiện lại càng bế, phn nhiu thầy thuốc đều bó tay, vì khí ở trung tiêu đã hư không thăng giáng được, bị hàn lạnh ngăn cách, phải dùng Phụ tử thì tiểu tiện mới thông được”.

Ngô Thụ nói: “Bệnh thương hàn truyền biến đến 3 kinh âm, và bệnh thương hàn có ghé âm tà thì mình tuy nóng dữ mà mạch lại đi trầm, nên dùng Phụ tử, chứng đau bụng lạnh toát, mạch trầm tế, môi xanh, dái thọt, thì kíp dùng nó ngay vì nó có sức khởi tử hồi sinh.

Phụ tử sau khi chế biến để giảm độc tố. (Ảnh: netbao.vn)

Người đời cho Phụ tử rất nóng, Đại hoàng rất lạnh không dám dùng để đến nỗi dương cực âm kiệt rồi mới dùng một cách miễm cưỡng, rốt cuộc chẳng làm gì được. Người giỏi dùng thuốc thì không có vị nào là thuốc độc. Sách nói bệnh mãn tính mà dùng thuốc cấp cứu là làm rối loạn trạng thái bình thường, bệnh cấp tính mà dùng thuốc hòa hoãn thì cứu không kịp.

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Đức Định, trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện E Trung ương, cho biết: “Nguy cơ bị ngộ độc thường là trong những trường hợp tưởng rượu xoa bóp là rượu thuốc mà uống nhầm, trẻ em lấy uống, dùng quá liều chỉ định của thầy thuốc. Nếu món ăn có củ Ô Đầu chế biến chưa đúng cách sẽ gây ngộ độc. Sau khi ăn, aconitin ngấm rất nhanh qua niêm mạc dạ dày, ruột để vào máu gây nên các triệu chứng tê miệng lưỡi, nói khó, tê mỏi chân tay, chuột rút, đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nặng hơn có thể liệt cơ hô hấp, loạn nhịp tim, hạ huyết áp… Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong”.

Mặc dù Phụ tử, Ô Đầu có nhiều tác dụng trong Đông y, thậm chí “Khởi tử hồi sinh” nhưng vì rất độc nên muốn dùng phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia Đông y, và cần qua bào chế để giảm tính độc của thảo dược.

Kỵ dùng: Âm hư sinh nội nhiệt, trong thực nhiêt mà ngoài giả hàn thì không được dùng lầm, người có thai kiêng dùng vì uống vào trụy thai rất chóng.

Xử trí khi bị ngộ độc

Khi bị ngộ độc Phụ tử, Ô đầu có dấu hiệu: Chảy nước miếng, muốn nôn, nôn, miệng khô, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay và cơ thể có cảm giác tê, tim hồi hộp, thân nhiệt giảm, huyết áp tụt, mạch chậm, khó thở, chân tay co giật, bất tỉnh, tiêu tiểu không tự chủ thì dùng: Kim ngân hoa 80g, Đậu xanh 80g, Cam thảo 20g, Sinh khương 20g. Sắc, pha thêm đường uống để giải độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Cao Sơn