Câu nói nổi tiếng “Cái chết bắt nguồn từ ruột kết” của bác sĩ người Mỹ Bernard Jensen đã cho thấy tầm quan trọng của đường tiêu hóa đối với sức khỏe. Nhiều người chỉ sợ nóng gan nên chăm chăm giải độc gan, nhưng thực ra bạn nên tính chuyện thải độc cho ruột trước tiên nhất.

Để giải độc cho ruột, chúng ta có thể xen kẽ dùng 8 loại thực phẩm thông dụng dưới đây.

1. Rong biển: “máy tăng tốc” nhu động ruột

Ảnh: Pinterest

Rong biển là thực phẩm đã được biết đến và sử dụng từ lâu đời. Ngoài công dụng rất tốt trong việc làm đẹp, chống lão hoá của chị em phụ nữ, rong biển còn được biết đến với công dụng rất tốt trong việc ổn định huyết áp, giải độc tiêu hoá, giảm cholesterol…

Về phương diện thải độc cho ruột, rong biển được coi là “máy tăng tốc” nhu động ruột. Tính kiềm của rong biển có thể thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi triglyceride trong máu, có tác dụng nhuận trường.

Cách ăn: Tốt nhất của rong biển là hấp, như vậy sẽ không làm mất đi chất khoáng trong rong biển, còn có thể tăng cường nhu động ruột.

2. Cải bó xôi: “Chất làm sạch” thải độc cho ruột

Ảnh: VietNamNet

Cải bó xôi được coi như chất làm sạch và thải độc cho ruột và dại dày bởi tác dụng thanh lọc nhiệt và độc trong dạ dày và ruột, giúp phòng và chữa táo bón, làm sáng da.

Cải bó xôi giúp hạn chế vấn đề kháng insulin, có thể ổn định đường trong máu. Bó xôi có chứa nhiều vitamin, có thể phòng chống viêm khóe miệng, chứng quáng gà. Nó cũng giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lão hóa, thúc đẩy tế bào phát triển.

Cách ăn: Có rất nhiều cách ăn bó xôi, tốt nhất là hãy rửa sạch, luộc chắt nước đi, thêm gia vị để làm món rau trộn, và bó xôi trộn với đậu hũ lại càng tốt.

Lưu ý: Mặc dù cải bó xôi đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe nhưng khi ăn cần lưu ý, người bị sỏi thận, lao phổi, lạnh bụng không nên ăn cải bó xôi nhiều. Khi chế biến, nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.

3. Gạo lứt: “Chất dẫn” thông ruột

Ảnh: iFitness.vn

Gạo lứt là loại gạo còn màng bọc bên ngoài sau khi bỏ lớp vỏ đi. Vì còn giữu nguyên lớp màng bên ngoài nên gạo lứt có chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ hơn gạo trắng, vì thế gạo lứt được xem như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Trong gạo lứt có nhiều vitamin B và E, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, cung cấp năng lượng liên tục cho đường ruột, có thể đẩy mạnh sự sản sinh các vi khuẩn có lợi trong ruột, phòng táo bón và ung thư ruột, được xem như là “chất dẫn” thông ruột.

Ngoài ra, lượng chất xơ trong gạo lứt tương đối lớn, có tác dụng giúp bộ máy tiêu hóa được cải thiện, tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh được hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở nhiều lứa tuổi và nhiều bệnh đường tiêu hóa

Cách ăn: Có thể nấu cháo gạo lứt, cơm gạo lứt hay trà gạo lứt. Vài năm gần đây, món gạo lứt rang rồi trộn cùng muối, vừng cũng là món ăn vặt phổ biến cho những người chú trọng đến sức khỏe.

4. Mật ong: “chất dưỡng” cho hệ tiêu hóa

Ảnh: dailychhattisgarh.com

Mật ong có nhiều axit amin, vitamin, có thể thúc đẩy tuần hoàn trong cơ thể, các nguyên tố dinh dưỡng như magie, photpho, canxi trong mật ong có thể điều tiết hệ thần kinh, cũng có thể cung cấp môi trường nghỉ ngơi tốt cho đường ruột, để ruột “được nhẹ nhàng”. Mật ong được xem là “chất dưỡng” của hệ tiêu hóa.

Uống nước có hòa một muỗng mật ong có thể nhuận trường, đẹp da.

5. Sữa chua: “Chất phụ gia” tăng cường hoạt hóa ruột

Ảnh: Zing.vn

Sữa chua được xem như là “chất phụ gia” của ruột bởi nó cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn Lactobacillus hỗ trợ bảo vệ sự cân bằng vi sinh trong đường ruột, hình thành rào cản sinh học, ức chế sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại.

Trong đường ruột, các lợi khuẩn Lactobacillus sản sinh ra một lượng lớn axit béo chuỗi ngắn thúc đẩy nhu động ruột, từ đó ngăn ngừa táo bón, đầy hơi, khó tiêu.

Ngoài ra trong sữa chua có nhiều loại men còn có thể hỗ trợ cơ thể tiêu hóa và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng trong sữa.

Uống sữa chua giữa hai bữa ăn có thể cân bằng các nhóm vi khuẩn, thúc đẩy sự phân giải trong đường ruột. Nên dùng loại sữa chua có ít đường và các chất phụ gia hóa học nhất.

6. Đậu phộng: “Chất dẫn” tăng cường ruột

Ảnh: Shutterstock

Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng cao hơn các loại cây lương thực, có chứa lượng lớn protein và chất béo, đặc biệt là chất béo không no. Đậu phộng có thể tăng cường đường ruột, đây là bởi vì khi đậu phộng vào tỳ, sẽ có tác dụng chăm sóc dạ dày, duy trì độ ẩm trong ruột. Những chất đặc thù chỉ có trong đậu phộng như axit phytic, sterol thực vật sẽ tăng cường khả năng chịu đựng của ruột. Đậu phộng được xem như “chất dẫn” tăng cường ruột.

Cách ăn: Mỗi ngày ăn đều đặn 5 đến 6 hạt đậu phộng sẽ có thể tăng cường ruột. Luộc đậu phộng lên sẽ không làm mất chất dinh dưỡng mà còn dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên cần hết sức tránh loại đậu phộng bị mốc hoặc đã bảo quản quá lâu vì chúng sinh ra độc tố gây ung thư.

7. Nha đam: “Chất hỗ trợ” bài tiết, thải độc cho ruột

Ảnh: thenaturalpenguin.com

Nha đam không chỉ được biết đến như thần dược làm đẹp của các chị em mà nhiều người cho rằng “mỗi sáng một ly nha đam thì quý như vàng”.

Trong nha đam có nhiều hoạt chất, các axit amin, vitamin, đường và khoáng chất… có thể kích thích nhu động ruột non, thải độc tố trong đường ruột ra ngoài, thanh lọc đường ruột, chuyên trị nóng ruột, táo bón nên nó được xem như là “chất hỗ trợ” ruột bài tiết. Ngoài ra nha đam còn có tác dụng thanh lọc độc tố trong máu và gan rất tốt.

Cách ăn: Nha đam có thể làm thành thuốc, nhưng cũng ăn như là thực phẩm, khi dùng có thể cắt nhỏ làm các món ăn nhẹ hoặc hầm với yến.

8. Nước là chất “thúc đẩy bài tiết”

Nước được xem là ngọn nguồn của cuộc sống, mang tới rất nhiều tác dung. Uống nhiều nước có thể thúc đẩy sự bài tiết, rút ngắn thời gian chất thải ở trong đường ruột, giảm sự hấp thu chất độc, phân giải các độc tố hòa tan trong nước. Tốt nhất là uống một ly nước ấm khi bụng rỗng vào mỗi buổi sáng, việc này còn có thể làm giảm độ đặc của máu, phòng các bệnh về tim mạch.

Ảnh: NewBranch

Ngoài ra, để quá trình thanh lọc thải độc có hiệu quả tốt nhất, ngoài sử dụng những thực phẩm giải độc ra thì chúng ta cần luyện tập thói quen ăn uống sinh hoạt khỏe mạnh.

Có thể kết hợp ăn chay một đến hai ngày mỗi tuần để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi. Bởi vì ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ hoặc có tính kích thích sẽ sản sinh ra nhiều độc tố trong quá trình trao đổi chất, gây áp lực cho hệ tiêu hóa.

Nên ăn nhiều thực phẩm tươi và hữu cơ, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và nước giải khát công nghiệp, bởi vì trong những loại thực phẩm này có chứa khá nhiều chất bảo quản hóa học và các chất màu tổng hợp. Đồng thời kiểm soát lượng muối hấp thu. Ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến bí tiểu, không đổ mồ hôi, gây ra sự trữ nước trong cơ thể.

Hãy ăn chậm, nhai kỹ có thể tiết ra nhiều nước bọt, trung hòa các loại chất độc, đồng thời dẫn đến các phản ứng có tính dây chuyền, thải được nhiều chất độc hơn.

Theo Trí Thức