Lựa chọn phương thức sống để khỏe mạnh, chỉ cần bạn mong muốn và làm được, ung thư sẽ cả đời không làm phiền bạn.

1. Uống một cốc trà chanh vào buổi sáng sớm để tạm biệt ung thư da

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rutgers Mỹ phát hiện ra rằng, khi pha trà nếu bạn bỏ thêm một vài lát các loại quả có vỏ giống như chanh, cam quýt, thì sẽ làm giảm khoảng 70% nguy cơ phát triển của các tế bào vảy da có nguy cơ gây ung thư. Axit citric chứa trong quả chanh có tác dụng ngăn chặn và loại bỏ các sắc tố lưu lại trên da. Nhưng có một điều cần lưu ý, nhất định phải dùng khi trà còn ấm nóng, nếu trà đã nguội sẽ làm giảm tác dụng phòng tránh ung thư da.

2. Sưởi nắng vào 10h sáng để phòng tránh ung thư buồng trứng

Một nghiên cứu tại Đại học San Diego Mỹ đã chứng minh rằng, phụ nữ sống ở những vùng có vĩ độ thấp trên thế giới sẽ ít có nguy cơ bị mắc ung thư buồng trứng hơn những người phụ nữ sống ở vùng vĩ độ cao trên thế giới. Lý do là những người phụ nữ sống ở khu vực vĩ độ thấp có thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn, có thể hấp thu nhiều lượng vitamin D hơn, và càng ít có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng hơn. Sưởi nắng vừa có thể phòng tránh ung thư lại vừa có thể điều trị ung thư. Điều then chốt là thời gian sưởi nắng có đúng hay không.

Các chuyên gia khuyên nên tắm nắng lúc sáng sớm là tốt nhất vì đây là thời điểm mà tia cực tím trong ánh nắng mặt trời ở mức thấp nhất, làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp mềm mại, có thể vừa thúc đẩy sự trao đổi chất lại vừa có thể tránh được các tổn thương tới da. Mỗi ngày chỉ cần tắm nắng từ 15-20 phút là đủ.

3. Ăn thêm tỏi vào bữa trưa để tránh xa ung thư phổi

Một nhóm nghiên cứu của Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, đã tiến hành so sánh thói quen ăn uống trên 2 nhóm đối tượng: một nhóm là 1.424 bệnh nhân bị ung thư phổi, 1 nhóm khác là 4.500 người trưởng thành có sức khỏe tốt. Nghiên cứu đã cho thấy, những người thường xuyên ăn tỏi có thể giảm gần một nửa (44%) nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Nhân viên nhóm nghiên cứu đã xem xét tới cả vấn đề hút thuốc lá, sau khi hút thuốc mà ăn tỏi sống vẫn có thể giảm tới 30% nguy cơ mắc ung thư phổi.

Chất allicin có trong tỏi có thể ức chế các phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể con người và trở thành một chất chống oxy hóa, làm giảm các gốc tự do vốn có thể gây ra tổn thương tới các tế bào trong cơ thể con người. Khi tỏi bị nghiền nát hoặc bị cắt nhỏ thì các allicin sẽ bị giải phóng, còn khi ăn sống thì lượng allicin sẽ nhiều hơn. Một cô gái tên Tiểu Cửu trong nhóm nghiên cứu cho hay, lần sau nếu nhìn thấy cô bạn cùng phòng người Tây An ăn tỏi sống nhất định sẽ xin cô ấy vài củ.

4. Làm việc nhà sau bữa cơm để giảm nguy cơ bị ung thư vú

Giáo sư dịch tễ học Tim Zee ở trung tâm nghiên cứu ung thư của Đại học Oxford và các đồng sự của ông đã nghiên cứu và phát hiện rằng, dành 6 giờ mỗi ngày để làm việc nhà, đi bộ, trồng hoa hoặc trồng rau, có thể làm giảm 13% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới; mỗi ngày vận động khoản 2,5 giờ đồng hồ sẽ làm giảm 8% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Nhưng có một điều nhỏ cần lưu ý, đó là trong một nghiên cứu của cơ quan bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ đã phát hiện, trong khi giặt khô thông thường có sử dụng đến một dung môi có chất perchloroethylene vốn có thể gây ra ung thư gan, thận và bệnh bạch cầu, do đó cần tránh nó nếu như bạn giặt khô, hoặc tốt nhất là nên giặt nước với bột giặt có hàm lượng chất tẩy ít hơn.

5. Đi bộ vào cuối ngày để giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy

Tạp trí Digest Reader của Mỹ có khuyên rằng, đi bộ 30 phút sau khi ăn cơm, hoặc đi bộ 4 giờ một tuần, có thể giảm 1 nửa nguy cơ bị mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Viện y tế cộng đồng của trường Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu lâu dài với một nhóm 70.000 người và phát hiện, chỉ cần đi bộ 1 giờ mỗi ngày, có thể làm giảm 1 nửa tỉ lệ nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Thời gian lựa chọn để đi bộ cũng hết sức quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu của đại học Birmingham, sáng sớm không phải là thời gian tốt nhất để tập thể dục, đây không phải là thời gian cơ thể người đạt đển đỉnh cao năng lượng. Đối với người bình thường, khoảng 16-17h chiều là thời gian vận động tốt nhất.

6. Ăn tối sớm một chút để phòng tránh ung thư dạ dày

Một nghiên cứu của Đại học Tokyo Nhật Bản phát hiện, nếu thường xuyên ăn đêm hoặc ăn tối muộn, sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra thói quen ăn uống sinh hoạt trước khi bị mắc ung thư của những bệnh nhân ung thư dạ dày từ 30-40 tuổi, và phát hiện hầu như mọi người đều có thói quen ăn đêm, trong đó tỉ lệ nhóm người ăn tối không theo thời gian quy định chiếm 38,4%.

Tuổi thọ của những tế bào biểu mô trên niêm mạc dạ dày rất ngắn, khoảng 2-3 ngày tái sinh một lần. Mà thông thường quá trình tái sinh này là vào ban đêm khi mà dạ dày nghỉ ngơi. Nếu thường xuyên nạp thêm thức ăn vào dạ dày ban đêm, sẽ làm cho niêm mạc dạ dày khó được hồi phục. Nếu là các món chiên nhiều dầu mỡ, món nướng, các loại thực phẩm sấy khô, thì các chất gây ung thư trong đó sẽ càng làm tổn hại nhiều hơn đến dạ dày.

7. Nếu không thật sự cần thiết, nên ít cầm điện thoại để phòng tránh bệnh u não

Một hạng mục nghiên cứu của Pháp đã phát hiện, một người nghe và gọi điện thoại hơn 15 tiếng trong một tháng, có nguy cơ mắc bệnh ung thư não cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường khác.

Những nhân viên kinh doanh và thương nhân là những người có nguy cơ mắc cao nhất, bởi những người này thường xuyên phải đi công tác, tham gia các loại hội nghị, cần không ngừng liên lạc với khách hàng hoặc sếp của mình bằng điện thoại.

Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa sóng điện từ vào nhóm “có khả năng gây ung thư”, trong đó bao gồm các bức xạ phát ra từ điện thoại di động. Do đó, nếu không có việc cần dùng, tốt nhất nên ít cầm điện thoại bên người. Nếu bạn có thời gian rảnh hãy xem sách báo, nghe nhạc, hoặc đi dạo cùng gia đình, đó đều là những cách giải trí tốt.

8. Lên giường đi ngủ trước 23h đêm để tránh xa ung thư tiền liệt tuyến

Thức thâu đêm đến sáng sớm để ngồi trước máy tính làm việc một cách hăng say có nên không? Thức thâu đêm làm đảo lộn đồng hồ sinh học trong cơ thể con người, ngoài ra ánh đèn điện nhân tạo làm phá hủy một chất quan trọng có chức năng bảo vệ hệ miễn dịch của con người có tên gọi melatonin, nếu thiếu chất này chúng ta sẽ dễ bị các loại bệnh máu trắng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến… gõ cửa.

Người trưởng thành nên bảo đảm giấc ngủ đủ và chất lượng với thời gian từ 6-8h mỗi ngày. Vì việc học tập quan trọng nên thanh niên thường thức đến 12h đêm mới đi ngủ, nhưng đứng từ góc độ khoa học mà nói, thời gian bắt đầu đi ngủ tốt nhất là từ 21h-22h. Đối với nhiều người, nếu như sau 23h vẫn chưa ngủ được, thì qua 24h sẽ càng khó ngủ hơn. Tình hình càng tệ hại hơn nếu đó là những người lớn tuổi và có vấn đề với giấc ngủ.

Theo secretchina
Kiên Định biên dịch

Xem thêm: