Trà coi là một loại thực phẩm đặc biết trong dưỡng sinh. Nhưng khi uống trà cùng lúc với dùng một số loại thực phẩm khác sẽ có hiện tượng tương sinh tương khắc. Thậm chí, trong một số trường hợp có thể tạo thành các chất độc hại cho cơ thể.

Dưới đây 4 loại thực phẩm không nên dùng chung với trà.

1. Trà và trứng gà

4 loại thực phẩm không nên dùng chung khi uống trà (Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)

Có một số người thích làm món trà trứng, luộc trứng bằng nước trà, hơn nữa độ đậm đặc của trà khá cao và đun trong thời gian lâu đến lúc trứng thành màu nâu. Tuy nhiên nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên chế biến trứng chung với trà, vì trong trà có chứa khá nhiều axit tannic, chất này có thể kết hợp với protein cửa trứng thành một số chất khó tiêu, ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein của cơ thể.

Kinh nghiệm nhiều người cho thấy không nên uống trà đặc trước hoặc sau khi ăn trứng, ngoài việc giá trị dinh dưỡng của trứng bị mất đi thì còn gây cảm giác đầy bụng khó chịu.

2. Trà và rượu

4 loại thực phẩm không nên dùng chung khi uống trà (Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)

Nhiều người có thói quen sau khi uống rượu sẽ dùng trà nhằm giải rượu hay giảm cảm giác nôn nao khó chịu. Điều này có thể gây hại cho thận. Bởi vì uống trà có tác dụng lợi tiểu, khi mới uống rượu xong, hàm lượng chất acetaldehyde do rượu chuyển hóa thành vẫn còn cao. Nhưng tác dụng lợi tiểu của trà sẽ khiến chất này tiến nhập vào thận. Chất acetaldehyde có tính kích ứng mạnh với thận, từ đó rất có thể dẫn đến tổn hại cho chức năng thận. Đấy có thể là nguyên nhân khiến lạnh thận, liệt dương, tiểu đục lắt nhắt, đau tinh hoàn và một số triệu chứng khác tiếp tục xuất hiện.

3. Uống trà và thịt dê

(Ảnh: bepmoi)
(Ảnh: bepmoi)

Mặc dù thịt được xem là bổ dưỡng cho cơ thể. Nhưng nếu ăn thịt dê cùng với uống trà, chất protein dồi dào trong thịt dê có thể “kết hợp” với axit tannic trong trà, tạo thành chất bị kết tụ tại ruột, khiến cho nhu động ruột suy yếu, giảm độ ẩm của phân, dễ gây nên táo bón.

Do đó, không nên ăn thịt dê trong khi uống trà. Sau khi ăn thịt dê xong cũng không nên ngay lập tức uống trà. Tốt nhất hãy đợi từ 2-3 giờ sau mới uống.

4. Trà và các loại thuốc

tra 6
(Ảnh: tablettoolsindia)

Chất axit tannic có trong trà có thể kết hợp cùng với một số chất có trong thuốc (chẳng hạn như viên sắt sulfate, berberine v.v.. ) tạo kết tủa rồi ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc cũng như tác dụng của thuốc.

Nếu như dùng nước trà để uống thuốc an thần (như phenobarbital …), thì chất caffeine và theophylline trong trà cùng các chất kích thích khác sẽ làm cho thuốc an thần bị giảm bớt, thậm chí mất tác dụng.

Bởi vì có rất nhiều chủng loại thuốc, không dễ để nắm rõ. Do vậy luôn luôn uống thuốc bằng nước ấm, mang lại lợi ích và vô hại.

My My

Xem thêm: