Nelly Saunier – nữ nghệ sĩ bậc thầy về chế tác sản phẩm lông vũ mỹ thuật mang lại sức sống mới cho các sản phẩm thời trang. Sự lao động tràn đầy tình yêu của cô đã mở ra một thế giới của vẻ đẹp vốn đang ngày càng mai một.

Cơ duyên và sự nghiệp

Một thiếu nữ đang ngồi vắt vẻo trên cành của một cây sồi lớn, ở làng Sucy-en-Brie, một vùng ngoại ô cổ kính của Paris. Một con chim yến màu vàng sáng hạ xuống cành cây thấp rậm rì phía dưới, ngoài tầm với, đã thu hút con mắt và ngạc nhiên và tò mò của cô bé. Dường như bị cuốn hút bởi ánh mắt của cô gái trẻ, con chim bắt đầu nhảy nhót về phía cô. Cô bé vui mừng vươn tay tới người bạn nhỏ khoác áo lông vũ mới quen của mình, làm chú chim ngập ngừng rồi bay đi.

Ảnh: couturenotebook.com

Nhưng trước khi bay đi chú chim đã để lại cho cô bé một món quà – một chiếc lông với một trăm sắc thái vàng kim, với hoa văn của lông chim rực rỡ như mặt trời mọc. Cô cầm chiếc lông chim lên xem. Có một ánh sáng phản chiếu lung linh trên đó như một chiếc chìa khóa, như một lời mời khám phá một thế giới tưởng tượng đầy mới mẻ.

Nelly Saunier, nghệ sĩ chế tác sản phẩm lông vũ. (Ảnh: portraitsdegens.tumblr.com)

Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã đam mê thiên nhiên và say mê các loài chim”, Nelly Saunier, nữ nghệ sĩ bậc thầy về chế tác sản phẩm lông vũ chia sẻ, “Lông vũ chuyển động, nâng đỡ tâm hồn và truyền cảm hứng cho tôi. Tôi rất nhạy cảm với sự thuần khiết và đơn giản của thiên nhiên: các loài chim bẩm sinh đã có sự tao nhã của riêng mình; Không có sự giả dối trong ngoại hình của chúng”. Khi một con chim hót lên tiếng hót giản dị của nó, Saunier đã cống hiến cuộc đời mình cho việc làm ra những sản phẩm từ những chiếc lông của nó nhưng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cơ bản ban đầu.

Ngành thời trang sử dụng lông vũ của cô đã sải bước trên đường lớn trong sự hợp tác với Jean Paul Gaultier, làm ra những chiếc vòng cổ và đeo tay với hãng đồ trang sức Harry Winston và Van Cleef & Arpels, và thậm chí đã làm rực rỡ thêm những câu chuyện cổ tích của Hollywood như “Pan”.

Đối với tôi, nghệ thuật của sản phẩm lông vũ không có giới hạn về khả năng thể hiện cảm xúc trong tất cả các thế giới nghệ thuật, văn hóa và phương tiện truyền thông xung quanh chúng ta. Nó có khả năng vượt trên những thế giới này”.

Tính chất cộng sinh

Saunier kết hợp hài hòa giữa đồ trang sức tinh xảo và thiết kế với lông chim công để tạo ra Đồng hồ trang sức tối thượng cho hãng Harry Winston.

Đông hồ lông chim cao cấp (Ảnh: featherfolio.com)

Saunier không bao giờ chịu ngủ yên trong vòng nguyệt quế của mình. Sự tìm kiếm không mệt mỏi những cách làm mới để tái phát minh hàng thập kỷ của trí tuệ và đồ thủ công giờ đây đã ban thưởng cho cô nhiều hơn bao giờ hết. “Lông vũ là một vật liệu phi thường – đó là một thế giới trong một thế giới”. Với mỗi thiết kế mới, Saunier sinh ra một cuộc sống mới, hiện giờ là một phần của một tổng thể to lớn hơn.

Mỗi đối tác đều đồng ý với các nguyên tắc và quy tắc đạo đức mà tôi tuân thủ trong cuộc sống cá nhân. Cần phải đổi mới cách tiếp cận và kể cả bản thân trong mỗi lần sáng tạo, để tái phát minh, đồng thời đưa ra một đề xuất thẩm mỹ hoàn toàn mới, chưa từng có trước đó”.

Khi làm việc với Harry Winston, cô đã tạo ra những chiếc mặt dây chuyền, trâm cài và đồng hồ tinh xảo, kết hợp rất cẩn thận các vật liệu lông vũ, kim loại và đá quý theo cách mà thế giới trang sức tinh xảo không bao giờ có thể đoán trước được.

Đối với tôi, Harry Winston là khởi đầu của một câu chuyện trong thế giới cực kỳ tinh tế và vô cùng nhỏ bé”, cô giải thích. “Cần phải tuân theo việc sử dụng thường xuyên lông vũ, để giữ vẻ đẹp tự nhiên của nó trong khi biến sự sáng tạo đó thành một ảo giác tuyệt vời”.

Trang sức đặc biệt, (Ảnh: twitter.com)

Một sự hợp tác khác với người đồng hương lừng danh của cô là Jean Paul Gaultier đã làm mê hoặc thế giới thời trang cao cấp với một bộ áo lông vẹt đuôi dài hình cầu vồng rực rỡ và một chiếc áo len hoa. “Tôi đã sử dụng lông vũ để tạo ra ảo giác là chất liệu len. Những chiếc lông chim đơn giản trở thành sợi len kiểu cách”, cô mỉm cười bẽn lẽn.

Vật liệu lông chim phong phú. (Ảnh: fondationbs.org)

Cam kết nhiều mặt của cô đối với nghề thủ công đặc biệt này đã dẫn cô tới sự hợp tác với nhà sản xuất đồ nội thất nổi tiếng Thierry Drevelle. “Thierry sử dụng các loại gỗ quý hiếm, các loại gỗ ngoại nhập”, cô nói. “Cả hai chúng tôi đều có chung một niềm đam mê về sự quý giá của chất liệu, tìm cách bảo quản và đổi mới chúng”.

Khi chuyên môn của họ đan xen, các sản phẩm trang trí của họ “đã trở thành một cuộc phiêu lưu. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho hai thế giới chưa từng kề vai sát cánh trước đây gặp được nhau – cuộc kết hôn của lông vũ và gỗ. Chúng tôi đã phát triển được một sự hợp tác nghệ thuật thực sự xuất sắc và cũng là một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp”.

Chu kỳ của cuộc sống

Nghệ thuật với lông vũ là cuộc sống của tôi – đó là một trạng thái hiện hữu, một trạng thái của tinh thần”, Lau Saunier nói. “Bản thân những chiếc lông vũ đã trở thành một cảm xúc”.

Sắc màu đầy cảm xúc. (Ảnh: pinterest.com)

Điều đáng ngạc nhiên là việc đưa hơi thở cuộc sống vào những chiếc lông vũ không được bắt đầu với kỹ năng tinh tế của đôi bàn tay.

Để nắm bắt được vẻ đẹp, hoa văn khác nhau và sự phong phú vô tận của lông vũ, bạn phải có kiến ​​thức thấu đáo về những người bạn lông vũ của chúng tôi”. Cô nghiên cứu rất kỹ những người đồng hành có cánh: từ cách thức chúng bay lượn, tới phản ứng của chúng với các yếu tố như mặt trời, gió, thời tiết, bóng râm và bóng đêm. Những chuyến du lịch của cô đến những miền đất lạ và những chuyến đi bộ đường dài cùng các nhà nghiên cứu chim cũng khai sáng cho cô. “Cách học này là một quá trình tiếp diễn. Trí tuệ của tôi trở nên thâm sâu hơn mỗi ngày”.

Nghiên cứu và sáng tạo. (Ảnh: lamysterieusecurieuse.blogspot.com)

Sự tổng hợp về tinh thần và vật chất đã tạo cho các sản phẩm của Saunier sự rất khác biệt, rất sống động. “Tôi sử dụng bản vẽ làm cơ sở thể hiện ý tưởng của mình, nhưng tôi cũng nghiên cứu về thành phần của lông vũ: sơ đồ, phác thảo, bảng màu, bộ sưu tập mẫu, bảng hoa văn”, cô ấy nói thêm. “Sau khi hoàn thành loại nghiên cứu tốn rất nhiều thời gian này, tôi mới hiển thị ra các hiệu ứng, đường nét, sự cộng hưởng của các màu sắc, rồi đồng hóa chúng vào tác phẩm của mình”.

Măng-sét có tên: Mặt trời cuộc sống (Ảnh: likeab.com)

Thúc đẩy nghệ thuật bằng mọi giá

Cam kết của Saunier đối với bảo tồn kéo dài từ quá khứ bảo vệ các đồng đội nhỏ của cô cho tới hành tinh này. Trong lịch sử, sản phẩm lông vũ đã là mốt thời thượng ở Pháp, từ người tiên phong xu hướng là Marie Antoinette, người nổi tiếng với những chiếc mũ lông chim vẫn còn phổ biến trên đường phố Paris một thế kỷ sau đó.

Ảnh: lareserve-mag.com

Trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng từ năm 1860 đến 1914, các môn nghệ thuật đều phát triển mạnh, bao gồm cả ngành sản phẩm lông vũ. Giai đoạn này có một niềm vui sống mãnh liệt hiện hữu.

Đối với những nghệ nhân như bản thân cô, “nhu cầu thị trường rất cao vì phụ nữ thích những chiếc mũ lông vũ và thay đổi trang phục thường xuyên”, Saunier giải thích.

Thời trang lông vũ. (Ảnh:twitter.com)

Nhưng cùng với cuộc khủng hoảng tài chính và tình trạng chiến tranh ở châu Âu, thời trang lông vũ đã trở thành thứ hàng xa xỉ mà mọi người có thể bỏ qua. Hiện giờ những cơ sở chế tác hàng lông vũ có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhưng Saunier đã không để cho nghề thủ công của cô phải chết.

Theo truyền thống, nghệ thuật chế tác lông vũ có mối liên hệ mật thiết với độ chính xác không giới hạn và dựa vào các kỹ thuật cụ thể để các sản phẩm sáng tạo có thể tồn tại theo thời gian, trong khi làm thăng hoa phương tiện truyền tải”.

“Tôi đã gắng sức duy trì sự chính xác nghiêm ngặt này từ bí quyết của tổ tiên, nhằm tránh sự mai một của nghề truyền thống, để cho các thế hệ mới hiểu được cách sử dụng nó”.

Kỹ thuật tinh tế (Ảnh: fashionone.ru)

Sau 20 năm trao truyền niềm đam mê của mình cho thế hệ kế tiếp tại trường dạy nghề Octave Feuillet ở Paris, giờ đây cô đã chọn tiếp tục học nghề. Và sự cống hiến của cô cho nghệ thuật của bản thân mình – cả sáng tạo và bảo tồn – dường như đang tạo nên điều kỳ diệu của nó. “Khi tôi bắt đầu giảng dạy, lông vũ với tư cách là phương tiện truyền tải chưa được trở thành thời trang như ngày nay”.

Bông hoa làm từ lông chim. (Ảnh: thefrenchip.com

Trong các năm 2008 và 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Truyền thông Pháp đã vinh danh Saunier với các danh hiệu: “Maître d’Art” và và “Chevalier des Arts et des Lettres”, cho tầm ảnh hưởng sâu sắc của cô trong giảng dạy và chế tác sản phẩm lông vũ: “Ông đã cảm động vì hành trình dài và đầy nghệ thuật của tôi, cũng như ý chí của tôi để duy trì, kiên trì bảo vệ và phát huy một môn nghệ thuật quý hiếm và nguy cấp, tránh cho nó sự tuyệt chủng”.

Phòng làm việc của Saunier (Ảnh: ateliersdeparis.com)

Những chuyến đi gần đây của cô đã đưa cô đến với một tổ chức uy tín của Pháp là Villa Kujoyama ở Kyoto, Nhật Bản, nơi di sản của cô sẽ được tiếp tục.

Một thế giới bên trong một thế giới”. Đó là sự thật – Sự lao động tràn đầy tình yêu của Saunier đã mở ra một vũ trụ của vẻ đẹp đang chờ đợi để được bay xa.

Theo J.H. WHITE (Taste of Life Magazine)

Hòa Bình biên dịch

Xem thêm: