Xem lại những bức ảnh mình đã chụp và suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc là rất khó đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, vẫn có những cách mà bạn có thể phân tích được tác phẩm của mình, từ đó tự đào tạo bản thân để xem điều gì đã tốt và điều gì cần được cải thiện.

Lý do đằng sau điều này đơn giản là vì chúng ta thường quá gần với các hình ảnh của mình nên không thể xem chúng với con mắt của một người ngoài cuộc vô tư. Dưới đây trình bày một số mẹo bạn có thể sử dụng để xem xét các tác phẩm của mình dưới một ánh sáng mới.

Dùng con mắt kỹ thuật

Cách dễ nhất để bắt đầu xem xét tác phẩm của bạn là hãy loại bỏ hoàn toàn ý kiến cá nhân về sự vật. Thay vào đó, hãy bắt đầu bằng cách nhìn vào khía cạnh kỹ thuật của mọi thứ. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng, sự hoàn hảo về kỹ thuật không phải lúc nào cũng là điều quan trọng nhất trong một bức ảnh: đặc biệt nếu bạn làm việc trong một lĩnh vực mỹ thuật và muốn những bức ảnh phong cảnh của bạn được hiện diện trong các phòng trưng bày nghệ thuật hoặc bảo tàng, một số khiếm khuyết kỹ thuật thậm chí có thể còn được đánh giá cao. Tuy nhiên, bạn có thể tự chọn những quy tắc nào bạn sẽ tuân theo và quy tắc nào bạn sẽ bỏ qua, khi bạn khi bạn đã quen phân tích tác phẩm của chính mình!

Ảnh: pixabay.

Bạn có thể xem xét kiểm tra các yếu tố như: liệu tiêu điểm của bạn có sắc nét không, có các khu vực ảnh bị chìm trong bóng tối hay không, bạn có làm nổi bật các điểm cần nổi bật hay không và màu sắc của bạn có đúng với thực tế hay không. Những yếu tố này có thể giúp bạn sớm xác định các vấn đề với kỹ thuật nhiếp ảnh của bản thân, để bạn học cách kiểm soát độ tương phản, cân bằng màu sắc một cách chính xác và lấy nét sắc sảo hơn cho các bức ảnh của bạn sau này. Những khả năng kỹ thuật này sẽ giúp bạn đứng vững, ngay cả sau này khi bạn chọn bỏ qua chúng để thể hiện các phong cách mang tính nghệ thuật hơn.

Bạn cũng có thể đánh giá bức ảnh của mình dựa trên bất kỳ phong cách cụ thể nào bạn đã theo đuổi. Ví dụ, nếu bạn sử dụng kỹ thuật làm mờ chuyển động, bạn đã làm mờ đúng đối tượng không? Có đủ độ mờ không? Liệu nó có gây ấn tượng rằng đối tượng đang chuyển động, hay đơn giản là chỉ làm cho cảnh khó hiểu hơn?

Ảnh: Ordelheide / thephotoargus.

Sử dụng các quy tắc để đánh giá

Tiếp theo, hãy xét ảnh theo các quy tắc bố cục trong hội họa, vì chúng thường được áp dụng cho nhiếp ảnh. Đôi khi bạn cũng có thể bỏ qua các quy tắc này – nhưng bạn phải làm như vậy một cách có chủ ý, để tạo ra tác động mạnh mẽ hơn, chứ không chỉ đơn giản là có bố cục kém.

Quy tắc “một phần ba” rất dễ kiểm tra – bạn có thể thực hiện thủ công, cho dù bạn xem hình ảnh trên màn hình máy tính, máy ảnh, hay một tấm ảnh đã in ra đặt trước mặt bạn. Đầu tiên, hãy lấy một mảnh giấy hoặc nhựa trong mà bạn có thể cắt theo kích cỡ của hình ảnh bạn đang xem. Sau đó, dùng thước kẻ và bút tối màu, kẻ các đường thẳng chia cắt mẫu của bạn chính xác thành ba phần, cả theo chiều dọc và chiều ngang. Đặt nó lên trên hình ảnh của bạn, và bạn sẽ thấy các phần ba nằm trong bố cục. Các hình ảnh mạnh hơn thường có xu hướng có các thành phần quan trọng nằm ngay tại rìa của hình chữ nhật ở trung tâm, với các đường hoặc các yếu tố quan trọng được đặt dọc theo các đường kẻ. Ví dụ, đường thẳng tạo bởi một thân cây có thể là một cách tuyệt vời để sử dụng quy tắc một phần ba để kiểm soát bố cục. Hoặc bạn có thể đặt đỉnh núi ở đường ngang đầu tiên xác định phần thứ ba, sẽ làm bố cục khác với khi nó được đặt trực tiếp ở giữa.

Ảnh: Bret Vogel from flickr / CC0.

Một quy tắc khác để xem xét là bản thân khung hình: có bất cứ điều gì làm nhiễu xung quanh các cạnh của hình ảnh mà không nên có ở đó không? Có thể có quá nhiều khung hình thực sự tập trung xung quanh ở bên ngoài hình ảnh làm lấn án cả vùng trung tâm, mà lẽ ra phải là trọng tâm? Có thể không có cái khung nào cả và điều này khiến cho hình ảnh có cảm giác dang dở hoặc không đáng chú ý?

Bạn cũng nên xem xét tỷ lệ khung hình của bạn và sự lựa chọn về phong cách, so với các phong cách chân dung. Bạn không cần phải gắn chặt với hình ảnh theo chiều ngang chỉ vì bạn đang chụp ảnh phong cảnh – mặc dù đó có thể là một quy tắc, nhưng không phải luôn cho hình ảnh tốt nhất. Bức ảnh sẽ có tác động mạnh hơn nếu chụp tòa tháp hoặc ngọn núi đó theo phong cách chân dung?

(ảnh đã xử lý CC0).

Các đường dẫn là một quy tắc tuyệt vời để thử nghiệm. Mắt có xu hướng nhìn theo đường thẳng, vì vậy khi bạn sử dụng chúng để đưa mắt người xem đến một điểm nhất định trong ảnh, chúng có thể có tác dụng rất mạnh. Tuy nhiên, chúng cũng có thể đánh lạc hướng, đưa mắt người xem đến sai địa điểm.

Làm sạch sẽ bức ảnh

Sau khi bạn đã phân tích khía cạnh kỹ thuật của mọi thứ và xem xét tác phẩm của bạn dựa trên các quy tắc nhiếp ảnh phổ biến, có một cách khác để xem xét bức ảnh: bạn tự coi mình là một nhà thiết kế đồ họa. Có một câu châm ngôn nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế là: “sự hoàn hảo đạt được không phải khi không có gì khác để thêm vào, mà là khi không có gì khác để lấy đi”. Điều đơn giản thường có thể có tác dụng tốt nhất, và đây là một vấn đề lớn đối với các bức ảnh phong cảnh, nơi có thể bị lẫn vào nhiều yếu tố gây nhiễu thu hút mắt nhìn.

Ảnh: Kim Seng từ flickr / CC0.

Hãy để ý đến những thứ như người ngoài cuộc ngẫu nhiên và khách du lịch, cũng như các vật thể và tòa nhà nhân tạo có thể phá hỏng đường nét và thông điệp của bức ảnh phong cảnh của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn không bao giờ nên đưa những thứ đó vào ảnh của mình, mà bạn nên cân nhắc cẩn thận xem có nên thêm vào hay lấy chúng ra khỏi hình ảnh của bạn. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng có thể loại bỏ các thành phần khỏi khung hình trong cuộc sống thực, và bạn có thể cũng không muốn dùng Photoshop để tẩy chúng đi. Tuy nhiên, phân tích hình ảnh theo cách này sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách đóng khung hình ảnh của bạn khi bạn đi chụp trong tương lai.

Tách cảm xúc cá nhân khỏi bức ảnh

Cuối cùng, bạn đã có kết luận nào đó về việc hình ảnh của mình có thể được coi là tốt hay không, dựa trên quan điểm kỹ thuật. Nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện, còn có một điều khác để xem xét nữa – đó là cảm xúc từ bức ảnh. Đôi khi, một bố cục phá vỡ các quy tắc có thể mạnh mẽ hơn và thậm chí có thể mạnh mẽ về mặt cảm xúc, hơn là một bức ảnh hoàn hảo về mặt kỹ thuật.

Vì vậy, làm thế nào để hình ảnh có cảm xúc? Nó là khó vì một nhiếp ảnh gia phải loại bỏ tất cả nhiễu cá nhân ở đằng sau, chẳng hạn như cách bạn cảm nhận về bản thân đối tượng, trải nghiệm bạn có khi chụp bức ảnh đó, những suy nghĩ nào dẫn đến việc bạn chụp nó ngay từ đầu. Nhưng hãy cố gắng để loại bỏ những thứ đó đi, và trước hết hãy nhìn vào bức ảnh một cách chủ quan, như thể bạn đang nhìn thấy nó lần đầu tiên.

Ảnh: pexels / CC0.

Cuối cùng, nếu bạn có thể tách được cảm xúc cá nhân khỏi bức ảnh, có lẽ với một cách tốt hơn, đó là nhờ người khác xem giúp. Hãy nhờ ai đó xem hình ảnh bạn chụp, nhưng không nhất thiết phải là người chuyên làm ảnh. Bởi vì người không chuyên sẽ tốt hơn khi xem xét tấm ảnh, vì họ không quá quan tâm tới khía cạnh kỹ thuật.

Vững vàng tiến về phía trước

Khi bạn đã phân tích xong hình ảnh của mình, việc tiếp theo là gì? Bạn nên có kết luận về những gì đã tốt và những gì có thể được cải thiện. Bạn cũng nên có một cảm giác về vị trí của nó trong sự nghiệp nhiếp ảnh của bạn: nó có xứng đáng với danh mục của bạn không, hay chỉ là một bức ảnh “ăn liền” để gửi đi?

Bây giờ bạn cũng có thể bắt đầu đưa các điều được cải thiện vào, sẵn sàng cho lần chụp tiếp theo, cho dù bạn chủ động làm như vậy hay do kết quả tự nhiên của việc suy xét nhiều hơn tới chất lượng của những bức ảnh bạn đã chụp. Những vấn đề khiến bức ảnh của bạn trở nên kém tuyệt vời, mà bạn đã tìm ra, sẽ xuất hiện lại trong tâm trí bạn vào lần tới khi bạn lấy máy ảnh ra chụp, và vì thế bạn sẽ có thể tránh được chúng vào lúc đó.

Ảnh: pixabay / CC0.

Bạn cũng hy vọng sẽ có được cảm xúc về phong cách và mục đích của riêng mình với tư cách là một nhiếp ảnh gia. Rất quan trọng khi có thể nói rõ những điều này, bởi vì nó sẽ giúp bạn trình bày hoặc đưa tác phẩm của mình đến các phòng trưng bày, tạp chí, hay khách hàng tiềm năng, v.v. Ngay cả khi bây giờ bạn chỉ nhiếp ảnh theo sở thích riêng, bạn vẫn có thể cần phải xác định phong cách của mình trong tương lai!

Phân tích công việc của chính mình là thực sự khó khăn, nhưng kết quả sẽ rất bổ ích. Bạn sẽ có thể tăng cường sức mạnh cho danh mục của mình, cải thiện công việc của bản thân và cũng có thể chọn hình ảnh phù hợp cho công việc vào mọi lúc.

Theo Rhiannon D’Averc / Loaded Landscapes

Clip hay: Suốt đời bận rộn mà không đủ thời gian, có phải vì bạn chưa biết bí quyết này?

videoinfo__video3.dkn.tv||6a8f6e43a__