Những bức tranh thuộc trường phái hội họa Học viện ở châu Âu vào thế kỷ XIX đã từng không được coi trọng, thậm chí quên lãng. Trong những năm gần đây, với sự công nhận và tôn trọng đối với nghệ thuật truyền thống, các bức tranh thuộc trường phái này đã dần lấy lại sự công nhận trong giới nghệ thuật.

Với ai không am hiểu về trường phái hội họa Học viện, thì không thể thực sự hiểu về nghệ thuật phương Tây thế kỷ XIX. Các nghệ sĩ hàn lâm không nhìn vào các tác phẩm của họ như các thế hệ đi sau, vì trong hội họa còn phân thành nhiều trường phái. Vì thế “Tìm hiểu về trường phái hội họa Học viện châu Âu thế kỷ XIX” sẽ là chủ đề mà bài viết này thảo luận.

Thuật ngữ “phái Học viện”

Kể từ Thế chiến thứ hai, thuật ngữ “phái Học viện” đã được sử dụng để mô tả tác phẩm của các nghệ sĩ chủ lưu của thế kỷ XIX (thuật ngữ “Học viện” dùng để chỉ những nơi đào tạo như Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh quốc hay Học viện Julian College của Pháp, v.v.). Cái mà nghệ thuật thuộc phái Học viện đề cập đến là chuyên để chỉ những họa sĩ và tác phẩm nghệ thuật chịu ảnh hưởng của các tiêu chuẩn do Học viện Nghệ thuật Pháp đặt ra trong các phong trào tân cổ điển và lãng mạn, cũng như phong cách nghệ thuật cố gắng dung hợp hai phong cách này.

Nghệ thuật phái Học viện còn được gọi là “nghệ thuật hoa lệ” (art pompier), hay “chủ nghĩa điều hòa” (eclecticism), v.v. Các họa sĩ thuộc phái Học viện đã cố gắng hoàn thiện trong đào tạo và sáng tạo nghệ thuật. Họ thường tuân theo các nguyên tắc nghệ thuật nghiêm ngặt khi học hỏi và truyền đạt các kỹ năng, cam kết chỉ phát triển và đổi mới trên cơ sở các kỹ thuật của người đi trước. Đại diện của nghệ thuật phái Học viện gồm có các tên tuổi như William Adolf Bouguereau, Thomas Kutuor, Hans Makart và nhiều người khác.

Hoa hồng của Heliogabalus – Lawrence Alma-Tadema (1836-1912),, sản xuất năm 1888, Tranh sơn dầu, 132,1 × 213,9 cm (Ảnh: epochtimes)

“Phái Học viện” gặp trắc trở trên con đường và sự khẳng định trong tương lai

Với sự phát triển của nghệ thuật hiện đại, nghệ thuật phái Học viện liên tục bị phê phán và bị coi là theo cảm tính, bảo thủ, thiếu đổi mới, không có phong cách v.v.. Mãi đến những năm 1970, nghệ thuật hậu hiện đại mới bắt đầu phát triển, qua đó mà mọi người có cái nhìn đa dạng hơn về lịch sử nghệ thuật hội họa, và khi đó nghệ thuật phái Học viện mới được coi trọng trở lại.

Trong những năm 1840 và 1850, điện ảnh vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, phải mất nửa thế kỷ nữa mới cho ra mắt được bộ phim đầu tiên. Vẽ tranh sơn dầu, phác họa và in ấn là những hình thức truyền đạt thị giác chính trong thời đại đó. Các bức tranh thuộc nghệ thuật phái Học viện là nghệ thuật chủ lưu tuyệt đối của thời đại đó. Điều này là do hầu hết các họa sĩ chuyên nghiệp thời đó được đào tạo bởi các Học viện hoặc bồi dưỡng trong các xưởng vẽ của họa sĩ, tất cả họ đều có những kỹ năng cơ bản cần thiết cho hội họa phái học thuật.

Các tác phẩm xuyên qua cuối thế kỷ XVIII nói lên sự tự do và lý niệm; rất nhiều bức vẽ thể hiện sự tự do ngôn luận, cảnh khốn cùng của người nghèo, kêu gọi cải cách xã hội, tỏ lòng kính trọng với xã hội. Nói chung bao hàm lại đều là thể hiện tính nhân văn và sự hướng thiện.

“Les résignés” – Henri Jules Jean Geoffroy (1853-1924), sản xuất năm 1901, tranh sơn dầu, KT: 110 × 150 cm, được lưu giữ trong Bộ sưu tập nghệ thuật Orsay (Ảnh: epochtimes)

Trong nhiều cuốn sách nghệ thuật của thế kỷ XX, hội họa của phái Học viện thường được gọi là “nghệ thuật của giai cấp tư sản”. Trong các nhà phê bình nghệ thuật nổi lên là sự trỗi dậy của chủ nghĩa hiện đại vào đầu thế kỷ XX, đây có thể nói là một thuật ngữ “tinh ranh” được sử dụng để hạ thấp các bức tranh của phái Học viện.

Thuật ngữ “nghệ thuật của giai cấp tư sản” đã được tiếp thu bởi phong trào hiện đại và đã thống trị toàn bộ diễn đàn phê phán trong thế kỷ XX và vẫn đang được sử dụng bởi những người theo chủ nghĩa hiện đại. Tuy nhiên, kể từ đầu thế kỷ XXI, ngày càng có nhiều học giả bắt đầu xa rời phong trào hiện đại của thế kỷ XX, và thừa nhận rằng thuật ngữ này là vô nghĩa.

“Uncared For” – Augustus Edwin Mulpered (1844 – 1904), được vẽ năm 1871, tranh sơn dầu, 100 x 76 cm (Ảnh: epochtimes)
The Night Alarm: The Advance” – Charles West Cope (1811 181890), được thực hiện vào năm 1871, tranh sơn dầu, KT: 147 × 100 cm, được lưu giữ tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn, Vương quốc Anh (Ảnh: epochtimes)

Trong thế kỷ XXI, chúng ta có thể thấy sự xúc phạm của thuật ngữ này đối với công chúng trong xã hội, bởi vì trong bối cảnh này, nghệ thuật thế kỷ XIX bị gọi là “nghệ thuật của giai cấp tư sản”, tương đương với việc châm biếm tầng lớp trung lưu mới phát triển, rằng họ chỉ cần thoát nghèo, không có văn hóa, không có hương vị.

“Đúng như xã hội định hình nghệ thuật,

nghệ thuật cũng có thể giúp định hình một tập thể…”

Trớ trêu thay, người theo chủ nghĩa hiện đại vẫn sử dụng thuật ngữ này, từ này đã được hiểu là một bức tranh chỉ được vẽ cho những người giàu có và chỉ có họ mới có thể mua được. Vì lý do này, thuật ngữ tư sản thường bị các sinh viên hiểu nhầm là nói đến giới thượng lưu, nhưng thực tế, khi mô tả các bức tranh thế kỷ XIX, thuật ngữ này là một cuộc công kích trực tiếp vào tầng lớp trung lưu.

“The Balloon” – Julien Dupré (1851-1910), được vẽ năm 1887, tranh sơn dầu, KT: 240 × 200 cm (Ảnh: epochtimes)

Các tác phẩm nghệ thuật được gọi là nghệ thuật tư sản không chỉ được cất giữ bởi tầng lớp thượng lưu mà cũng xuất hiện không ít ở giới trung lưu. Mặc dù tầng lớp thấp hơn không thể mua được tranh gốc, nhưng nhiều người vẫn mua bản in hoặc các hình thức sao chép khác của các tác phẩm này. Thuật ngữ này cũng có nghĩa là tầng lớp trung lưu rất giàu có. Trên thực tế, họ tương đối giàu so với người nghèo, chỉ là không bằng giới quý tộc.

Giống như các ngành công nghiệp khác, các nghệ sĩ cần bán tác phẩm của mình để kiếm sống và tranh cũng là một thứ xa xỉ; tranh gốc thường được mua bởi những người có tiền. Nhưng điều này không có nghĩa là những người thuộc tầng lớp thấp ít quan tâm đến những bức tranh này hơn những người giàu có.

Sáng tạo nghệ thuật là sự phản ánh của xã hội

Sáng tạo nghệ thuật ở một mức độ nhất định là sự phản ánh của xã hội. Nó lan truyền trong thế giới mà con người sinh sống và hít thở. Khi chúng ta nghĩ về một nền văn hóa trong dòng chảy lịch sử, hình ảnh xuất hiện ngay trong tâm trí sẽ là những bức tranh, tác phẩm điêu khắc, văn học, âm nhạc, kiến trúc, phục trang và thực phẩm thời kỳ đó.

Giống như xã hội định hình nghệ thuật, nghệ thuật cũng có thể giúp định hình một tập thể; vào cuối thế kỷ XIX, nghệ thuật phái Học viện có thể nói là nghệ thuật chủ đạo. Thông qua hội họa và điêu khắc, các nghệ sĩ thể hiện bản thân với công chúng, đưa ra ý tưởng và trao đổi ý tưởng.

Vào thế kỷ XIX, dưới ảnh hưởng của các cuộc cách mạng ở Mỹ và Pháp, bất ổn chính trị và xã hội lan rộng khắp châu Âu. Vì lý do này, nghệ thuật của nửa đầu thế kỷ XIX khác biệt đáng kể so với nửa sau.

Quy định đối với các tác phẩm được trưng bày tại Salon de Paris đã được nới lỏng rất nhiều vào năm 1849, các nghệ sĩ cũng có một sự thay đổi trong suy nghĩ. Ở Anh với sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XVII, tầng lớp trung lưu đã ra đời.

Theo trang tin của Bảo tàng Victoria và Albert (London): “Mặc dù các cuộc chiến tranh, khủng hoảng tài chính và bất ổn xã hội đã đánh dấu những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XIX, nhưng được thúc đẩy bởi thương mại quốc tế mở rộng, các cơ sở công nghiệp của Vương quốc Anh Tiếp tục tăng trưởng.”

Giữa năm 1815 và 1847, tầng lớp trung lưu Pháp tăng trưởng, như Rondo E. Cameron đã viết trong cuốn sách Pháp và sự phát triển kinh tế của châu Âu: “Sự phát triển của giao thông vận tải và thông tin liên lạc, chuyển đổi đường thủy tự nhiên, tàu bè, đường sắt và điện báo đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại nội địa và xuyên quốc gia”.

“I am Half-Sick of Shadows, said the Lady of Shalott” – John William, hiện lưu giữ tại bộ sưu tập nghệ thuật của Ontario, Canada (Ảnh: epochtimes)

Do những thay đổi lớn trong nền kinh tế và ý thức hệ, chủ nghĩa hiện thực của nửa đầu thế kỷ XIX có xu hướng tập trung vào việc mô tả lịch sử, trong khi nghệ thuật ở nửa sau chuyển chủ đề sang cuộc sống hàng ngày và những tiểu thuyết thông tục. Khi các họa sĩ được tự do sáng tạo, bên cạnh đề tài lịch sử, tôn giáo, chân dung và tranh đời sống quý tộc, các chủ đề hội họa mới đã xuất hiện với số lượng lớn.

Giống như các bức tranh trong thời kỳ hoàng kim của Michelangelo và các kiệt tác cổ đại khác mô tả sinh động chủ đề Kinh Thánh, các bậc thầy cuối thế kỷ XIX không chỉ nêu ra các vấn đề xã hội thông qua hội họa, mà còn tái tạo những bài thơ về cuộc sống, những câu chuyện của Charles Dickens, Hugo và Shakespeare, những chủ đề về thần thoại Hy Lạp và La Mã cổ đại. Hiện tại, với sự công nhận và tôn trọng một lần nữa truyền thống của phái Học viện, nhiều tác phẩm của các họa sĩ phái Học viện đã được thị trường nghệ thuật khẳng định, liên tục đạt mức đấu giá cao, lên tới hàng triệu hoặc thậm chí hơn 20 triệu đô la Mỹ.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch