Âm nhạc của François-Andrien Boieldieu trong tác phẩm “Harp Concerto in C” là âm nhạc của thiên đường. Cây đàn Harp thường xuất hiện trong những bức tranh vẽ về thiên thần và bây giờ chúng ta được thưởng thức chúng.

Tác phẩm được chia làm 3 chương:
I. Allegro brilliante 00:00
II. Andante Lento 9:00
III. Rondeau: Allegro agitato 13:17

Mỗi chương đều có phần solo dành riêng cho đàn Harp độc tấu, đó là trung tâm trái tim của từng chương.

Tiếng đàn trong vắt như những giọt sương tạo nên bởi đàn Harp đã hoàn toàn tương phản với sự trào dâng như vũ bão của dàn nhạc trong chương 1 làm nên kịch tính nghệ thuật để chào đón tính chất trầm lắng lãng mạn của chương 2.

Trong chương 2 tiếng đàn Harp không chỉ trong vắt như những giọt sương kia nữa, mà nhiều đoạn có thể được so sánh, liên tưởng với những giọt nước mắt lặng lẽ của sự cô đơn thầm kín.

Chương 3 là một sự kết hợp hài hòa mọi tố chất của cả chương 1 và 2, được tác giả soạn lên thành những nét nhạc mạnh mẽ và kết thúc trong một hòa âm tròn trĩnh).

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Vài nét chấm phá về tác giả: François-Adrien Boieldieu

François-Adrien Boieldieu (1775-1834) là nhà soạn nhạc người Pháp. Ông được mệnh danh là “Mozart của Pháp”.

Cuộc đời và sự nghiệp

François-Andrien Boieldieu học nhạc tại Rouen. 2 vở opera đầu tiên của Boieldieu viết theo kịch bản của cha ông và chúng được trình diễn tại chính Rouen. Năm 1795, ông chuyển lên Paris, thành công lớn với vở Vua thành Bagdad.

Từ năm 1803 đến 1811, Boieldieu trở thành nhạc trưởng của Nhà hát Hoàng gia Sankt Petersburg.

Sau đó, ông trở lại Paris sáng tác vở opera Jean de Paris (1812), La dame blanche (1825) dựa theo hai tiểu thuyết của đại văn hào người Scotland Walter Scott là Tu viện (tiếng Anh: The monastery) và Kiểu ràng buộc (tiếng Anh: Guy Mannering).

Ngoài ra, ông còn trở thành giáo sư bộ môn piano từ năm 1798 đến năm 1803 và sáng tác từ năm 1817 đến năm 1826 tại Nhạc viện Paris.

Kim Cương