Bản Concerto giọng Mi trưởng viết cho đàn Mandolino (măng-đô-lin) của Giovanni Paisiello đã có thể giúp ta hiểu vì sao tiếng măng-đô-lin có thể đi theo ai đó cả một cuộc đời không thể quên.

Đó là những thanh âm sinh động, trong sáng và sắc cạnh, khiến một cây đàn Mandolino nhỏ cũng đã hoàn toàn nổi bật trên nền nhạc violon và bass.

Dù đàn Mondolino là nhạc cụ khá nhỏ và dân dã, nhưng khi được soạn cho độc tấu trước dàn nhạc bởi một thiên tài như Giovanni Paisiello thì âm thanh lại trở nên chói sáng lấp lánh.

Đàn Mandolino. Ảnh: Wikipedia

Người ta nói đó chính là những mảnh sáng lăn tăn của ánh trăng phản chiếu trên những con sóng đêm giữa biển cả.

Tác giả đã tận dụng được toàn bộ những ưu điểm gần gũi tình cảm của cây Mondolino và biến nó trở thành trái tim cho mọi khúc solo trong mỗi chương. Đó cũng chính là sự tương phản tinh tế nhất trong những tác phẩm concerto của ông.

Mời quý vị thưởng thức. Bản concerto dài 15 phút gồm 3 chương: 1) Allegro Maestoso 2) Larghetto 3) Allegretto

videoinfo__video3.dkn.tv||374247bf5__

Vài nét chấm phá về tác giả:

Giovanni Paisiello (hay Paesiello) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng người Ý. Sinh 9 tháng 5 năm 1740 Roccaforzata, Ý, mất 5 tháng 6, 1816 (76 tuổi) Napoli, Ý. Ông là nhà soạn nhạc thuộc thời kỳ âm nhạc Cổ điển.

Giovanni Paisiello bắt đầu học nhạc tại Nhạc việc Napoli. Thời trẻ ông chủ yếu sáng tác nhạc nhà thờ, sau ông có thiên hướng sáng tác opera hài nên năm 1764 ông đã viết vở opera hài đầu tiên cho Bologna.

Năm 1776, ông sang Saint Petersburg, làm nhạc trưởng thanh tra opera Ý cho triều đình Nữ hoàng Ekaterina II của Nga.

Năm 1784, ông trở về Napoli, làm nhạc trưởng trong cung đình vua Ferdinand IV. Trong các năm 1802 và 1803, Paisiello tổ chức và chỉ đạo dàn nhạc của triều đình Napoléon. Sau một lần nữa trở về Napoli vì bị triều đình Bourbon ruồng bỏ. Cuối cùng, ông chết trong cảnh nghèo khổ.

Các tác phẩm tiêu biểu

Giovanni Paisiello đã viết khoảng 100 vở opera, nổi bật có Người thợ cạo thành Sevilla (1782), Cô thợ xay (1788), Nina, hay cô giá điên vì tình (1789), 12 bản giao hưởng, 6 bản concerto cho piano và các bản cantata hài hước.