Mohenjo-Daro, hay nghĩa đen là Núi Tử thần, là một thành phố nằm trong thung lũng Indus. Thành phố này vẫn còn là một bí ẩn đối với giới khoa học. Những tàn tích còn lại được tìm thấy ở Nam Pakistan cho thấy, dường như thành phố này đã phải chịu một lượng nhiệt vô cùng lớn, có thể gây ra do một vụ nổ hạt nhân.

Năm 1927, năm năm sau khi phát hiện những tàn tích của Mohenjo-Daro tại Pakistan, người ta đa tìm thấy 44 bộ xương ở vùng ngoại vi.

Phần lớn các bộ xương được tìm thấy đang ở trong tư thế úp mặt trên đường và tay nắm tay. Dường như có một thảm họa lớn đột ngột đổ ập vào thành phố. Các chuyên gia vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra một lượng lớn phóng xạ ở một số địa điểm khảo cổ học.

Theo một số nhà khoa học Nga, một số xương tìm thấy có hàm lượng phóng xạ cao gấp 50 lần bình thường. Các nhà khoa học tin rằng Mohenjo-Daro cho thấy bằng chứng rõ ràng về một thảm họa hạt nhân đã xảy ra vào năm 2000 trước Công Nguyên

Các tảng đá bị nung chảy ở Mohenjo-Daro

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong thành phố có những tảng đá hoàn toàn biến thành chất lỏng ở một khu vực có diện tích là 45 mét. David Davenport, người phát hiện ra sự việc này đã có báo cáo về nó trong cuốn sách của ông mang tên “Sự hủy diệt hạt nhân vào năm 2000 trước Công Nguyên”. Các tảng đá bị nhiệt nung chảy thành mắc ma và thủy tinh. Thủy tinh này được tìm thấy ở một số địa điểm trong khu vực khảo cổ học. Đồ gốm sứ và tường gạch cũng bị nung chảy. Davenport suy đoán một vụ nổ hạt nhân khổng lồ đã xảy ra ở đây, hủy diệt toàn bộ người dân ở Mohenjo-Daro.

Liệu có phải Mohenjo-Daro thực sự bị hủy diệt bởi một vụ nổ hạt nhân? Nó đặt ra câu hỏi liệu rằng nhân loại có trình độ kỹ thuật cao đến thế tại thời điểm đó không.

Xung đột vũ trang giữa các thành phố có trình độ công nghệ phát triển cao?

Theo một thư tịch cổ  Ấn Độ mô tả, nơi này đã trở thành nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang giữa các thành phố có trình độ công nghệ phát triển cao. Nó mô tả từng có thời điểm ba thành phố lớn tạo nên quỹ đạo của trái đất. Các thành phố này được mô tả là làm bằng kim loại sáng và sắt. Nhưng rồi ba thành phố này gây chiến với nhau. Thư tịch cổ Ấn Độ kể rằng các vị thần đã dùng nhiều loại vũ khí đánh nhau, gây nên sự hủy diệt của những thành phố này, cũng như những cơn bão lửa đổ xuống trái đất.

Những làn khói trắng bất tận bốc lên cao trên bầu trời?

Bản viết tay Bahadva Gita thời Ấn Độ cổ mô tả “những làn khói trắng bất tận bốc lên cao trên bầu trời”.  Nó khiến cả thành phố chìm ngập trong tro bụi, hàng ngàn con ngựa bị thiêu cháy và thi thể hóa thành bụi vì sức nóng mãnh liệt. Cũng theo thư tịch này mô tả, một bầu không khí tĩnh lặng bao trùm khắp đất nước, trên da mọi người bắt đầu xuất hiện những vết bỏng rộp, tóc, móng tay và móng chân của họ bắt đầu rơi rụng lả tả.

Những thư tịch huyền bí còn nhắc tới lễ tạ ơn kéo dài bảy ngày khi 30 ngàn người dân còn lại được những cỗ xe bay cứu thoát khỏi đại hủy diệt này. Liệu phong tục truyền thống này có liên quan tới thảm họa trên?

Chúng ta không chắc về những gì đã xảy ra. Tuy nhiên người ta cho rằng Mohenjo-Daro không phải là thành phố duy nhất là nạn nhân của một thảm họa hạt nhất. Các viên gạch đá tìm thấy ở rất nhiều tòa nhà cổ là những vật chứng khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên.

Những tàn tích cổ của Mohenjo-Daro năm 2014.

Các tháp và pháo đài cổ ở Scotland, Ireland và Anh; Thành phố Catal của Thổ Nhĩ Kỳ; Alalakh tại bắc Syria; các thành phố nằm giữa Ganges ở Ấn Độ và các ngọn đồi ở Rajmaha, và sa mạc Mojvave tại Mỹ cho thấy các dấu hiệu tương đồng của thảm họa hạt nhân giống như với Mohenjo-daro.

Thuỷ tinh sa mạc: có nghĩa là nhiệt độ đạt tới 1800 độ C?

Bảy năm sau các vụ thử hạt nhân tại Alamogordo, New Mexico, tiến sỹ J.Rober Oppenheimer, cha đẻ của bom nguyên tử, trong khi giảng bài tại trường đại học, đã nhận được một câu hỏi từ sinh viên, rằng liệu các vụ thử hạt nhân có từng được tiến hành tại Mỹ trước  Alamogordo. Và ông đã trả lời “Có, trong  thời hiện đại”.

Câu nói khó hiểu, không đầy đủ này trên thực tế muốn ám chỉ tới các văn bản Hindu cổ đại, mô tả nhiều thảm họa mang tính tận diệt. Nhưng lại không có liên hệ gì tới các vụ phun trào núi lửa hoặc các hiện tượng khác mà chúng ta từng biết như đại hồng thủy hay sóng thần. Oppenheimer, một ngưới say mê nghiên cứu tiếng Sanskrit, có lẽ muốn đề cập tới đoạn văn “Bhagavad Gita” mô tả một thảm họa toàn cầu gây ra do một “loại vũ khí kỳ lạ, một trục sắt”.

Các đụn cát trong sa mạc ở Ai Cập. Hiện tượng gì đã xảy ra mà lại có thể đun nóng nhiệt độ ở sa mạc lên tới ít nhất là 1815 độ C, khiến các hạt cát tan chảy trở thành các hạt thủy tinh màu vàng xanh?

Mặc dù các nhà khoa học hiện đại rất khó để xác định được sự tồn tại của vũ khí nguyên tử trước thời kỳ văn minh hiện nay của chúng ta, nhưng dường như họ đều ngầm thừa nhận điều này. Các bằng chứng về nhiều vụ nổ tương tự được báo cáo khắp nơi trên thế giới.

Những mảnh kính nằm dưới cát

Vào tháng 12 năm 1932, Patrick Clayton, một thanh tra khảo sát địa lý ở Ai Cập, đang lái xe dọc các đụn cát ở Sa mạc Biển lớn gần Cao nguyên Saad Ai Cập, thì đột nhiên nghe thấy tiếng lạo xạo dưới bánh xe. Trong khi đi tìm nguyên nhân gây ra âm thanh kỳ lạ đó, ông đã tìm thấy rất nhiều mảnh kính nằm dưới cát.

Vậy loại hiện tượng nào có thể làm gia tăng nhiệt độ của cát sa mạc lên đến ít nhất 1.800oC, để biến nó thành những mẩu thủy tinh cứng màu vàng-xanh lục, nếu không phải là một vụ nổ bom hạt nhân thời cổ đại?

Albion W.Hart, một trong những kỹ sư đầu tiên của trường đại học kỹ thuật Massachusetts, đã quan sát kỹ lưỡng địa điểm vụ thử bom hạt nhân Almogordo, và phát hiện có nhiều mảnh vụn kính còn lại đây sau đó.

Một vụ nổ hạt nhân năm 1971

Vụ thử hạt nhân này tương đồng với các kết cấu ông từng nhìn thấy trước đó 50 năm ở sa mạc châu Phi. Tuy nhiên, biên độ ảnh hưởng dẫn các nhà khoa học tới kết luận vụ này lớn gấp 10 nghìn lần vụ nổ ở New Mexico.

Trên thực tế người ta phát hiện ra một khu vực rộng lớn bao phủ rất nhiều các mảnh kính nóng chảy ở rất nhiều sa mạc trên thế giới. Các tinh thể thạch anh bị nóng chảy thành rất nhiều hình thù kỳ quặc, giống hệt với các hình thù tìm thấy sau vụ nổ hạt nhân ở địa điểm thử hạt nhân ở sa mạc cát trắng Alamogordo.

Sao băng không thể là nguyên nhân

Có rất nhiều các nhà khoa học đã cố gắng giải thích hiện tượng nhiều tảng đá thủy tinh lớn nằm rải rác ở các sa mạc Libya, Sahara, Mohave, cũng như ở rất nhiều nơi khác trên thế giới, là kết quả của các vụ va chạm của sao băng. Tuy nhiên, vì không có các hố do va chạm tạo ra tương ứng trong sa mạc, cho nên lý thuyết này bị loại bỏ. Không có hình ảnh từ vệ tinh hay các kỹ thuật đo đạc đủ khả năng tìm ra các hố va chạm.

Mảnh kính được phát hiện ở sa mạc Libya

Ngoài ra, các mảnh vụn kính tìm thấy ở sa mạc Libya rất trong sáng, có độ tinh khiết lên tới 99%, nó không đúng với kiểu va chạm do sao băng tạo ra. Thông thường va chạm do sao băng tạo ra sắt và các kim loại khác lẫn với các mảnh kính nóng chảy.

Các nhà khoa học suy đoán khả năng các sao băng có cấu trúc kinh phát nổ cách bề mặt trái đất vài km, hoặc gần tới mức có thể nung chảy cát là rất nhỏ.

Kể cả có trường hợp này thì nó cũng không giải thích được tại sao hai khu vực nằm gần nhau ở sa mạc Libya lại có sự giống nhau đến kinh ngạc- khả năng có hai va chạm sao băng với khoảng cách gần như vậy là vô cùng nhỏ. Ngoài ra, tại sao các mẫu kính lại thiếu nước cũng không được giải thích, bởi vì khu vực va chạm 14000 năm trước đây được bao phủ bởi nước.

Trên toàn cầu, các dấu hiệu về nền nhiệt độ cực cao và các mô tả ấn tượng về các thảm họa khủng khiếp cho thấy đã rất nhiều lần công nghệ hạt nhân từng phát triển trên địa cầu này- và đã có những thời kỳ vũ khí hạt nhân được con người sử dụng để chiến đấu chống lại nhau.

Lê Anh (biên dịch từ Epoch Times France)

Xem thêm: