Từ xưa, Trung Hoa đã nổi tiếng với “con đường tơ lụa”, kéo theo sự phát triển của nghệ thuật thêu thùa, may vá. Khuê phòng của các cô gái trước khi xuất giá cũng là những “thêu phòng”. Những cô gái thường thêu những ngụ ý về điềm lành trên các bề mặt vải, có thể là trên quần áo may sẵn, có thể là trên tráp trang sức của mình. 

Trong lịch sử lâu dài và sự pha trộn của các khu vực rộng lớn, điểm khác biệt trong văn hóa quốc gia làm cho nghệ thuật thêu tạo thành các nhánh khác nhau, mang nét phong cách khác nhau. Mỗi chi nhánh đều có bối cảnh lịch sử riêng, kỹ thuật trong nghề thủ công của nó cũng mang những đặc điểm riêng.

Đặc biệt là vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh, các chủng loại thêu địa phương đã phát triển một cách toàn diện, tạo thành nhiều hình thêu như Cố thêu, Tô thêu, Thục thêu, Tương thêu, Việt thêu, Kinh thêu, Biện thêu, Lỗ thêu, Ôn thêu…và rất nhiều cái tên khác. Có thể nói là hoa thơm cỏ lạ tranh nhau đua sắc, thiên hình vạn trạng.

Dưới đây là những hàng thêu nổi tiếng có đóng góp quan trọng vào sự phong phú của văn hóa thêu:

Tương thêu – hàng thêu Hồ Nam

Thêu lụa thủ công tập trung chính ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Đây là một trong “tứ đại danh thêu” nổi tiếng của Trung Hoa. Tương thêu có một lịch sử lâu dài, được khởi nguồn ở Trường Sa trong thời Chiến Quốc và tranh thêu chữ Hán vào thời Tây Hán. Phương pháp kim của Tương thêu chủ yếu là sảm kim (sảm: trộn lẫn).

Các loại kim khác nhau được áp dụng theo các kết cấu khác nhau của các đối tượng khác nhau và các bộ phận khác nhau của hình thêu, để các đối tượng thực tế hơn và có tính ba chiều hơn, dần dần tạo thành một bề mặt thêu chân thực, màu sắc sống động và phong cách chất phác, đặc sắc địa phương. Hình Sư tử và hổ là sản phẩm truyền thống của Tương thêu.

(Ảnh: sohu)

Việt thêu – hàng thêu thuộc hai tỉnh Quảng Đông

Việt thêu là tên gọi chung của nghệ thuật thêu Quảng Đông, cũng là một trong “tứ đại danh thêu” nổi tiếng ở Trung Quốc. Hàng thêu ở nơi đây có cấu đồ ngay ngắn, phong phú, sắc thái lộng lẫy, đặc biệt nổi tiếng với kỹ xảo thêu các đường chồng chéo. Việt thêu nổi bật với sự thanh lịch, phù hợp với đồ thổ cẩm. Một số sản phẩm thêu trông giống như là điêu khắc.

(Ảnh: sohu)

Thục thêu – hàng thêu đất Thục, thuộc tỉnh Tứ Xuyên

Thêu lụa thủ công Thục thêu có Thành Đô, Tứ Xuyên là trung tâm sản xuất, là hàng thêu thứ 3 trong “tứ đại danh thêu“. Thục thêu từ thời Hán đã nổi tiếng. Việc thêu được hoàn thành bằng kim, độ dày của chỉ gấp đôi so với những hàng thêu khác. Các mũi kim vận chuyển tự do, các mũi khâu mịn và nghiêm ngặt, màu sắc rất óng ả.

(Ảnh: sohu)

Tô thêu – hàng thêu Tô Châu

Tô thêu tức là hàng thêu ở Tô Châu, nguồn gốc ở huyện Ngô. Ngoải ra còn lan rộng ra một số khu vực lân cận như Dương Châu, Vô Tích, Thường Châu, Túc Thiên, Đông Đài v.v. Vùng đất nơi đây rất màu mỡ. Theo “Thoại uyển” của Lưu Hướng thời Tây Hán: từ 2000 năm trước, vào triều Xuân Thu, nước Ngô đã đem Tô thêu ứng dụng lên quần áo, trang sức.

Thời Tam quốc, Ngô vương Tôn Quyền từng ra lệnh cho em gái Triệu Đạt Thừa tướng thêu “Bản đồ quốc gia” bằng phương pháp này. Trong “Thanh bí tàng” cũng nói về Tô thêu như sau: “Thêu thùa của người Tống, đường kim tuyến mịn, dùng tuyến một, hai chỉ. màu sắc tuyệt diệu, hào quang chói mắt.” Từ đó có thể thấy rằng, nghệ thuật của Tô thêu Đại Tống đã đạt đến trình độ tương đối cao.

(Ảnh: sohu)
(Ảnh: sohu)

Kinh thêu – hàng thêu của kinh thành Bắc Kinh

Kinh thêu hay còn được gọi là “thêu cung đình“, hay “cung thêu“. Phát triển hưng thịnh trong thời nhà Minh và nhà Thanh. Chủ yếu được sử dụng để trang trí quần áo phục sức trong cung đình. Chất liệu của kinh thêu rất tinh tế sang trọng, tinh tế từ công nghệ, phong cách ưu nhã. Thường lấy lụa tơ tằm làm vải thêu; chỉ thêu có khi là sợi bạc sợi vàng. Điểm đặc biệt nữa là, kho báu này đều là sản phẩm thêu của những người thợ thủ công là nam nhân. Đó là sự khác biệt rất lớn giữa nghệ thuật thêu trong cung đình và dân gian.

(Ảnh: 78diandian)

Tấn thêu – hàng thêu Sơn Tây

Một nghề thủ công truyền thống cổ xưa của dân gian tỉnh Sơn Tây. Với đặc điểm địa phương ở Sơn Tây, màu sắc tương phản là khá mạnh mẽ. Hiệu ứng ba chiều của Tấn thêu rất mạnh, cộng với hiệu ứng thị giác đầy đặn. Tấn thêu chủ yếu đại diện bởi những sản phẩm như giày đệm, đầu hổ, hồ lô.

(Ảnh: sohu)

Biện thêu – hàng thêu Khai Phong, Hà Nam

Trung tâm của hàng thêu Hà Nam nằm ở Khai Phong, cũng được gọi là Biện thêu, đã tồn tại khoảng 800 năm. Nghệ thuật thêu đương thời đã kế thừa chủ đề của Biện thêu và sự khéo léo của nó, hấp thu hương vị địa phương của thêu dân gian Hà Nam.

Trên cơ sở này, đã đổi mới một số lượng lớn phương pháp thêu. Biện thêu được nhiều người biết đến với việc thêu các bức tranh cổ nổi tiếng của Trung Hoa. Các kỹ thuật thêu tinh tế, màu sắc thêu đơn giản và thanh lịch, có phân biệt tầng thứ nhất định, hình ảnh sống động.

(Ảnh: sohu)

Ôn thêu – hàng thêu Ôn Châu, ở tỉnh Chiết Giang

Nghệ thuật truyền thống địa phương của Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, còn được gọi là Họa Liêm, còn được gọi là Ôn thêu, được bắt đầu từ thời nhà Đường và phát triển mạnh mẽ vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh.

Phương pháp đặc biệt như sau: trúc được cạo đi lớp da màu xanh lá cây, phân thành từng phiến, nấu chín rút tơ, bện thành tấm vải trúc, sau đó dùng thuốc màu và chỉ tạo thành sản phẩm thêu ở trên bề mặt. Ôn thêu thường có nội dung chủ yếu như thú vật, sơn thủy, đặc biệt có sở trường về thêu các nhân vật.

(Ảnh: sohu)

Hàng thêu – hàng thêu Hàng Châu

Hàng thêu Hàng Châu, còn được gọi là Cát thêu, có nguồn gốc từ thời nhà Hán, triều đại Nam Tống là thời kỳ thịnh vượng. Hàng thêu chủ yếu là do nam công nhân làm. Do đó, trong ngành công nghiệp này, chỉ có nam công nhân được truyền thụ kỹ thuật.

Loại thêu này vẫn phổ biến ở thời Trung Hoa Dân Quốc và trở thành một đặc điểm chính của thêu Hàng Châu. Thiết kế của Hàng thêu hầu hết dựa trên các mẫu truyền thống như rồng, phượng, kỳ lân, dơi, con công, hoa mẫu đơn, thọ đào, bát quái, phong cảnh Tây hồ v.v. và những hình vẽ truyền thống.

(Ảnh: sohu)

Cố thêu – phương pháp thêu của người họ Cố

Cố thêu không phải là tên một hàng thêu địa phương, mà được đặt theo tên của Cố thị nữ Quyến Thiện, vào cuối thời Minh. Cố thêu trình bày một nền văn hóa, chính là một tác phẩm nghệ thuật. Sợi tơ tằm và chất liệu vải của Cố thêu đều là những thượng phẩm được chọn lọc. Là một bản sao thư họa triều đại nhà Đường và nhà Tống.

Con cháu của Cố thị chỉ thích ăn chơi hưởng lạc, làm cho về sau gia đình suy kiệt, Cố thị phải đem những bức thêu của mình ra làm hàng hóa. Sau đó cũng thu nhận các tú nương về để truyền nghề. Đặc điểm tranh của Cố thêu là thường có màu xanh lục nhạt, vải thêu cũng chọn màu hơi ngả vàng, thiết kế màu sắc không được sinh động như những hàng thêu khác.

(Ảnh: lh1989)
(Ảnh: lh1989)

Theo sohu.com

Uyển Vân biên dịch

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||b99d0edf1__