Triển lãm tranh Van Dyck đã được mở tại Phòng sưu tầm Frick ở New York, đây là triển lãm cá nhân đầu tiên và lớn nhất về chân dung tả thực được thực hiện ở Mỹ trong vòng 20 năm. Có khoảng 100 tác phẩm được trưng bày, bao gồm tranh sơn dầu, tranh in, tranh phác họa các loại, qua đó giới thiệu đầy đủ nhất về tài năng thiên phú tuyệt vời của họa sĩ nổi tiếng Van Dyck.

Anthony Van Dyck (1599–1641) là một họa sĩ chính trong hoàng gia thời vua Charles I của Anh, ông là người góp phần quan trọng vào tiến trình thay đổi nghệ thuật hội họa chân dung, lần triển lãm này cũng là một sự làm chứng cho thành tựu nghệ thuật đỉnh cao của ông.

Bước vào thế giới của Frans Snyders và Margaret Devos

Năm 20 tuổi, Van Dyck đã nhận được nhiều lời ca ngợi và sự tín nhiệm từ những bạn bè họa sĩ. Từ năm 1620, khi hoàn thành xong bức chân dung ông vẽ cho Frans Snyders, họ đã nhận định được điểm khác biệt trong những bức họa của Van Dyck. Snyders là họa gia cung đình chuyên vẽ tranh tĩnh vật, động vật mà quốc vương Tây Ban Nha vô cùng yêu mến. Một bức chân dung bên cạnh bức chân dung của Snyders trong cuộc triển lãm là Margareta de Vos – vợ của Snyders. May mắn thay, cả hai tác phẩm đều được Henry Clay Frick thu thập.

Snyders đã ủy thác cho một đồng nghiệp 20 tuổi vẽ chân dung cho mình, đây là một minh chứng giá trị cho tài năng của Van Dyck đã sớm được công nhận như thế nào.

“Chân dung Frans Snyders” – Anthony Van Dyck, sáng tác năm1620, thuộc bộ sưu tập của Frick, New York (Ảnh: Kati Vereshaka/epochtimes)

Mô tả của Van Dyck về hai nhân vật chính quả là đáng kinh ngạc: từ trang phục màu đen tuyệt đẹp với trang trí tinh tế (đặc biệt là những đường chỉ được thêu vàng lấp lánh trên quần áo Devos) đến những ngón tay hết sức nhỏ nhắn… và cuối cùng điểm thu hút mọi người là ánh mắt của nhân vật trong tranh. Mượn ngôn ngữ trong “Truyện tranh bong bóng” ngày nay có thể diễn tả khoảnh khắc khán giả nhìn vào bức chân dung, nó là một khoảnh khắc “KAPOW!” (tiếng nổ lớn) mạnh mẽ. Họa sĩ truyện tranh đương đại thu hút sự chú ý của người xem thông qua các hình ảnh tượng tượng, trong khi Van Dyck là thông qua kỹ thuật chân dung thuần khiết, tả thực của mình.

Tạm vài phút cách xa New York bận rộn, để thời gian nhìn ngắm những nhân vật này, họ đến từ ngòi bút của Van Dyck, phản ánh một sức mạnh nghệ thuật vĩ đại, được gọi là chủ nghĩa hiện thực, nghệ thuật nhân văn và tâm linh.

Trong triển lãm có một bức chân dung tự họa của Van Dyck, khắc họa ông trong khoảng năm 13 tuổi đến 15 tuổi. Trong tranh là một người thiếu niên đầy sức sống cùng với một thái độ kiêu ngạo. Nếu như chỉ vận dụng thuần thục kỹ năng hội họa không thể đủ để mô tả bức chân dung này, đối với giới nghệ thuật thế giới, bức tranh này thực sự là một phần tuyên ngôn.

Chân dung tự họa của Anthony Van Dyck, tranh gỗ, thuộc bộ sưu tập tại Học viện mỹ thuật Vienna. (Ảnh: Kati Vereshaka /Epochtimes)
Chân dung tự họa của Anthony Van Dyck, được cất giữ trong Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York. (Ảnh: epochtimes

Tại phòng vẽ tranh Rubens

Van Dyck trở thành một người học việc cho họa sĩ Hendrick van Balen vào năm 1610 và ba năm sau (khoảng 14 tuổi) ông được đặt chân vào phòng vẽ tranh của họa sĩ nổi tiếng người Bỉ là Peter Paul Rubens. Van Dyck nhanh chóng trở thành một niềm tự hào của Rubens. Dưới tuổi 20, ông đã hỗ trợ Rubens hoàn thành một bản vẽ hoa hồng lớn. “Là một chàng trai trẻ, sự bắt chước Rubens của ông rất sống động, gần như chúng tôi không thể phân biệt các tác phẩm của cả hai người.” – Adam Eaker, người phụ trách bức tranh Bắc Âu thuộc bộ sưu tập Frick nói.

Những bức tranh của Van Dyck

Số lượng tranh chân dung của Van Dyck được bảo tồn cho đến nay không có nhiều. Stijn Alsteens, hiện là người phụ trách các bản vẽ chân dung của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan cảm thấy nghi hoặc. Khi ông bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc triển lãm này, ông đã mong đợi sẽ tìm thấy nhiều hơn, “Vì Van Dyck được công nhận là một trong những họa sĩ vẽ chân dung vĩ đại nhất trong lịch sử nghệ thuật”.

Ông giải thích rằng Anthony Van Dyck có khoảng 300 bức phác thảo và chân dung, nhưng triển lãm chỉ sưu tầm được một phần ba trong số đó. Lý do cho số lượng nhỏ là Van Dyck thích dự thảo trực tiếp trên bản thảo. Đối với các bức tranh quy mô lớn, chẳng hạn như khi vẽ chân dung cho gia đình hoàng gia Anh, Van Dyck đầu tiên vẽ một tác phẩm trên một bức tranh nhỏ hơn mang tên “Elisabeth và Princess Anne, con gái của Charles I” (1637), bức họa này cũng được nhìn thấy trong triển lãm này.

“Elizabeth và Công chúa Anne, con gái của Charles I” – Anthony Van Dyck, được sản xuất năm 1637, cất giữ tại Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia Scotland ở Edinburgh. (Ảnh: Kati Vereshaka/epochtimes)

Có khoảng 60 bản phác thảo trên tầng tiếp theo của phòng triển lãm, nơi tập trung của bản phác thảo mang biểu tượng của Van Dyck. Nó mang đến niềm vui sâu sắc cho khán giả, ở đây chúng ta có thể chiêm ngưỡng bàn tay của nghệ sĩ Van Dyck.

Bộ sưu tập này là một tập hợp các bức chân dung mô tả những người nổi tiếng trong thời đại của Van Dyck, bao gồm cả hoàng gia, chính trị gia, tướng lĩnh, nghệ sĩ và học giả. Trong các bản vẽ trong triển lãm nói chung, có một bản phác thảo than đen và một bản in khắc khắc họa “Pieter Brueghel the Younger”, còn có bản đầu tiên của Van Dyck phác thảo của chân dung giáo viên Hendrick Van Baren.

“Pieter Brueghel the Younger” – Anthony Van Dyck, Bộ sưu tập nghệ thuật Đại học Harvard. (Ảnh: Kati Vereshaka/epochtimes)
“Frans Snyders” – Anthony Van Dyck, sáng tác vào khoảng năm 1627 – 1635, thuộc bộ sưu tập nghệ thuật Đại học Harvard. (Ảnh: Kati Vereshaka/epochtimes)
“Hendrick van Baren” – Anthony Van Dyck, sáng tác vào khoảng năm 1627-1635, cất giữ tại Bảo tàng Paul Getty ở Los Angeles, Mỹ. (Ảnh: Kati Vereshaka/epochtimes)

Các mô tả nghệ sĩ đồng hương Sebastiaan Vrancx cho thấy những đường cong giản đơn cũng có thể hàm chứa tín tức, để truyền tải nhân cách của nhân vật chính.

Vrancx nói rằng các bản in trong “bộ sưu tập hình ảnh chân dung” này luôn được lưu hành như “thẻ ảnh của người chơi bóng chày” đã từng phổ biến ở Hoa Kỳ, có nghĩa là mọi người chỉ có thể mua những bức ảnh chân dung của riêng họ và sau đó gắn chúng vào một cuốn sách. Có một “Bộ sưu tập hình ảnh chân dung” được đặt làm riêng. Dường như nghệ sĩ đầu tiên sẽ vẽ một bản phác thảo than đen chi tiết của bức tranh, sau đó chuyển nó thành một bức tranh sơn dầu màu xám đen và trắng trên bảng gỗ như một tài liệu tham khảo phụ trợ cho việc điêu khắc. Có bốn bức tranh sơn dầu như vậy trong triển lãm, cùng với những bức tranh than nguyên bản. Một số bản khắc trong triển lãm cũng cho thấy lý do tại sao Van Dyck có chỗ ngồi vĩ đại trong hội họa.  

Phần 1 của bức “Vòng nguyệt quế của Charles I và Maria Henrietta” – Anthony Van Dyck , được sản xuất năm 1632, tranh sơn dầu, thuộc bộ sưu tập Frick ở New York. (Ảnh: epochtimes)

Du lịch vòng quanh thế giới

Với thành công về nghệ thuật của mình, Van Dyck đã đến Ý và Pháp từ quê hương Flanders của mình và cuối cùng bước vào hoàng cung của vua Charles I.

Van Dyck vẽ khoảng 40 bức chân dung cho vua Charles I và khoảng 30 bức chân dung cho nữ hoàng Maria Henrietta. Lần thứ hai ông ở lại Anh, ông không chỉ nhận được sự hậu đãi của nhà vua mà còn được sắc phong làm tước sĩ (tiếng xưng những bậc quyền quý, quý tộc). Thật không may, đây cũng là vùng đất ông qua đời, nguyên nhân cái chết dường như liên quan đến sự mệt mỏi quá mức.

Cho dù thông qua các dòng than chì hoặc nét cọ dầu – sơn phức tạp trên vải, nhấn mạnh ánh sáng và bóng tối, những bức tranh của Van Dyck dẫn đến một câu hỏi: Dấu ấn mà một linh hồn rời đi để lại cho nhân loại là gì?

Van Dyck cho chúng ta cảm giác khiêm nhường khi đối mặt với cuộc sống con người, đồng thời, ông cũng làm cho nghê thuật tâm linh trở nên vô cùng ấm áp – đây là dấu hiệu của nghệ thuật vĩ đại. Nếu một nghệ sĩ có thể vượt qua nhiều thế kỷ để cho các thế hệ tương lai phản ánh về nhiệm vụ cấp bách của nghệ thuật, thì Van Dyck đã hoàn thành một sứ mệnh khó khăn.

“Mary, Lady Van Dyck, née Ruthven” – Anthony Van Dyck , được chế tạo vào khoảng năm 1640, cất giữ tại Bảo tàng Quốc gia Prado, Madrid. (Ảnh: Kati Vereshaka/epochtimes)
“Chân dung Nicholas Lanier” – Anthony Van Dyck, được sản xuất vào khoảng năm 1628, cất giữ tại Bảo tàng Lịch sử Nghệ thuật ở Vienna. (Ảnh: epochtimes)
“Bá tước Anne Kelly” – Anthony Van Dyck, được thực hiện năm 1636, cất giữ trong Bộ sưu tập Frick, New York (Ảnh: epochtimes)
“Hoàng tử William của Orange và Công chúa Hoàng gia Mary” – Anthony van Dyck, sản xuất năm 1641, cất giữ tại Bảo tàng Quốc gia Amsterdam. (Ảnh: Kati Vereshaka/epochtimes)

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch