Nhà thờ Thánh Andrew, theo thiết kế của kiến ​​trúc sư người Ý Bartolomeo Rastrelli, được đưa vào Danh sách Kho báu năm châu của Nhân loại. Nhà thờ này sở hữu một hệ thống tháp mái thanh thoát, cùng với tường bao dạng nửa cột độc đáo.

Nhà thờ St. Andrew được xây dựng từ năm 1747 đến 1754, nhìn ra khu phố Podil lịch sử, nằm trên một ngọn đồi Andriyivskal. Đây hiện là một trong bốn địa danh kiến ​​trúc đại diện của Ukraine,  là một phần của Khu bảo tồn quốc gia “Sophia of Kiev”, như một điểm mốc của di sản văn hóa Ukraine.

Ảnh: Travelsmantra

Nhà thờ này được xây dựng để vinh danh Thánh Andrew, người được công nhận là “Tông đồ Rus”. Theo biên niên sử “The Tale of Bygone Years”, Thánh Andrew đã đến sườn dốc của sông Dnipro vào thế kỷ 1 sau Công nguyên và dựng lên một cây thánh giá trên vị trí hiện tại của nhà thờ này. Ông tiên tri rằng khu vực có người ở thưa thớt đó sẽ trở thành một thành phố lớn. Đúng như ông dự đoán, địa điểm này đã trở thành thành phố Kiev, một trung tâm của tín ngưỡng Chính thống Đông phương.

Kiến trúc và xây dựng

Nhà thờ được xây dựng trên một nền móng dài 15 mét, phía đông nhìn xuống đồi dốc, và phía tây tạo thành một cấu trúc nhà hai tầng. Nhà thờ có một mái vòm lớn duy nhất, cùng năm ngọn tháp nhỏ hớn có chức năng trang trí. Nhìn mặt tiền bên ngoài, vô số các cột theo kiểu Corinthian có tác dụng trang trí nhà thờ, kèm theo các chi tiết trang trí bổ sung. Các cửa sổ và cửa ra vào nhà thờ cũng có nhiều chi tiết trang trí đẹp đẽ.

Ảnh: Ukraine travel guide.

Kiến ​​trúc sư trưởng của triều đình – Bartolomeo Rastrelli – đã vẽ một bản thiết kế cho nhà thờ này, dựa trên hình mẫu là một nhà thờ của một học viện Saint Petersburg. Cấu trúc hiện tại của nhà thờ bắt đầu khi Nữ hoàng Nga Elizabeth quyết định xây dựng một nơi nghỉ dưỡng mùa hè cho mình ở Kiev, bao gồm một cung điện và một nhà thờ. Việc khởi công xây dựng diễn ra trong một buổi lễ chính thức vào ngày 9 tháng 9 năm 1744, trong đó Hoàng hậu đặt ba viên đá nền móng đầu tiên.

Ảnh: Pinterest.

Công việc xây dựng đã được thực hiện bởi một nhóm các bậc thầy người Ukraine, Nga và nước ngoài, dưới sự chỉ đạo của kiến ​​trúc sư Ivan Michurin. Michurin còn là người đã thực hiện tất cả các nghiên cứu về kỹ thuật và địa chất của khu vực và phát hiện ra rằng có một lớp đất cứng dưới lòng đất nằm ở độ sâu 13 -14 mét trở lên – khiến nền móng bị nước ngầm xâm nhập. Nhờ có thông tin này, Michurin đã quyết định xây dựng nền công trình bằng đá, và gắn kết nó với tòa nhà hai tầng dành cho các linh mục, được thiết kế từ trước bởi Rastrelli.

Ảnh: Orthodox Christianity.

Nhóm các thợ xây, thợ mộc và thợ chạm khắc đến từ các vùng lãnh thổ hiện nằm ở Belarus, Litva và Ukraine. Gạch trắng và đỏ cho nhà thờ được làm tại các bãi gạch của các tu viện Sophia, Pechersk và Cyril. Đá nền được chuyển tới từ các thị trấn lân cận là Rzhyshchiv và Bucha. Gỗ đến từ các khu rừng Pushcha-Vodytsia gần đó. Còn có các trung đoàn bộ binh từ Kiev, Chernihiv, Starodub và Poltava được huy động tham gia vào việc xây dựng nhà thờ, cùng với các công nhân từ các thôn làng lân cận và 50 thợ xây giỏi nghề.

Ảnh: Colourbox.

Cả trang trí bên ngoài và bên trong nhà thờ được thực hiện cùng một lúc. Tấm sàn bằng gang được giao tới từ Moscow. Gỗ cho bức tường biểu trưng (được thiết kế bởi Rastrelli), tán che bệ thờ, bục giảng và chỗ dành cho Sa hoàng đã được chạm khắc từ trước ở Saint Petersburg để tiết kiệm thời gian. Các biểu tượng trên bức tường biểu trưng được thực hiện bởi các nghệ sĩ từ Saint Petersburg. Tổng cộng đã có 1.028 tấm vàng đã được dùng để mạ trang trí nội thất cho nhà thờ.

Bức tường biểu trưng trong nhà thờ (ảnh: FLickr).

Công việc ngoại thất được hoàn thành vào năm 1754, trong khi công việc nội thất và trang trí chưa hoàn thành cho đến năm 1767. Các họa sĩ Alexei AntropovIvan Vishnyakov đã vẽ các biểu tượng của nhà thờ, còn các bức bích họa được thực hiện bởi các bậc thầy người Ukraine I. Romenskyi I. Chaikovskyi. Cầu thang dẫn lên nhà thờ trên đỉnh đồi được làm bằng gỗ, sau đó được thay bằng gang vào năm 1844.

Nội thất mái vòm nhà thờ (ảnh: Alamy Stock Photo).

Năm 1815, một cơn bão mạnh đã xé toạc những mái vòm của nhà thờ. Ngay trong năm sau đó, kiến ​​trúc sư Andrey Melensky đã vẽ một thiết kế riêng cho mặt tiền của tòa nhà và gửi chúng để xem xét tới Saint Petersburg. Vào những năm 1825 -1828, nhà thờ đã được khôi phục theo bản vẽ của Melensky, trong đó phần ngói đỏ đã được thay thế bằng kim loại, làm cho những mái vòm bị mất đi một số chi tiết trang trí gốc và thay đổi hình dạng.

Ảnh: Fine Art America.

Từ năm 1917 đến 1953 trong thời kỳ Liên Xô cũ, nhiều cuộc trùng tu đã được tiến hành đối với nền móng của nhà thờ. Ngoài ra, việc phục hồi mặt tiền, nội thất và trang trí của nhà thờ cũng được tiến hành. Tuy nhiên nó đã bị đóng cửa vào năm 1932 để làm bảo tàng, cho đến năm 1968 thì được đưa vào trong một tổ hợp có tên là “Bảo tàng Thánh Sophia”.

Ảnh: Pinterest.

Trong những năm đầu thập niên 1960, các thiết kế mái vòm gốc của Bartolomeo Rastrelli đã may mắn được phát hiện lại ở Vienna, Áo. Nhờ đó, năm 1978, các nhà phục chế do kiến ​​trúc sư V. Kyeva đứng đầu đã phục hồi mái vòm của nhà thờ Thánh Andrew dựa trên bản vẽ gốc đó.

Ảnh: Stocksy United.

Nhân kỷ niệm 255 năm xây dựng, Chính quyền Ukraine đã chuyển quyền sở hữu tòa nhà từ chính phủ lại cho Nhà thờ Chính thống giáo Autocephalous Ukraine, để nhà thờ St. Andrew được tiếp tục phục vụ cộng đồng Cơ đốc giáo địa phương theo đúng chức năng ban đầu của nó.

Nhà thờ St. Andrew Kiev năm 2018 (ảnh: Inspirock).

Theo Wikipedia

Clip hay: Tiết lộ cuộc giải cứu bí mật 400 sinh viên ra khỏi PolyU

videoinfo__video3.dkn.tv||bc65bef7c__