Những triết nhân người Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại, hay Trung Quốc cổ đại đều tin rằng âm nhạc vượt qua mọi hình thức nghệ thuật khác. Họ cũng chú ý và nhận thấy rằng âm nhạc có thể kết nối con người với vũ trụ, có thể trực tiếp câu thông cùng linh hồn, cho nên họ đã đem âm nhạc đến với trình độ cao nhất của nó….

Âm nhạc có thể điều chỉnh được hết thảy từ trong ra ngoài, thậm chí nó là một biện pháp điều trị hiệu quả 

Theo số liệu được cung cấp từ công ty dịch vụ phát nhạc trực tuyến Spotify ở Thụy Điển, các nhà tâm lý học và các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: con người có khuynh hướng thích âm nhạc sẽ có nhịp tim dao động từ 120 đến 130 (bpm), cao hơn so với mức nhịp tim ổn định thông thường (60 đến 100 bpm). Vì thế mà âm nhạc vui vẻ có thể khích lệ mọi người khi họ mệt mỏi kiệt lực có thể tiếp tục tiến về phía trước, thay vì bỏ cuộc.

Thực ra, đây cũng không phải một đại phát hiện mới, nhiều bậc trí giả cổ đại đã từng lĩnh ngộ được đạo lý tương tự như vậy để áp dụng vào việc chữa bệnh từ hàng vài trăm năm về trước.

Trí tuệ cổ nhân: âm nhạc có thể sử dụng như một vị thuốc

Những triết nhân người Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại, hay Trung Quốc cổ đại đều tin rằng âm nhạc vượt qua mọi hình thức nghệ thuật khác. Họ cũng chú ý và nhận thấy rằng âm nhạc có thể kết nối con người với vũ trụ, có thể trực tiếp câu thông cùng linh hồn, cho nên họ đã đem âm nhạc đến với trình độ cao nhất của nó.

(Ảnh: kknew)

Những triết nhân này cũng tin tưởng rằng âm nhạc thực sự có khả năng để chữa bệnh. Ngược về Trung y thời cổ đại. Trung y có một hệ thống kiến thức về ngũ tạng (tim, gan, tì, phổi, thận). Âm nhạc cổ Trung Hoa chia làm 5 âm là Thương, Giốc, Vũ, Chủy, Cung. Tì đối ứng với “thổ” trong ngũ hành, “thổ” đối ứng với âm Cung trong âm nhạc v.v. Rất nhiều các văn thư cổ ghi chép lại về việc ngũ âm đối ứng với ngũ tạng, nó có sự liên kết với nhau trong các không gian. Vì thế, nghe nhạc có thể trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng tương ứng với âm trong bài nhạc đó, khái niệm âm nhạc có thể trị bệnh này là không hề huyền hoặc.

(Ảnh: lichngaytot)

Ngũ âm

Ngũ hành

Ngũ tạng

Cung

Thổ

Tỳ

Thương

Kim

Phổi

Giốc

Mộc

Gan

Chủy

Hỏa

Tim

Thủy

Thận

Hãy sống chậm lại theo âm nhạc

Cuộc sống của chúng ta không thể từng giờ từng khắc đều mau mau chạy tới đích, hay theo đuổi một mục đích nào đó mà cứ chạy mãi, chạy mãi về phía trước…Với tiết tấu nhịp sống càng ngày càng nhanh, thậm chí có người phải cài đặt một ứng dụng thiền định nhắc nhở trên điện thoại, thực hành thiền nhanh hoặc nhắc nhở yên tĩnh trong 15 phút để cân bằng lại nhịp sống. Âm nhạc chính là thứ có thể đem con người đến một vùng đất thanh bình, tránh khỏi phiền muộn lo toan trong một khoảng thời gian. Với những buổi hòa nhạc lớn, âm nhạc như một thứ vũ khí trực tiếp xuyên thấu nội tâm con người, những sóng âm du dương khiến con người đắm chìm trong không gian hài hòa, đạt được hiểu quả cao nhất của việc thiền định.

Mọi người có thể nghĩ rằng, thứ hiệu quả này thuần túy là chủ quan – chúng ta thích âm nhạc thì âm nhạc sẽ ảnh hưởng tới chúng ta và ngược lại. Nhưng điều đó thật sự là sai, những nhà soạn nhạc trong thời gian lâu họ thấy rằng, âm nhạc như một loại vật chất vô hình xuyên qua từng tư tưởng trong đầu mà phá tan được những suy nghĩ tiêu cực, họ thực sự cảm nhận được điều đó.

(Ảnh: zhengjian)

Lấy ví dụ như Tịnh Huyền – một nhà soạn nhạc gốc Hoa. Năm 15 tuổi cô đã trở thành một nhà diễn tấu tì bà chuyên nghiệp, sau đó mới trở thành một nhà soạn nhạc. Khi ấy, điều cô suy nghĩ chỉ về danh tiếng và sự nghiệp của mình.

Vài năm trước, Tịnh Huyền đã phải thốt lên khi xem một đoạn ngắn về màn diễn tấu của đoàn biểu diễn nghệ thuật Shenyun: “Tôi trước kia cảm thấy mình đã rất giỏi rồi, nhưng sau khi nghe những âm thanh này, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng âm nhạc lại có sức mạnh đến vậy.” Sau đó cô được tiếp xúc với Đoàn biểu diễn nghê thuật Thần Vận, cô biết được họ coi trọng giá trị truyền thống xa xưa, cô bắt đầu một lần nữa nhìn kỹ lại động cơ và con đường soạn nhạc của mình. Triết lý nghệ thuật của Tịnh Huyền hoàn toàn thay đổi, những bài nhạc cô viết có linh hồn hơn, đánh mạnh vào cảm xúc của mọi người hơn, mà sự thật đã chứng minh một điều: những giá trị cổ xưa này được đạt được sự yêu thương của tất cả mọi người.

Âm nhạc Shenyun là liều thuốc cho tâm hồn

Đoàn biểu diễn nghệ thuật Shenyun là đoàn nghệ thuật biểu diễn những điệu múa cổ điển Trung Quốc, múa dân tộc và dân gian, múa theo câu chuyện với dàn nhạc giao hưởng riêng. Tất cả gồm có 6 đoàn biểu diễn nhỏ. Mỗi đoàn đều có một dàn nhạc đi theo, mỗi một điệu múa đều có những nhạc khúc khác nhau. Âm nhạc của Shenyun là sự kết hợp của âm nhạc Trung Hoa truyền thống và những bản giao hưởng cổ điển phương Tây, tạo nên một hiệu quả tuyệt vời. Rất nhiều chuyên gia đã bày tỏ đây là một thành tựu hiếm thấy, một sự kết hợp vĩ đại!

(Ảnh: shenyunperformingarts)

Shenyun đã phát triển với quy mô ngày càng lớn kể từ khi thành lập, những buổi biểu diễn không ngừng gia tăng. Để đáp ứng được mong muốn của khán giá, dàn nhạc giao hưởng Shenyun đã tổ chức một buổi hòa nhạc thuần túy (chỉ diễn tấu nhạc, không có múa). Kể từ khi ra mắt buổi hòa nhạc đầu tiên vào năm 2012, khán phòng dàn nhạc giao hưởng Shenyun luôn chật kín chỗ.

Dàn nhạc Shenyun kết hợp nghệ thuật âm nhạc truyền thống gần như thất truyền của Trung Quốc với tinh túy của âm nhạc cổ điển phương Tây, vừa tinh tế vừa tráng lệ. Sau khi thưởng thức âm nhạc, lúc các khán giả rời khỏi khán phòng, dường như gánh nặng trên vai tựa hồ cũng được giảm bớt. Họ giống như một làn gió mùa xuân, mỗi người đều rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt!

Âm nhạc có thể ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của con người, kỳ thực khiến đối với người bệnh có thể đạt được hiệu quả trị liệu. Những nghệ thuật gia Shenyun luôn tuân theo nguyên tắc của văn hóa truyền thống, về sự hài họa giữa con người với đất trời. Mục đích của họ là đem đến trạng thái này qua những câu chuyện, qua mọi chuyển động trong điệu nhảy và từng nốt nhạc. Một người phụ nữ lớn tuổi chia sẻ rằng: “Tôi đã phải chịu sự đau đớn dày vò vì bệnh tật quanh năm, tôi đã sớm ngưng việc trị liệu bằng thuốc, vì nó không có tác dụng. Nhưng tại sao khi nghe âm nhạc này, tôi bỗng thấy quên hết mọi nỗi đau hằng ngày mà chìm vào âm nhạc”. Bà nghẹn ngào nói: “Giờ phút này, một chút đau đớn cũng hoàn toàn không còn”.

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch