Gió đến từ Thái Bình Dương, những đám mây trên dãy núi, thảm thực vật sau cơn mưa, con suối rửa sạch bong tảng đá, cùng nhau bồi đắp vạn vật, tất cả tạo nên một cảnh sắc trong một nhãn quan nhân văn mạch lạc đồng nhất. Đó là những hình ảnh trong các bức tranh màu nước của Trần Phẩm Hoa. Chúng ta cùng đi tìm hiểu tranh của người họa sĩ Đài Loan qua những tìm hiểu của nhà nghiên cứu tranh Dục Tu.

Duyên khởi

Trong những năm 1980, giai đoạn phát triển mạnh mẽ của tranh màu nước tại Đài Loan, những họa gia nổi tiếng nối tiếp nhau xuất hiện. Dục Tu năm ấy 20 tuổi, mới bắt đầu chặng đường tìm hiểu nghiên cứu của mình. Đối với việc vẽ màu nước, Dục Tu chuyên chú vào những thủ pháp tả thực và ngòi vẽ chính xác chi tiết, vì thế mà các tác phẩm của Trần Phẩm Hoa ít nhiều đã lay động được tâm can của anh. Nghệ thuật hội họa đi từ đầu dây thần kinh thị giác nhạy cảm chạm tới nội tâm, cũng mềm mại nhẹ nhàng như một sợi tơ vậy, khiến người xem chìm đắm với cảm giác thoải mái ấy.

Năm 2008, Dục Tu tham gia buổi thảo luận về các tác phẩm của Hội Màu nước Thái Bình Dương, cũng là lần đầu tiên anh gặp mặt nữ giáo viên Trần Phẩm Hoa. Anh ngỡ ngàng mất một lúc vì không ngờ Trần Phẩm Hoa lại là một người gần gũi, ấm áp và ôn hòa như vậy. Đúng là với sự dịu dàng của người phụ nữ như thế này mới có thể làm nên những bức tranh thuần hương sắc mà thanh tao đến vậy.

“Một khúc xanh khê” – Trần Phẩm Hoa, KT: 76×28cm, sáng tác năm 2006. (Ảnh: epochtimes)
“Xuân dã” – Trần Phẩm Hoa, KT: 76×56cm, sáng tác năm 1988. (Ảnh: epochtimes)

Đúng là:

Có những bức họa không khiến ta trầm trồ khi thưởng thức
Chỉ lưu lại một chút nghẹn ngào
Có những bức họa rõ ràng thanh thoát
Nhưng lại khuấy động sâu thẳm trong tim
Cũng không hẳn là sự rung động như dời non lấp biển
Mà là từng giọt từng giọt thấm qua da

Kể rõ: màu xanh của Thái Bình Dương, sự ưu sầu của vịnh Đô Lan
Kể rõ: từng hơi thở ngập ngừng trên Nam Khê
Trên một vùng đất trống trải
Hiện rõ dung nhan của bốn mùa
Tác phẩm là những gì cô giáo Hoa muốn nói
Dùng cọ màu để bày tỏ tình yêu

Sau một vài năm miệt mài với các bức tranh màu nước, Dục Tu mới thoáng nhận ra: Tại sao tác phẩm của Phẩm Hoa lại để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim anh như vậy? Anh đoán rằng: nó được bắt nguồn từ cùng một hương vị của vùng đất phía Đông đảo Đài Loan.

“Phúc Sơn Hạ Dương” – Trần Phẩm Hoa, KT: 76×56cm, năm 2008. (Ảnh: epochtimes)

Gió đến từ Thái Bình Dương, những đám mây trên dãy núi, thảm thực vật sau cơn mưa, con suối rửa sạch bong tảng đá, cùng nhau bồi đắp vạn vật, tất cả tạo nên một cảnh sắc trong một nhãn quan nhân văn mạch lạc đồng nhất. Chỉ có điều cảnh vật hiện ra trong tranh vẫn như đang đợi một sự thăm dò. Dục Tu hy vọng rằng sau lần gặp và phỏng vấn Trần Phẩm Hoa này của mình, anh sẽ tìm lại được sự cảm động trong quá khứ mà đã bị lãng quên trong trái tim mình.

Mong đợi tài năng quay trở lại

Tính khiêm tốn trong con người của giáo viên Trần Phẩm Hoa là do trời sinh; cô rất ít khi đề cập đến những thành tựu của mình. Đầu năm 1985, sau khi tốt nghiệp đại học Mỹ Thuật, cô đã dành được giải nhất trong hạng mục tranh màu nước. Đến năm 1990, cô bắt đầu tham gia triển lãm nghệ thuật cộng đồng của tỉnh và được vinh dự trao giấy chứng nhận miễn thẩm tra tư cách trong vòng ba năm.

Đáng chú ý nhất là: triển lãm nghệ thuật của tỉnh lần thứ 40 được tổ chức và cô được vinh dự khẳng định tên tuổi bằng việc đoạt giải nhất trong hạng mục màu nước Nam Doanh. Đến năm 1996, Phẩm Hoa lần đầu tiên tổ chức triển lãm cá nhân tại quê hương Đài Đông, đây là một trải nghiệm sâu sắc trong đời người làm nghệ thuật. Sau đó, năm 1998, cô một lần nữa lại tổ chức triển lãm cá nhân tại Đài Bắc, ghi dấu thành công cùng các mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tạo của mình. Kết thúc cuộc triển lãm, có một nghệ nhân gốm nổi tiếng tiếp cận và muốn mời cô chuyển hướng đến một lĩnh vực mới; một thời gian chịu ảnh hưởng của người nghệ nhân này khiến Phẩm Hoa dần dần chuyển hướng sang lĩnh vực đồ gốm. Đến năm 2005, cây cọ mới một lần nữa được cầm lại trên tay cô.

“Cát trên bờ biển” – Trần Phẩm Hoa, KT: 76×56cm, năm 1992. (Ảnh: epochtimes)
“Thưởng cảnh trong mưa” – Trần Phẩm Hoa, KT: 56×38cm, năm 2009. (Ảnh: epochtimes)
“Cẩm tú đất đai” – Trần Phẩm Hoa, KT: 76×56cm, năm 2011 (Ảnh: epochtimes)

Khi thấy giáo viên Trần Phẩm Hoa vẫn tham gia vào các hoạt động triển lãm sau một thời gian vắng bóng, mọi người rất vui mừng; một sự phấn khích và kỳ vọng của một cuộc hội ngộ được chờ đợi từ lâu, Dục Tu thỏa mãn ước mong và như được an ủi khi chiêm ngưỡng một tác phẩm mới của cô. Mặc dù chủ đề của sự sáng tạo đã khác với quá khứ, nhưng còn đó vẫn là bút pháp sảng khoái, tự do đung đưa, nhuộm đầy màu sắc; trái tim của vùng đất mẹ vẫn luôn được bao trùm bởi sự mềm mại của người họa gia, vẫn ấm áp và cảm động!

Sứ mệnh giữ trong tim

“… Con người ngày nay quá dễ dàng có được tình yêu từ thiên nhiên, vì thế họ không biết quý trọng (nhất là tài nguyên nước). Có lẽ tôi có thể nhận ra đó là những sinh mệnh vĩ đại, vì thế mới nảy sinh một sứ mệnh – lưu giữ vẻ đẹp của bờ biển Đông Hải, tiếp tục nối dài huyền thoại xinh đẹp về vùng biển đó…” – Phẩm Hoa nói.

Những yếu tố sáng tác mà nhà nghệ thuật gia theo đuổi, thường là biểu hiện từ tính cách hay thói quen sinh hoạt hằng ngày dưỡng thành: từ những tập quán, sở thích thói quen đến góc độ ngắm nhìn thế giới. Tình yêu cha mẹ, mảnh đất từng sinh sống đều được lặng lẽ xuất ra từ cõi lòng người họa sĩ.

“Tam tiên thắng cảnh chi nhị” – Trần Phẩm Hoa, KT: 76×56cm, năm 1993. (Ảnh: epochtimes)

Một người làm công việc sáng tạo ngoài việc có khả năng thiên phú khác với những người bình thường, còn phải có một môi trường rèn luyện tâm hồn từ khi còn nhỏ. Giáo viên Trần Phẩm Hoa sinh ra và lớn lên tại Đài Đông, Đài Loan. Từng ngọn cây, ngọn cỏ, từng bãi cát mỏm đá của quê hương đã được ghi nhớ từng chút trong tâm trí cô. Vùng đất nơi cha mẹ cô xới đất làm ruộng nuôi sống bản thân, những giọt mồ hôi cần cù gieo trồng vun đắp. Ở nơi đây cô cũng được cảm nhận những hoa quả thơm ngọt và màu sắc tươi sáng. Mỗi lần về thăm quê, lại là một lần vị giác của cô được nhớ lại sự ngọt ngào thuở nào, cùng những hương thơm quẩn quanh vấn vít.

“Xuân điền” – Trần Phẩm Hoa, KT: 76×56cm, năm 1996. (Ảnh: epochtimes)

Niềm vui và nỗi nhớ nhà tan chảy cùng nhau, chỉ khi sống trên vùng đất này mới có thể dũng cảm nói to lên được tình cảm chân thành đối với quê hương, thẳng thắn diễn tả trên những bức họa, cuồn cuộn không ngừng nghỉ.

Đây là một tình yêu không thể nào bị tước đoạt, nó là chủ đề cốt lõi của sự sáng tạo, nó cũng là bản năng, cũng là dựa trên tình yêu quê hương, để khởi động năng lượng sáng tác khiến những tác phẩm của cô ra đời, từng bức từng bức cảm động lòng người.

Tĩnh quan tả thực về phong cảnh cùng sinh mệnh

Nếu tác phẩm của họa sĩ không thể để cho con người nhớ nhân gian ôn hòa tình tứ, hương thơm của đất, dấu vết của những năm lịch sử, tiếng chim hót, sự xuất hiện của bốn mùa, và trải nghiệm thẩm mỹ nâng cao chất lượng cuộc sống con người, vậy thì có cái gì quý giá để mà nói chứ?” – Phẩm Hoa chia sẻ.

Trời xanh yêu quý mảnh đất này và cũng sẽ tự nhiên quan tâm đến những người trên mặt đất. Phẩm Hoa ôm giữ tình yêu quê hương của mình và cũng có một ý thức rất tinh tế. Ngay từ khi bắt đầu sáng tạo, cô cảm thấy rằng những đặc điểm về độ sáng của màu nước rất khó kiểm soát. Cô sợ rằng nó không thể hiện được đầy đủ về cảm giác dày nặng của núi và đất đai.

Mặc dù cảm giác này là điều duy nhất về hạn chế của nghệ thuật màu nước mà Phẩm Hoa nghĩ vào thời điểm đó, nhưng ý nghĩa lớn hơn về việc vẽ tranh màu nước của Đài Loan thực sự là: Khi một người sáng tạo chọn chất liệu vẽ, bạn có phải thỏa hiệp với nó hay không? Nếu bạn không có cách nào phơi bày hoàn toàn được dung mạo toàn cảnh mong muốn, tức là bạn còn đang mắc kẹt với nhận thức hiện tại? Muốn đột phá nhận thức tựa hồ cũng cần phải có một bản lĩnh và sự nhẫn nại phi phàm, thì mới làm nổi bật lên điểm sáng của người sáng tạo.

“Mùa đông năm ấy” – Trần Phẩm Hoa, KT: 76×56cm, năm 2011. (Ảnh: epochtimes)

Chúng ta có thể xem bức “Hẹn ước sơn thủy” để cảm nhận rõ được sự mềm mại của bãi cát cùng mức độ lún khi đạp chân lên bãi cát này. Các rạn san hô lộ ra cũng bởi thủy triều lên xuống; chúng ta có thể cảm nhận được sự ẩm ướt sống động này, thể hiện tự nhiên. Bố cục xa gần tỉ mỉ cũng là một kỹ xảo vượt trội trong hội họa màu nước của cô.

“Hẹn ước sơn thủy” – Trần Phẩm Hoa, KT: 76×56cm, năm 1995. (Ảnh: epochtimes)

Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng nhận thức và kinh nghiệm của giáo viên Trần Phẩm Hoa đã góp phần cao độ vào tính thẩm mỹ nội tại của các bức tranh; khung cảnh thiên nhiên bình thường đã được gắn cho diện mạo phong phú. Với ý tưởng phóng khoáng và vận dụng kỹ xảo theo hướng cảm xúc, các dấu bút và dấu nước đã pha trộn trong bức họa, mở ra sự tồn tại không chỉ của phong cảnh, mà còn là cả những sinh mệnh sống thực sự hiện lên với giá trị thẩm mỹ độc đáo.

“Huyễn cảnh tam tiên” – Trần Phẩm Hoa, KT: 56×38cm, năm 1993. (Ảnh: epochtimes)
“Tiễn cảnh tam tiên” – Trần Phẩm Hoa, KT: 56×38cm, năm 1992. (Ảnh: epochtimes)

(Nội dung bài viết dựa trên cuộc phỏng vấn của Dục Tu với họa sĩ giáo viên Trần Phẩm Hoa) 

Theo epochtimes.com

Video hay: Người thực sự thiện lương không cần xem phong thuỷ

videoinfo__video3.dkn.tv||0c40b247b__