Chuyên mục Kiệt Tác Thế Giới là chuyên mục thời báo Đại Kỷ Nguyên trân trọng giới thiệu tới độc giả những đỉnh cao của nền văn hóa nhân loại, đã được minh chứng qua dòng chảy thời gian, với các tác phẩm hội họa, âm nhạc, văn học, kiến trúc…kiệt xuất. Có thể nói đó là những dấu ấn lịch sử đã đặt định nên chuẩn mực giá trị nghệ thuật và nhân sinh vô cùng quý báu cho toàn thể nhân loại.

Lịch sử nghệ thuât Trung Hoa cổ xưa là một bức tranh đa sắc màu, trải qua mỗi một vị hoàng đế trị vì, lại là một nền văn hóa nghệ thuật đặc trưng cho các vương triều đó. Dưới mỗi thời, đều có những đột phá riêng. Thời nhà Minh có một vị vua đặc biệt, đó là Vĩnh Lạc Đế, ông đặc biệt bởi tấm lòng hướng Phật, tôn kính Thần Phật thấm sâu vào huyết quản.

Vua Minh Thành Tổ (1360-1424), tên thật là Chu Đệ, đặt niên hiệu là Vĩnh Lạc nên người đời sau gọi ông là Vĩnh Lạc Đế, là vị vua thứ ba của triều Minh (1368-1644). Trong thời gian trị vì từ 1402 đến 1424, ông đã ra lệnh xây dựng công trình Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh ngày nay, quần thể kiến trúc Đạo gia núi Võ Đang, và Tháp Lưu Ly ở Nam Kinh.

Cả ba công trình đều có đặc điểm chung là đều dùng các loại gạch có màu sắc tươi sáng, rực rỡ và sáng láng. So với kiến trúc truyền thống thường xây tường trắng và dùng gạch tối màu thì ba công trình này quả là khác biệt.

Vĩnh Lạc Đế đặc biệt bởi tấm lòng hướng Phật, tôn kính Thần Phật thấm sâu vào huyết quản.

Một điều đặc biệt thứ 2 ở ông là sự cần kiệm, không uống rượu và mặc áo vá. Nhưng lại là một vị vua chăm lo cho triều chính, vun đắp cho xã tắc yên dân.

Vĩnh Lạc Đế (1360-1424), tên thật là Chu Lệ, là vị vua thứ ba của triều Minh. (Ảnh: history.com)

Vĩnh Lạc Đế đã tốn nhiều công sức, thời gian và nguồn lực để xây dựng tháp Lưu Ly và quần thể kiến trúc Đạo gia núi Võ Đang hơn là xây dựng Tử Cấm Thành cho chính mình. Ông sẵn lòng xây dựng tháp Lưu Ly Phật của Nam Kinh và Quần thể kiến trúc Đạo gia núi Võ Đang với những chất liệu tốt nhất và thiết kế bậc nhất để thể hiện sự cung kính, tán tụng Thần Phật của mình.

Vẻ đẹp kiêu hùng của tháp Lưu Ly ở Nam Kinh.

Năm 1412 thời nhà Minh, hoàng đế Vĩnh Lạc cho xây dựng tòa tháp ở thủ phủ Nam Kinh. Do tính đặc biệt của công trình nên phải mất 17 năm mới hoàn thành. Trong kiến trúc xây dựng của người Trung Hoa cổ đại, thì gỗ, đá là chất liệu không thể thiếu trong các công trình lớn nhỏ.

Nhưng riêng công trình tòa tháp Lưu Ly này lại được xây dựng bằng gạch men sứ trắng hay còn gọi là gạch lưu ly, đây là một công trình mà xưa nay hiếm thấy.

Tòa tháp Lưu Ly Vĩnh Lạc 9 tầng hình bát giác của Nam Kinh có đường kính 29,5 mét và tăng lên đến khoảng 79 mét. Nó được xây dựng bằng gạch lưu ly cả trong lẫn ngoài. Không có gỗ trong kiến trúc này ngoại trừ một cột trụ ở mũi tháp. Các viên gạch lưu ly đầy màu sắc được ráp vào nhau để hình thành nên cấu trúc của nó, cả trong lẫn ngoài.

Nó là một cấu trúc đặc biệt được xây dựng bằng gạch lưu ly. Đây là một loại nguyên liệu xây dựng có sắc màu rực rỡ và lộng lẫy, nên nó được chọn làm nguyên liệu chính để thể hiện cho sự huy hoàng của tòa tháp này một cách nghệ thuật.

Tháp Lưu Ly (Ảnh: minghui.org)

Sự kì công trong xây dựng trước tiên phải xét tới công đoạn tạo hình những viên gạch. Các nghệ nhân phải tạo ra những viên gạch có hình hoa sen, khắc các câu thần chú, khắc họa các vị Thần, sau đó mới đem đi nung ở nhiệt độ cao, nên mỗi viên gạch đều có sắc màu rựa rỡ.

Người ta sử dụng các loại men nhiều màu để tạo hình cho gạch, sau đó những viên gạch này được ráp lại với nhau để hình thành nên tòa tháp.

Do sự hạn chế về mặt không gian nên các khung cảnh trên mỗi viên gạch đòi hỏi các nghệ nhân phải xây dựng và bài trí nhân vật trên đó một cách hài hòa và hợp lý, nó khác biệt hoàn toàn với các bức vẽ trên giấy hay tranh dầu trên vải.

Có những hình ảnh như những vị thần có cánh, ngựa thần đang bay, thần thú có sừng với đôi cánh, sư tử hùng vĩ, voi, hoa sen và lá cây. Những hình ảnh này rất sống động và tinh tế.

(Ảnh: daoptuong.com)

Trong thời cổ đại, người ta dán giấy lên cửa sổ để ánh sáng chiếu xuyên qua. Một số gia đình giàu có thì dùng vải.

Vỏ sò được dùng trên các của sổ của Tháp Lưu Ly Vĩnh Lạc. Chúng được mài cực mỏng để có thể lọc ánh sáng. Chúng được đặt tên là “gạch sáng” và chúng là vật liệu chiếu sáng tốt nhất trước khi có sự ra đời của kính ở phương Tây. Trong triều đại Minh và Thanh, ngọn tháp 79 mét này được thắp sáng suốt đêm. Ánh sáng huyền ảo xuyên qua vỏ sò, khiến nó lung linh như một cung điện cổ tích. Từ mọi ngõ ngách của Nam Kinh đều có thể nhìn thấy tòa bảo tháp này, và nó có tác dụng trực tiếp giúp nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa Phật gia.

Các nhà ngoại giao nước ngoài thậm chí còn bị quyến rũ hơn bởi nền văn hóa Trung Hoa mà ngọn tháp thể hiện. Thời nhà Thanh (1644-1912), Tháp Lưu Ly ở Nam Kinh rất nổi tiếng trong tầng lớp quý tộc ở Châu Âu, nhiều người coi việc chiêm ngưỡng tòa tháp này là ước mơ cả đời của họ.

Công trình đã bị phá hủy trong chiến sự Thái Bình Thiên Quốc thế kỷ 19 khi phiến quân chiếm thành phố Nam Kinh.

Tuy nhiên vì tính thẩm mỹ trong nghệ thuật đồng thời có tính giá trị lịch sử trong kiến trúc, người ta đã hồi sinh lại tòa tháp với kiến trúc đặc biệt này.

Vẻ đẹp của gạch tráng men xanh – Quần thể kiến trúc Đạo gia núi Võ Đang

Công trình thứ 2 mà hoàng đế Vĩnh Lạc cho thực thi là quần thể kiến trúc Đạo gia núi Võ đang. Màu xanh ngọc của loại gạch tráng men làm cho công trình như một viên bích ngọc giữa ngọn núi yên bình, thanh tịnh.

Đây là vẻ đẹp mà mà từ xa người ta có thể chiêm ngưỡng được bởi một màu xanh dịu long lanh trong ánh nắng được phủ trên các mái. Những tòa nhà này cũng có mái hiên tầng cùng với cột trụ và dầm được sơn phết, kết hợp với thiên nhiên yên bình lộng lẫy và tinh tế.

Quy mô của quần thể kiến trúc Đạo gia núi Võ Đang truyền đạt sự phổ biến của Đạo giáo đối với dân chúng thời nhà Minh.

Màu xanh từ gạch men từ mái của kiến trúc quần thể đạo gia núi Võ Đang. (Ảnh: minghui.org)

Điều gây ngạc nhiên là những chú ngựa trên cây cột của các tòa nhà, đây cũng chính là Thần hữu ý truyền cấp cho con người. Những con ngựa có cánh và đang thở ra, đáng để cho du khách ngưỡng mộ và tôn trọng thế giới thần linh.

Tác phẩm điêu khắc ngựa trên cây cột của kiến trúc Đạo gia. (Ảnh: minghui.org)

Một nét độc đáo trong công trình này là Kim điện (Cung điện vàng) của núi Võ Đang là cấu trúc lớn nhất được đúc bằng đồng vào thời điểm đó và được mạ vàng. Dù trải qua hơn 500 năm dưới ánh mặt trời và bão tố, nó vẫn lộng lẫy như lần đầu tiên được xây dựng.

Nếu như tháp Lưu Ly được ghép ráp từ những viên gạch lưu ly, thì kim điện lại được ráp với nhau bằng những bộ phận kim loại kiên cố.

Trong công trình này, bộc lộ sự hoàn hảo từ khâu kiến thiết tới thi công và bài trí. Minh chứng cho trí tuệ của người xưa trong việc kiến trúc xây dựng đã đạt trình độ tinh xảo và mỹ diệu. Để lại những thành tựu kiến trúc nghệ thuật mà người đời sau còn mãi ngưỡng mộ.

Tử Cấm Thành của Bắc Kinh nơi màu vàng của sự thịnh vượng sáng rực dưới ánh mặt trời

Một hình ảnh tuyệt đẹp khiến người ta ngỡ tới thế giới cực lạc của Phật A Di Đà, là màu vàng sáng từ những viên gạch men khiến Tử Cấm thành trở lên huy hoàng và lộng lẫy phi thường.

Một hình ảnh tuyệt đẹp khiến người ta ngỡ tới thế giới cực lạc của Phật A Di Đà, là màu vàng sáng từ những viên gạch men khiến Tử Cấm thành trở lên huy hoàng và lộng lẫy phi thường. (Ảnh: dkn.tv)

Truyền thuyết kể rằng cung điện trên trời là một thế giới nguy nga, rực rỡ và phồn vinh của những cung điện, đình đài lầu gác. Các lâu đài, hàng rào, hành lang và cung điện trong Tử Cấm Thành có những đặc điểm này của thế giới thiên quốc. Sự hùng vĩ của các tòa nhà là các cột trụ và dầm sơn, và những viên gạch men đầy màu sắc tất cả truyền đạt một sự huy hoàng lộng lẫy phi thường.

Có rất nhiều mô tả về Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, nơi xa hoa lộng lẫy về dáng vẻ, độc đáo về kiến trúc, và sắc màu nghệ thuật cũng như phong thủy trong ứng dụng xây dựng.

Qua 3 công trình kiến trúc đặc biệt này, thế hệ đời sau không khỏi kinh ngạc về trí tuệ cũng như nghệ thuật trong việc kiến tạo, xây dựng và thi công các công trình mà sức hấp dẫn của nó làm say mê những kiến trúc gia cũng như những người yêu nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa.

(Ảnh: dttravel.com)

Trải qua một chặng đường lịch sử lâu dài, hậu nhân luôn nhìn thấy giá trị tinh thần và tin ngưỡng của những công trình tên tuổi. Khi trong tâm của các bậc từ đế vương tới những nhà nghệ thuật là một tâm tôn kính đối với Thần Phật, thì các giá trị mà họ để lại chính là cốt lõi tâm linh tín ngưỡng của con người thời đó. Thời mà sự huy hoàng vàng son nhất không phải là chỗ đứng của khoa học kĩ thuật thời này, là thời mà tín tâm tròn đầy, chuẩn mực về đạo đức được quản thúc và giữ gìn.

Tịnh Tâm