Chuyên mục Kiệt Tác Thế Giới là chuyên mục Đại Kỷ Nguyên trân trọng giới thiệu tới độc giả những đỉnh cao của nền văn hóa nhân loại, đã được minh chứng qua dòng chảy thời gian, với các tác phẩm hội họa, âm nhạc, văn học, kiến trúc… kiệt xuất. Có thể nói đó là những dấu ấn lịch sử đã đặt định nên chuẩn mực giá trị nghệ thuật và nhân sinh vô cùng quý báu cho toàn thể nhân loại.

Vượt xa các bản giao hưởng nổi tiếng nhất đương thời, đây là một trong số các tác phẩm làm rung động hàng triệu con tim của mọi thính giả trên khắp thế giới.

Antonín Leopold Dvořák (08/09/1841, Nelahozeves – 01/05/1904, Praha) là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất của tất cả các thời kỳ và một trong những nhà soạn nhạc Séc nổi tiếng và hay được chơi nhất thế giới nói chung. Những tác phẩm giao hưởng của ông thuộc vào đỉnh cao của nhân loại.

Sức mạnh khả năng sáng tác âm nhạc của ông đến nay chinh phục cả những nhà nghiên cứu lẫn những người nghiệp dư, và nó còn mang đến hơi thở cho những nhà soạn nhạc đương thời.

Có một câu nói của Brahm: Những chủ đề của Dvořák cho những ý tưởng phụ hoàn toàn đủ cho cả những ý tưởng chính của tôi. 

Ông nổi tiếng với các tác phẩm giao hưởng và các bản nhạc nhạc khí âm và những bản nhạc thính phòng, opera. Ông là một đại diện của dòng nhạc cổ điển lãng mạn của thế giới.

Giao hưởng số 9 cung Mi thứ “Từ Thế giới Mới”, Op.95, B. 178 hay còn được cả thế giới biết đến với tên gọi khác là “Giao hưởng Thế giới Mới” (tiếng Anh: From the New World hoặc New World; tiếng Séc: Symfonie č. 9 e moll „Z nového světa”) là bản giao hưởng xuất sắc của Antonín Dvořák.

Ông viết bản này vào năm 1893 trong suốt quãng thời gian A.Dvořák làm giám đốc Nhạc viện Quốc gia Âm nhạc Hoa Kỳ (từ 1892 – 1895).

Vượt xa các bản giao hưởng nổi tiếng nhất đương thời, đây là một trong số các tác phẩm làm rung động hàng triệu con tim của mọi thính giả trên khắp thế giới.

Trước đây bản giao hưởng này thường được đánh số 5.

Neil Armstrong đã mang theo một bản thu âm của giao hưởng số 9 trong chuyến hành trình lên Mặt trăng của Apollo 11.

Tuổi thơ tại Nelahozeves

Sinh ra và lớn lên tại Nelahozeves gần Kralup nad Vltavou và Veltrus không xa cách Praha (theo hướng bắc). Bố là František chỉ là một người bán thịt bình thường. Trong những năm 1853-1856 ông sống tại Zlonice, dưới sự đảm nhiệm của một thầy giáo và là người chơi đại thụ cầm địa phương Antonín Liehmann, người mà sau đã phát hiện ra tài năng âm nhạc của ông.

Ở tuổi 16 Dvořák được đến Praha học chơi đại thụ cầm. Đồng thời chơi Viola trong giàn nhạc giao hưởng của nhà hát tạm thời dưới sự dẫn dắt của Bedřich Smetana.

Trưởng thành với Johannes Brahms
Ông bắt đầu con đường soạn nhạc rất sớm. Vợ ông đã gửi những bản nhạc đến những nhà soạn nhạc lãng mạn có tiếng bấy giờ là Johannes Brahms, người mà sau này đã giới thiệu ông như là một nhà soạn nhạc với nhà xuất bản Berlin Simrock.

Năm 1878 ông viết một tập các bản điệu nhảy Sloven, và nhờ có những nhà phê bình xuất sắc, ông ngay lập tức nổi tiếng trên khắp thế giới. Ông tỏ ra là một nhạc trưởng thành công trong các bản nhạc của mình.

Năm 1844 ông được mời đến Luân đôn và chỉ huy bản nhạc của mình “Stabat mater, op. 58”, phần nhạc khí âm, được soạn sau cái chết của một trong những người con gái của ông. Ông gặt hái được những thành công lớn và tạo được tiếng vang trong sân khấu nhạc Anh, nơi biểu diễn những tác phẩm hớp xướng xuất sắc của ông đã thúc đẩy ông cố gắng trong soạn những bản ở thể loại nhạc khí âm.

Trên cơ sở những thành công có được, ông nhận được chức tiến sĩ tại Praha và Cambridge và trở thành giáo sư trong nhạc viện Praha, nơi mà đã đào tạo ra hàng loạt các nhà soạn nhạc Séc nổi tiếng như Vítězslav Novák, Oskar Nedbal và Josef Suk starší. Josef Suk làm quen và sau này cưới con gái ông là Otilie và trở thành con rể.

Năm 1892 ông nhận được thư mời từ Mĩ. Người sáng lập nhạc viện quốc gia Mĩ ở New York là Jeanette Thurber mời ông làm hiệu trưởng nhạc viện này. Đầu tiên ông còn do dự, sau đó thì chấp nhận lời mời này.

Việc cư trú ở Mĩ những năm 1892 đến 1895 mang đến thêm cho ông những lòng kính trọng, sự chắc chắn và sự nổi tiếng khắp thế giới. Antnonín Dvořák mất sau năm tuần từ khi trở lại Praha vì bệnh tim vào 01 tháng 5 năm 1904.

Những tác phẩm vĩ đại

Nghệ thuật của ông hoàn toàn là sự tổng hợp nhạc cổ điển lãng mạn độc đáo. Sức mạnh và sự xuất sắc của nhà soạn nhạc đương thời trước hết ở trong các dàn nhạc và nhạc cụ.

Sự phát triển khả năng sáng tạo của ông đi qua những chặng đường: bản nhạc đầu tiên được xây dựng từ sự kế thừa của Beethoven và Schubert, chặng thứ hai là sự nỗ lực cố gắng của ông hoàn toàn bằng cảm giác riêng của ông, khi mà ông hoàn toàn hiểu được sự cơ bản và đặc biệt của âm nhạc.

Ludwig van Beethoven (1770-1827)

Thời kỳ thứ 3 là bước ngoặt điển hình cho chủ đề người yêu nước và nguồn cảm hứng âm nhạc Séc (bản nhạc “Hymnus”, “Moravské dvojzpěvy”). Những màu sắc riêng thêm vào âm nhạc của ông những cố gắng về tính chất Sloven của các tác phẩm nói chung, bằng cách đó đã làm giàu thêm cho sự sáng tạo âm nhạc đặc sắc nhất thế giới.

Franz Schubert (1797-1828)

Tương tự trong thời gian ở Mĩ ông được tạo cảm hứng từ âm nhạc của nhữn người da đen và những người Ấn, từ đó mà ông đã sáng tác ra bản giao hưởng số 9 Bản giao hưởng thế giới mới (tiếng Séc “Novosvětská”, là tác phẩm thuộc vào hàng những tác phẩm vĩ đại nhất của thể loại này trong suốt lịch sử âm nhạc.

Ông đã viết tất cả 9 bản giao hưởng, một số bài thơ giao hưởng, các bản nhạc nhạc khí lớn.

Các tài liệu khác nhau và những di vật (bản viết nhạc, chỉnh sửa, danh sách vật dụng, tác phẩm tạo hình, ảnh thời đó, chương trình, tờ quảng cáo) về nhà soạn nhạc này được đặt ở bảo bàng Antonín Dvořák, tồn tại từ năm 1932 chia sẻ với biệt thự ba rốc Michn ở Praha.

Những tác phẩm của ông giàu về số lượng cũng như đa dạng về thể loại, người ta ước tính khoảng 120 nhạc phẩm, trong đó hầu hết là những tác phẩm giao hưởng lớn, âm-khí cụ hoặc các tác phẩm kịch opera.

Giao hưởng Từ thế giới mới

Giao hưởng “Từ thế giới mới” (From the new world) được Dvorak hoàn thành vào một kỳ nghỉ hè tại Spillville, Iowa, một khu kiều dân của người Czech nhập cư, những người đã giúp Dvorak dịu bớt nỗi nhớ nhà da diết. Dàn nhạc New York Philharmonic dưới sự chỉ huy của Anton Seidl công diễn tác phẩm lần đầu vào ngày 16/12/1895 tại Carnegie Hall.

Về mặt hình thức, tác phẩm hoàn toàn nằm trong truyền thống châu Âu với chương mở đầu ở hình thức sonata, một chương largo được xen vào những đoạn bùng nổ không ngừng, một chương scherzo với các phần trio điền viên và một chương kết sôi nổi hân hoan.

Để giữ xu hướng hình thức theo chu kỳ nổi bật, mọi chủ đề của tác phẩm đều nảy sinh từ một motive chung ban đầu vào trở lại ở chương kết.

Tuy nhiên từ buổi công diễn lần đầu thành công vang dội, tiêu đề phụ “Từ thế giới mới” đã mãi mãi đi theo tác phẩm.

Sự tương đồng với bầu không khí của các tác phẩm trước đó đã khiến một số nhà bình luận nhận định rằng Giao hưởng “Từ thế giới mới” là tác phẩm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nỗi nhớ quê hương Bohemia của tác giả.

Sự lan tỏa của các tiết tấu đảo phách, các gam ngũ cung và các quãng bảy giảm trong âm nhạc bản địa Mĩ đã khiến tác phẩm có sự gắn kết gần gũi hơn với nước Mĩ, nơi ông phát triển sự nghiệp lên đỉnh cao.

Neil Armstrong đã bật bản nhạc này khi đặt chân lên Mặt Trăng vào năm 1969.

Dưới đây là bản giao hưởng huyền thoại:

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Kim Cương