Khải thư của Âu Dương Tuân đạt đến trình độ vô cùng nghiêm ngặt, bút lực cao và hiểm, thế nhân không người nào sánh kịp. Chữ Khải của ông cũng xuất phát từ Lệ thư cổ đại, dung hợp với Khải thư thời Tấn, cũng lấy phong cách của 6 triều đại phía Bắc, kết thành một thể chữ đặc biệt, khai phá một con đường mới, tự tạo thành một thể riêng.

Khải thư, hay cũng gọi là Chính thư, Chân thư được sáng tạo vào thời Đông Hán. Trong “Tuyên hòa thư phổ” có ghi chép: “Vào đầu triều Hán đại có học giả Vương Thứ Trọng, từ Lệ thư sáng tạo ra Khải thư“. Đời Thanh có thư pháp gia Ông Phương Cương cũng nói: “Đổi lối chữ Lệ thành sóng họa, điểm thêm những nét chấm, giữ nguyên trục ngang chữ Lệ“. Vì thế mà Khải thư được biết tới là lối viết biến hóa của Lệ thư cổ đại,. Khải thư có thể hình vuông, bút họa đơn giản thoải mái, có thể được dùng làm khuôn mẫu.

Khải thư tứ đại gia” là tên hợp xưng của bốn vị thư pháp gia nổi tiếng trong lịch sử thư pháp Trung Hoa. Họ còn được gọi là “Khải thư tứ thể“, gồm có Âu Dương Tuân triều Đường (Âu thể), Nhan Chân Khanh triều Đường (Nhan thể), Liễu Công Quyền triều Đường (Liễu thể), và Triệu Mạnh Phủ triều Nguyên (Triệu thể).

Thư pháp gia Âu Dương Tuân

Âu Dương Tuân (557 – 641), tự là Tin Bản, sinh ra ở Hoành Châu (nay là Hoành Dương), quê cha ở Đàm Châu, Lâm Tương (nay là Trường Sa, Hồ Nam). Lúc ông 13 tuổi, cha ông là Âu Dương Hột phạm tội với triều đình nên bị tịch thu toàn bộ tài sản và xử chém cả nhà; ông nhờ việc ẩn núp mà trốn thoát. Sau đó cả nhà dựa vào người bạn tốt của cha ông là Giang Tổng, ở tại Kiến Khang (nay là Nam Kinh).

Giang Tổng thấy Âu Dương Tuân gầy gò ốm yếu, không cách nào bồi dưỡng thành võ tướng, nên không còn cách nào khác là cho ông đi học viết chữ. Không ngờ rằng Âu Dương Tuân vô cùng thông minh, có thể đọc nhanh như gió, tinh thông “Sử ký”, “Hán thư” và “Đông quan Hán ký”. Sau đó, Âu Dương Tuân được làm quan ở Tùy triều, đến Đường triều được phong làm Thái Tử Suất Canh Lệnh, nên ông cũng hay được gọi là “Âu Dương Suất Canh”.

Âu Dương Tuân (557 – 641)

Âu Dương Tuân chẳng những chăm học lại thông thái kinh sử, hết mực say mê thư pháp. Thư pháp của ông vào đầu Tùy triều đã có tiếng tăm vang xa. Sau khi vào triều Đường, lại là bậc tiên sinh trong giới thư pháp nhưng Âu Dương Tuân vẫn không lấy những thành tựu kia làm sự thỏa mãn, ông vẫn luôn trau dồi, đã tốt còn muốn tốt hơn.

Có một lần, Âu Dương Tuân cưỡi ngựa đi dạo, thấy ven đường giữa đám cỏ dại có một bia đá, liền xuống ngựa xem xét. Hóa ra trên bia đá là bút pháp của thư pháp gia nổi tiếng thời Tây Tấn tên Sách Tĩnh. Ông liền đứng một lúc lâu quan sát tỉ mỉ cẩn thận rồi mới rời đi, nhưng vừa đi mấy bước, lại không kìm được mà xuống ngựa thưởng thức, khen ngợi tới lui mấy lần.

Cuối cùng, Âu Dương Tuân quyết định trải thảm ngồi luôn ba ngày ba đêm, tính toán đo đạc chữ viết trên bia, thể hội hết tinh túy trong bút pháp đó rồi mới an lòng rời đi.

Khuôn mẫu thư pháp cho hậu thế

Khải thư của Âu Dương Tuân đạt đến trình độ vô cùng nghiêm ngặt, bút lực cao và hiểm, thế nhân không người nào sánh kịp. Chữ Khải của ông cũng xuất phát từ Lệ thư cổ đại, lấy thể chữ của chữ “二” – nhị và chữ “王” – vương làm trục, dung hợp với Khải thư thời Tấn, cũng lấy phong cách của 6 triều đại phía Bắc, kết thành một thể chữ đặc biệt, khai phá một con đường mới, tự tạo thành một thể riêng.

Đặc điểm trong thư pháp của ông là cầm bút mạnh mẽ, nét vẽ gọn gàng, được sắp xếp tỉ mỉ trong đầu, sau đó mới viết ra, nét kết thúc chữ vô cùng sáng sủa và thoải mái, bên trong chứa cốt khí, đậm nhạt khéo léo, dài ngắn thích hợp. Hậu nhân luôn lấy nét chữ vuông vắn của ông làm mẫu, truyền đời danh xưng “Âu thể” (thể chữ của Âu Dương Tuân).

Thành tựu thư pháp của Âu Dương Tuân chủ yếu nằm ở Khải thư, nhưng ở lối Lệ thư và các lối viết khác ông cũng đều có thành tựu. Thư pháp gia nổi tiếng nhà Đường Trương Hoài Quán có bình phẩm trong cuốn “Thư đoạn” như sau: “Tám thể chữ của Âu Dương Tuân đều rất thành thục, bút lực cứng và hiểm. Thể chữ Triện thì ưu tú thuần chất, có một không hai, tuấn tú cùng cổ nhân, như long xà trong trận vũ, mây mù nhẹ lung lay. Khải thư thì um tùm như đao mác, vừa xuất thần lại vừa mang trí tuệ...”

Hành thư “Thiên tự văn” của Âu Dương Tuân (Ảnh: epochtimes)

Bia khắc “Cửu Thành cung lễ tuyền minh”

Âu Dương Tuân trong thời kỳ Đường Trinh Quan (626 – 649), qua đời ở tuổi 80, để lại các minh chứng cho nghệ thuật thư pháp Trung Hoa. Ví dụ như “Bặc thương thiếp“, “Trương Hàn thiếp”, bia khắc “Cửu Thành cung lễ tuyền minh”, “Hoàng phủ đản bia” v.v.

Trong đó “Cửu Thành cung lễ tuyền minh” là tác phẩm được hoàn thành khi Âu Dương Tuân 75 tuổi, cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. Thời Nguyên, Triệu Mạnh Phủ từng bình về tác phẩm này là: “Thanh cùng tú kiện, cổ kim một người“.

“Cửu Thành cung lễ tuyền minh” (Ảnh: m.jnnc)

Chữ khắc trên bia do Ngụy Trưng soạn thảo, ghi lại cố sự Đường Thái Tông khi nằm nghỉ mát ở Cửu Thành cung phát hiện ra một dòng suối. Âu Dương Tuân phụng lệnh vua, viết chữ lên trên bia đá. Thư pháp trên bia được viết vô cùng thận trọng, nghiêm ngặt, cao quý trang trọng, bút họa vừa tròn vừa vuông, kết cấu bố trí tinh tế, toàn thể vô cùng đoan trang, không một chỗ rối loạn, nên được người đời coi là “Quy phạm của Khải thư“.

Âu Dương Tuân không chỉ là một thế hệ của thư pháp, mà còn là một nhà lý luận, ông tổng kết ra 8 phương pháp luyện sách học chữ. Âu Dương Tuân cũng soạn những cuốn sách như “Truyện thụ quyết”, “Dụng bút luận”, “Bát quyết”, “Tam thập lục pháp” v.v. nói tương đối cụ thể về cách dùng bút, kết cấu thể chữ, kỹ xảo hài hòa mỹ học thư pháp. Đây đều là những di sản trân quý liên quan đến lý luận thư pháp Trung Hoa.

“Cửu Thành cung lễ tuyền minh” (Ảnh: epochtimes)

Mỹ danh vang xa

Theo ghi chép lại của lịch sử, ngoại hình của Âu Dương Tuân không được tuấn tú cho lắm, nhưng lại được Đưởng Cao Tổ Lý Uyển và Đường Thái Tông Lý Thế Dân vô cùng coi trọng. Đưởng Thái Tông triệu tập 24 con cháu quan ngũ phẩm trở lên, cho theo học Khải thư của Âu Dương Tuân. Điều này có thể cho thấy sự xem trọng của vua với Âu Dương.

Thư pháp của ông luôn được mọi người thời bấy giờ coi là báu vật, danh tiếng vang xa tận ngoại quốc. Nhiều người tranh nhau muốn được ông viết cho một chữ, coi như lấy làm vốn để học thư pháp.

Trong thời kỳ Đường Võ Đức, Cao Ly (hiện là Tiều Tiên) đặc biệt phái sứ giả tới thành Trường An cầu thư pháp của Âu Dương Tuân. Đường Cao Tổ Lý Uyển cảm động mà nói: “Ta không nghĩ danh tiếng của Âu Dương Tuân lại lớn đến thế. Bọn họ thấy bút tích của Âu Dương Tuân nhất định cho rằng hắn có tướng mạo khôi ngô đây!” Thậm chí, người tu luyện môn Thiên Thai Tông thuộc Phật giáo bên Nhật Bản khi du học từ Đường triều quay trở về cũng mang theo thư pháp của Âu Dương Tuân.

“Bặc thương thiếp” – Âu Dương Tuân (Ảnh: epochtimes)

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Xem thêm: