Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian…

Tết đang đến gần. Những cảm nhận về ngày tết cổ truyền Việt Nam vô cùng nồng nàn và da diết trong tâm khảm của mỗi con người. Hãy cảm nhận ngày tết cổ truyền theo cách của riêng bạn để có được những khoảng thời gian tươi đẹp trong đời!

Tết của lễ nghĩa, của yêu thương (Ảnh: Tuệ Chân)

Thời đại ngày nay, phong tục đón tết cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ lại những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Những nét văn hóa tốt đẹp ấy không những không bị mai một mà ngày càng được gìn giữ và phát huy, song hành với sự trường tồn của quê hương. Bởi vậy những cảm nhận về ngày tết cũng vì thế mà đẹp hơn, xao xuyến hơn.

Ngày trước, khi đời sống còn thiếu thốn, việc đón tết cổ truyền đã trở thành một sự kiện lớn trong gia đình, họ hàng, được chuẩn bị trước hàng tháng trời. Nào là chăm sóc mấy bụi dong, bụi chuối để chuẩn bị lá gói bánh chưng, bánh tét; giặt giũ đồ đạc; nào là vỗ béo đàn gà để dành giết thịt, dành riêng loại gạo và đậu ngon nhất để gói bánh hay chuẩn bị tiền mua sắm quần áo mới cho bọn trẻ. Đầu tháng Chạp đã tất bật chuẩn bị dưa hành, dưa kiệu và sau lễ cúng ông Táo về trời thì tất bật chợ búa, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm bánh trái, chuẩn bị quà tết tặng nhau.

Đêm ba mươi tết nhà nhà quây quần bên nồi bánh chưng, bánh tét đón giao thừa trong tiết xuân se lạnh. Cây nêu dựng trước sân, câu đối đỏ treo trước hiên nhà hay tràng pháo chuột, pháo tống chuẩn bị cho thời khắc giao thừa hay hội làng với thật nhiều trò chơi thú vị như chọi gà, bài chòi, cờ người… làm nên một cái Tết thật rộn ràng, ấm áp. Mùa xuân lấp lánh còn hiển hiện trên ánh mắt hân hoan của bọn trẻ con được mặc áo mới và nhận phong bao lì xì đỏ chót đầu năm hay trên gương mặt rạng rỡ của những bà mẹ sáng mùng Một Tết khi nhìn thấy bàn thờ tươm tất, mâm cơm thịnh soạn khác hẳn ngày thường cơ cực.

Trước Tết đường tấp nập thời tàu điện leng keng của những năm 80. (Ảnh: tulieu.vn)

Mỗi độ Tết đến, từ Bắc chí Nam, hễ nơi đâu có thầy đồ là có những người xin chữ thành tâm. Thư pháp ngày nay ngoài chữ nho còn có thêm chữ quốc ngữ nên khách du xuân tha hồ lựa chọn những câu chữ hay nhất để treo trong nhà. Phong tục cổ truyền ngày tết Việt cũng vì thế mà thêm phần linh thiêng, đậm đà bản sắc.

Những cảm nhận về ngày tết cổ truyền Việt Nam dường như càng vô cùng nồng nàn và da diết trong tâm khảm của mỗi con người.

Một góc làng quê. (Ảnh: tulieu.vn)
Hà nội phố những năm 1990. (Ảnh: youtube.com)

 

Đào tết. (Ảnh: tulieu.com)
Câu đối ngày xuân. (Ảnh: tulieu.com)
Thầy đồ (Ảnh: tulieu.com)
Sài gòn mùa mai nở. (Ảnh: tulieu.com)
Làng quê yên bình đón tết. (Ảnh: tulieu.com)
Chợ tết. (Ảnh: tulieu.com)
Gói báng trưng gày tết. (Ảnh: anhtet.com)
Luộc bánh chưng. (Ảnh: anhtet.com)

Ngày nay dù cuộc sống có bận rộn thì mỗi khi năm hết tết đến dù có ở nơi đâu người ta cũng sẽ mau chóng trở về nhà sum họp cùng gia đình sau một năm làm việc vất vả mệt nhọc. Tết yêu thương, tết là văn hóa cổ tuyền của dân tộc là nét đẹp mà người Việt luôn tự hào.

Chúc tết (Ảnh: anhtet.com)
Đào tết. (Ảnh: anhtet.com)
Du xuân. (Ảnh: anhte.com)
Xin chữ đầu năm. (Ảnh: anhtet.com)
Cỗ đầu năm. (Ảnh: anhtet.com)
Cúng gia tiên đầu năm. (Ảnh: anhtet.com)
Múa lân múa rồng đầu năm. (Ảnh: anhtet.com)
Thiếu nữ và trang phục truyền thống ngày tết. (Ảnh: anhtet.com)
Vườn đào. (Ảnh: anhtet.com)
Mua hoa ngày tết. (Ảnh: anhtet.com)
Cây nêu ngày tết. (Ảnh: anhtet.com)
Chúc tết. (Ảnh: anhtet.com)

 

Lì xì ngày tết. (Ảnh: anhtet.com)
Gia đình sum họp ngày tết. (Ảnh: anhtet.com)

Thiên Ân