Công dụng của hộp đựng thức ăn thời cổ đại rất nhiều, nó không chỉ dùng để đựng đồ ăn, mà nó còn dùng để trang trí, hoặc làm lễ vật đem tặng. Có hai loại, to và nhỏ. “To” thì cần phải gánh và “nhỏ” thì có thể tự mang xách theo. Các thân sĩ ngày xưa, mỗi lần xuất môn, đến thăm bạn hữu, hoặc đi tham gia những kỳ thi thưởng hoa ngâm thơ sẽ xách theo hộp nhỏ.

“Trọng Bình hội kỳ đồ” (Ảnh: Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh)

Bức họa “Trọng Bình hội kỳ đồ” được cất giữ trong Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh đã rất nhiều năm, do đó không có nhiều người biết về nó. Bức họa miêu tả cảnh Nam Đường Nguyên Tông Lý Cảnh đang ngồi chơi cờ với 3 người anh em của mình. Trong bức tranh có một loạt các hiện vật có tính nổi bật của thời Ngũ Đại Thập Quốc (907-979), như giường sập, rương tủ, bình phong v.v. Trên sập đặt một bình cắm mũi tên, đây là trò chơi tên “Đầu hồ”, một loại trò chơi phổ biến trong cung cấm thời xưa; bên cạnh đặt một cái khay đặt cuốn sách phổ về chơi cờ, cho thấy chơi cờ cũng là một phương thức giải trí của người thời xưa. Cạnh một người hầu đang đứng bên cạnh, có một cái hộp sơn mài cao, màu đen, đó chính là “hộp thức ăn” thời bấy giờ. 

Ảnh chi tiết phóng to (Ảnh: Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh)

Hộp đựng thức ăn ngày xưa được gọi là “tráp”, bắt đầu xuất hiện từ thời Ngụy Tấn (khoảng năm 220). Hộp thức ăn mang phong cách, hình dáng, vật liệu rất đa dạng, tùy theo phương thức sử dụng. Từ gia đình bá tánh bình thường, đến gia tộc giàu sang phú quý và thường được sử dụng trong cung đình, sẽ có vật liệu, trang trí v.v. khác nhau, cũng là một hình ảnh đại biểu cho tầng lớp.

Hộp đựng thức ăn bằng đồng, tạc hoa văn 4 con rồng thời nhà Thanh (Ảnh: Soundofhope)
Hộp đựng 5 ngăn thời nhà Thanh (Ảnh: kknews)
“Văn Uyển đồ” của Chu Văn Cự (907-975) (Ảnh: Wikimedia Commons)

Trong tác phẩm nổi tiếng “Văn Uyển đồ” có thể thấy có sự xuất hiện của hộp thức ăn, thời bấy giờ, đây chắc chắn là một thứ đồ rất quý giá, đắt tiền, là xa xỉ phẩm, nhưng cũng là món đồ yêu thích của các văn nhân lúc bấy giờ. Tuy vậy, đến thời nhà nhà Tống, đây đã trở thành một vật dụng phổ thông đến mức nhà nhà đều có, đều sử dụng. 

Hộp đựng bằng sứ (Ảnh: kknews)
Hộp đựng thức ăn bằng sứ men phấn thái hoa văn phượng thời Càn Long (Ảnh: kknews)

Hộp đựng đồ ăn thường được thiết kế thành nhiều tầng xếp chồng lên nhau rất gọn gàng và tiện lợi, giúp để cơm, đồ ăn, thức uống riêng biệt. Kích cỡ cũng đa dạng, không đồng nhất, có loại to và loại nhỏ. Loại to thì phải dùng gánh, thường cao cỡ nửa người; loại nhỏ thì có thể thoải mái mang xách theo người. Cũng có một số ít loại được thiết kế theo cấu tạo một cái tủ,bên ngoài có hai cánh cửa, mở ra bên trong là một loạt các ô được xếp đựng đồ ăn. 

Loại hộp to phải dùng đòn để gánh (Ảnh: ifuun)
Hộp đựng lớn, thường phải dùng đòn gánh (Ảnh: kknews)
Hộp dạng tủ (Ảnh: kknews)

Hộp đựng đồ ăn thường được làm từ gỗ, trúc, sứ, và được tráng men, sơn mài, thếp vàng v.v. Nhưng gỗ vẫn là vật liệu chủ yếu nhất, thường là gỗ tử đàn, gỗ hoàng hoa lê, gỗ cánh gà, v.v. được chạm rỗng, chạm nổi hoặc là hoa văn mịn mang lại cảm giác tao nhã mà không kém phần sang trọng. 

Đến thời nhà Minh – Thanh, các văn nhân bắt đầu quan tâm đến loại vật dụng này, tham gia vào quá trình thiết kế, từ đó, hộp đựng thức ăn ngày càng tinh xảo. Hơn nữa, hộp rất chắc chắn và cứng cáp, có khả năng chống va đập nhất định. Vì thế dù mang, xách hay gánh thì đều không đồ bên trong bị đổ. 

Hộp thức ăn hai tầng chạm khắc, thếp vàng thời nhà Thanh (Ảnh: kknews)

Dưới thời Minh – Thanh, các văn nhân, nhã sĩ không chỉ để đồ ăn trong hộp, mà họ còn dùng để giấy, bút, mực, sách v.v. Thậm chí còn có một số loại có thiết kế cả gương đồng và lược. Bởi thời bấy giờ, nam nhân đều để tóc dài, vì vậy, họ cần chúng để dùng, phòng lúc nào trông cũng thật lịch sự. Bởi vậy, đây còn trở thành đồ dùng cần thiết, “hộp trang điểm” của các nhã sĩ, văn nhân.

Hộp cao 3 tầng, thếp vàng, họa hoa văn tùng hạc (Ảnh: 51bidlive)

Hộp đựng đồ ăn được thiết kế theo rất nhiều các chủng loại hình dáng khác nhau, nhưng đa phần là 3 loại: khay đựng đồ, lồng nhiều tầng và thố.

Thố bằng sứ men phấn thái hình 9 con rồng thời Càn Long, 45cm x 23cm (Ảnh: zhuokearts)

Dưới thời nhà Thanh, công nghệ, tay nghề tạo ra thố phát triển rực rỡ nhất, và đây cũng là một trong những vật dụng được sử dụng thông dụng nhất, từ trong cung đình đến ngoài dân gian. 

Trong cung đình, nó đóng vai trò quan trọng trong mỗi nghi lễ cung đình. Đến sinh thần của vua, thần tử sẽ dâng lễ được đặt trong một cái thố. Đó vừa là một nghi thức, cũng là cách thể hiện sự tôn trọng riêng tư của cổ nhân. Ngoài ra, khi hoàng đế ban thưởng đồ ăn, cũng sẽ để vào trong thố rồi mới ban xuống. 

Hộp đựng được sơn mài có khắc chữ 春 (Xuân) thời vua Càn Long (Ảnh: kknews)
Thố làm từ đồng tráng men thời nhà Thanh (Ảnh: kuangshi)

Thời nhà Minh, thố cũng được sử dụng rất nhiều. Thố tiếng trung là 捧盒, chữ 捧 (đọc là “cuán”) na ná âm đọc từ 全 (nghĩa là trọn vẹn) nên trong dân gian, cứ vào năm mới, gia chủ sẽ dùng thố để đựng đồ tiếp đãi khách, bởi nó mang nghĩa chỉ sự sum vầy, đầy đủ, thập toàn thập mỹ. 

Khay đựng bằng đồng tráng men thời Càn Long (Ảnh: artfoxlive)
Cấu tạo chi tiết (Ảnh: artfoxlive)

Đây là vật dùng để đựng mứt hoa quả, bánh kẹo v.v., được chia làm nhiều ô. Bề ngoài cùng thố không có điểm nào khác nhau nhưng cấu tạo bên trong thì được cấu tạo thành nhiều ngăn nhỏ, có thể đựng nhiều loại trong cùng một khay. Chất liệu có thể được chọn từ gỗ, sứ, men tráng đồng, trúc v.v. rất đa dạng, loại này vì không cần phải giữ ấm, nên có thể chọn chất liệu nhẹ.

Khay bằng gỗ hoàng hoa lê thời Dân quốc (Ảnh: kknews)
Khay vuông đồng tráng men thời cuối nhà Thanh (Ảnh: Sina)

Hộp đựng thức ăn nhiều tầng có thể coi là vật dụng rất quen thuộc, và xuất hiện phổ biến trong các bộ phim truyền hình. Ban đầu được sử dụng trong các cửa  hàng ăn dùng để mang đồ cho khách. Lúc đầu, các hộp đựng thức ăn này được thiết kế rất thô sơ, chất liệu cũng không dùng những loại như sứ, đồng hay gỗ cao cấp như sau này, mà chỉ dùng tre, trúc bện lại. 

Hộp thức ăn sơn khắc thời nhà Thanh (Ảnh: kknews)

Cho đến thời nhà Minh và nhà Thanh, văn nhân, nhà nghệ thuật mới bắt đầu quan tâm đến nó, họ tham gia thiết kế, và cho ra đời chiếc hộp vô cùng tinh xảo.

Hộp thức ăn làm từ gỗ hoàng hoa lê, chạm khắc hình “Bát tiên” (Ảnh kknews)

Đến giữa và cuối thời nhà Thanh, có thể nói là tay nghề chế tác đã phát triển đến tột cùng. Trong đó, phải kể đến hộp thức ăn hoàn toàn làm từ ngà voi, hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Cung điện quốc gia Đài Bắc, Hộp gồm có 4 tầng, có thể để rất nhiều món ăn. 

Hộp gồm có 4 tầng, hiện đang bảo tồn ở Cố cung Đài Bắc (Ảnh: Bảo tàng Cung điện quốc gia Đài Bắc)

Nghệ nhân đã vô cùng tỉ mỉ, tinh tế khi chạm khắc món đồ này, hầu hết đều được chạm khắc rỗng, khảm thành nhiều ô nhỏ, nhìn xa giống như là một tấm lụa mỏng. 

(Ảnh: Bảo tàng Cung điện quốc gia Đài Bắc)
(Ảnh: Bảo tàng Cung điện quốc gia Đài Bắc)

Trên quai xách bằng ngà voi có điêu khắc các hình người, chim muông, thú, cảnh vật, hoa lá v.v. rất sinh động. Đây hiển nhiên đã không chỉ còn là vật trong trong sinh hoạt nữa, mà đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao.

(Ảnh: Bảo tàng Cung điện quốc gia Đài Bắc)

Cổ nhân coi việc “ăn cơm” là đại sự, việc lớn, do vậy thiết kế ra hộp đựng đồ ăn tuyệt cũng không hàm hồ, bừa bãi. Bất kể là dành cho quý tộc được chạm khắc tinh xảo, mạ vàng, tráng men hay dành cho bách tính đơn giản, mộc mạc thì đều được xem là tư liệu để nghiên cứu cho người đời sau về nền ẩm thực truyền thống.

Theo Soundofhope.org

Clip ý nghĩa:

videoinfo__video3.dkn.tv||e50961e20__