Đất nước Trung Hoa có lịch sử trên dưới 5.000 năm. Cuộc đời của các nữ nhân cổ đại đã cách chúng ta xa vời vợi. Bóng hình của họ đã sớm vùi lấp ở cõi hồng trần, nhưng những truyền thuyết về họ vẫn còn đó, và những bức tranh còn lại chỉ đủ để cho chúng ta tha hồ tượng tượng và suy đoán về sự xinh đẹp của các nàng.

Tranh mỹ nữ thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều: Siêu phàm thoát tục

Sĩ nữ đồ (tranh nữ quan) hay còn được gọi là “Sĩ nữ họa”, là những bức tranh vẽ người phụ nữ đẹp có học thức. Sĩ nữ đồ của phương Đông được hình thành từ hơn 1.000 năm trước thời kỳ nhà Tần. Tranh nữ quan trong thời cổ đại là để chỉ những nữ tử trong cung đình, sau đó là lấy những mỹ nữ quý tộc làm chủ đề, bao gồm tât cả những mỹ nữ xinh đẹp thông tuệ. Những bức họa mỹ nữ chiếm một vị trí quan trọng trong hội họa cổ của Trung Hoa, là một tiểu ngành của hội họa nhân vật truyền thống Trung Hoa, phát triển sớm hơn cả tranh phong thủy và tranh hoa điểu.

“Nữ sử châm đồ” – Cố Khải Chi (Đông Tấn)
“Nữ sử châm đồ” – Cố Khải Chi (Đông Tấn)

“Nữ sử” là tên một chức vị của nữ giới, sau đó trở thành tên dùng cho những người phụ nữ trí thức,  “châm” có nghĩa là khuyên bảo, thuyết phục. Thời Tây Tấn, Huệ đế Tư Mã Trung không tham gia chính sự, quyền hành quốc gia đều do hoàng hậu Cổ Thị độc tài, biểu hiện đố kỵ, gian lận đa quyền, hoang dâm vô đạo. Đại thần trong triều Trương Hoa Tiện thấy vậy liền góp nhặt những tiên hiền thánh nữ trong lịch sử mà viết thành chín đoạn “Nữ sử châm”, mục đích là để khuyên bảo cùng cảnh tỉnh hoàng hậu. Thời ấy “Nữ sử châm” được tôn sùng và được lưu truyền rất rộng rãi.

Tranh mỹ nữ Đại Đường: Ung dung hoa quý

Đời Đường được coi là thời đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, cũng là giai đoạn tranh mỹ nữ hưng thịnh. Các nhà họa gia ưa chuộng vẽ về lối sống rảnh rỗi của người phụ nữ quý tộc, lối sống đơn điệu nhàn nhã.

Trương Huyên, Châu Phưởng là hai họa gia về sĩ nữ họa nổi tiếng thời kỳ ấy. Khuôn mặt người phụ nữ hiện lên trong tác phẩm của họ rất đầy đặn và mượt mà, cơ thể nở nang, thể hiện vẻ đẹp sang trọng của những người phụ nữ hoàng gia thời Đường.

“Trâm hoa sĩ nữ đồ” – Châu Phưởng (Ảnh: thupian.baike)

“Trâm hoa sĩ nữ đồ” của triều Đường tuy nhiên bị hạn chế bởi phong cách hội họa cổ đại, không có quan điểm về ánh sáng và bóng tối, không có sự đặc tả chi tiết chính xác. Vì thế mà rất khó để tượng tượng dung mạo cụ thể của những mỹ nhân trước kia là như thế nào, chỉ có thể thấy đời Đường thích vóc người nở nang mập mạp, mặt phải tròn đầy mũm mĩm.

Có người hỏi, tại sao triều Đường lại lấy sự mập mạp làm cái đẹp?

“Trâm hoa sĩ nữ đồ” – Châu Phưởng

Một số học giả đã từng thảo luận qua, hiện nay người ta cho rằng những bức họa lúc đó không đề cao vẻ đẹp tú mỹ tinh tế, mà chủ yếu thể hiện không khí của xã hội triều Đường. Thời Đường phong khí mở rộng, dân chúng đều tràn đầy tự tin, vì thế việc phác họa hình tượng người phụ nữ nở nang cũng là thể hiện của phong khí thời bấy giờ. Vẻ đẹp trưởng thành của thời đại này mang đến thời sự thưởng thức cho thời đại sau đó, thời nhà Thanh.

“Quắc quốc phu nhân du xuân đồ” – Trương Huyên

Quắc Quốc phu nhân là tam tỷ của sủng phi Dương Ngọc Hoàn (sủng phi của Đường Huyền Tông), cuộc sống của Quắc Quốc phu nhân cực kì xa hoa và sang trọng. Biểu hiện ra sự tinh tế ở phương diện này của họa sĩ: váy đỏ, áo xanh, khăn trắng, yên ngựa xanh, yên cưỡi được thêu dệt bằng vàng, tất cả mười phần phú lệ. Phong tư của phu nhân thướt tha, ung dung hoa quý, gương mặt vô cùng phong nhuận

Tranh mỹ nữ triều đại  Tống: Tươi mát uyển chuyển

Sau thời nhà Đường là thời Tống, “phì Đường Tống sấu“, nếu như thời Đường chuộng vẻ đẹp mập mạp thì nhà Tống lại lưu truyền vẻ đẹp gầy gò của người phụ nữ. Thời kỳ nhà Tống tương đối ổn định, kinh tế và văn hóa hưng thịnh, sĩ nữ họa phát triển đề tài đến mức độ chưa từng có. Ngoài những người phụ nữ cung đình qúy tộc, những nữ tử trong truyền thuyết cũng được mô tả qua tranh. Cuộc sống tầng thấp bần hàn của người phụ nữ cũng được các nhà họa gia chú ý. Phong cách của các bức tranh thực tế và tự nhiên hơn, nhưng cũng nghiêm ngặt trong hình dáng.

“Phưởng xa đồ” – Vương Cư Chinh

Tranh mỹ nữ triều đại Minh: Tao nhã điềm mỹ

Triều đại nhà Minh là giai đoạn trưởng thành hoàn chỉnh của nghệ thuật vẽ tranh sĩ nữ họa. Hình dáng người phụ nữ rất cân đối, khuôn mặt trang nghiêm và tươi đẹp. Vẻ đẹp thanh lịch và tao nhã của người phụ nữ còn được thể hiện qua dáng điệu của họ.

“Vũ Lăng Xuân đồ” – Ngô Vĩ

Vũ Lăng Xuân là danh kỹ Giang Nam thời ấy, ban đầu nàng được biết với tên Tề Tuệ Trinh, thuở nhỏ rất thích đọc sách, có thể làm thơ cũng có thể phổ khúc (sáng tác nhạc). Tương truyền nàng cùng Truyền Sinh yêu nhau, sau đấy Truyền Sinh phạm tội và bị bắt giam, Lăng Xuân đau thương không nguôi mà sinh bệnh qua đời. Bối cảnh và sự bài trí đều rất mạch lạc, Vũ Lăng Xuân ngồi trên bàn thạch, tay chống cằm, một tay cầm quyển sách, đắm chìm trong sự đau xót, than thở tiếc nuối, biểu hiện một cảm giác bất bình trong tâm.

“Tương quân Tương phu nhân đồ” – Văn Trưng Minh

Nhân vật trong bức hoạ mang dáng dấp của “Nữ sử châm đồ”, “Lạc thần phú đồ”: lối ăn mặc như thời Đường, búi tóc cao, váy dài, y phục lay động, nhảy múa, có sự đung đưa của gió. Tương quân, Tương phu nhân trong bức hình là người đứng sau cầm chiếc quạt, người trước người sau tự như một vế đối đáp, vẻ mặt rất sinh động. bức hoạ không có nền, tác giả đã sử dụng khoảng trống của bức hoạ để làm nổi bật động tác của nhân vật, tăng tính năng động, phong cách thanh cổ u đạm.

Tranh mỹ nữ thời đại Thanh: Mảnh mai kiêu xa

Đến triều đại nhà Thanh, nó đã được nâng lên vị trí sánh ngang với những bức tranh phong thuỷ và tranh hoa điểu. Trong thời kỳ này, bất luận là hoạ gia cung đình Tiêu Bỉnh Trinh, Lãnh Mai, hay đến hoạ sĩ văn học Cải Kỳ, Phí Đan Húc v.v. đều theo đuổi thẩm mỹ trong sự thể hiện dáng vẻ người phụ nữ. Tuy nhiên, họ cách điệu cái đẹp theo trạng thái “bệnh thái mỹ nhân” (người phụ nữ gầy ốm mảnh mai) nhưng trong đó vẫn mang phong cách duyên dáng của cử chỉ, tư thái ưu mỹ và sự thanh lịch sang trọng.

“Nguyệt mạn thanh du đồ” – Trần Mai (Ảnh: printerest)
“Hoa thanh xuất dung đồ” – Khang Đào

Bức hoạ “Hoa thanh xuất dung đồ” lấy chủ đề về Dương Quý Phi tắm gội, Dương Quý Phi tóc mây tùng vân, người khoác tấm áo lụa đỏ, hai cung nữ bên cạnh cầm theo hương lộ (mùi hương dùng khi tắm) đi theo sau. Nhân vật được khắc hoạ rất chuẩn xác, dùng bút pháp tỉ mỉ mà không mang cảm giác mị tục, thể hiện được đường cong mềm mại của người phụ nữ, rất chú trọng đến màu sắc để tạo cảm nhận về trang phục.

Tranh phụ nữ Cận đại: nữ thần

“Song mỹ đồ” – Trương Đại Thiên”

Không khó để nhận ra những kiệt tác vẽ về phụ nữ này là do sản phẩm của nam nghệ thuật gia. Trong lịch sử mỹ thuật trong và ngoài Trung Hoa, vẫn luôn có những ngôi sao rực rỡ trên bầu trời nghệ thuật là nam nhân. Một số tác phẩm của họ đã trở thành những tác phẩm lịch sử kinh điển về mỹ nhân truyền kỳ.

Tác phẩm của Phan Ngọc Lương
“Mỹ nữ thổi sáo” – Phương Quân Bích

Làm thế nào để định được vẻ đẹp của phụ nữ? Có lẽ là sự thanh lịch toát ra từ khí chất người phụ nữ. Nhưng ngoài việc thanh lịch, sẽ có những điểm khác một chút theo từng thời kỳ,  làm cho vẻ đẹp người phụ nữ mang theo khí chất và phong cách của xã hội thời ấy.

Theo sohu.com
Ảnh trong bài: sohu.com

Uyển Vân biên dịch