Từ một người truyền giáo phương Tây trở thành bậc danh họa hàng đầu trong nền nghệ thuật truyền thống Trung Hoa, câu chuyện của Giuseppe Castiglione (1688-1766) là câu chuyện của lòng say mê và sự sáng tạo. Các họa phẩm của ông để lại một ảnh hưởng lâu dài với nền hội họa truyền thống Trung Hoa.

Họa sĩ cung đình Trung Hoa gốc phương Tây

Castiglione sinh năm 1688 ở Milan, Italy, năm 19 tuổi, ông gia nhập Dòng Tên, một dòng tu lớn của giáo hội Công giáo La Mã.  Castiglione bộc lộ tài năng hội họa từ rất sớm, ông đã vẽ hai bức tranh tôn giáo tặng lại cho nhà thờ và được nhìn nhận là một họa sĩ tài năng ở Italy và Bồ Đào Nha.

Thời bấy giờ, ở châu Âu, các văn nhân nhã sĩ rất ưa thích tìm hiểu về nền văn hóa Trung Hoa nói chung và nền hội họa Trung Hoa nói riêng. Vì thế, Castiglione đã bày tỏ niềm mong muốn được sang vùng đất Đông phương với các Thầy trong Dòng.

Sau đó, ông được giao trọng trách truyền giáo ở Trung Hoa, và ra đi từ Lisbon năm 1714. Sau khi học tiếng Hoa ở Macao, ông lấy tên Trung Hoa là Lang Thế Ninh, và đến Bắc Kinh năm 1715 dưới triều hoàng đế Khang Hy.

Nhờ vào tài năng của mình, ông đã được Khang Hy thừa nhận, trở thành Họa sĩ cung đình, là họa sĩ Tây phương hàng đầu.

Đây là ảnh về hội họa truyền thống
Chân dung bậc danh họa Giuseppe Castiglione (Ảnh: Wikipedia)

Phối hợp hài hoà giữa Đông và Tây

Trong quá trình sáng tác, Lang Thế Ninh thường có xu hướng kết hợp sử dụng vật liệu vẽ, phong cách thẩm mỹ của Trung Hoa với kỹ thuật vẽ của phương Tây như vẽ bóng đổ, phối cảnh cũng như phong cách vẽ tranh sơn dầu.

Việc kết hợp này tạo nên những hiệu ứng rất tốt, cho ra những nét vẽ thanh mảnh, sử dụng nét tương phản huyền ảo của ánh sáng và bóng tối khiến cho các bức họa của ông đem lại cảm giác hiện thực, sống động như thật.

Ngoài ra ông cũng tự mình tạo nên một trường phái nghệ thuật cho riêng mình, và rất được ba triều vua Khang Hy, Ung Chính và Càn Long trọng dụng.

Đến nay, tranh của ông đã được xuất hiện trên hơn 40 mẫu tem của Trung Quốc.

Bậc thầy vẽ chân dung

Là một họa sĩ cung đình, Lang Thế Ninh đã vẽ rất nhiều bức tranh chân dung hoàng tộc. Do các vua nhà Thanh rất kỵ nét vẽ có bóng đổ trên mặt vì cho rằng đó là vết bẩn nên khi vẽ bức tranh vua Càn Long, cũng như các vị vương phi, Lang Thế Ninh không sử dụng thủ pháp đổ bóng trên mặt.

Đây là ảnh về hội họa Trung Hoa truyền thống
Bức vẽ chân dung Càn Long đế và 12 vị phi tần (Ảnh: Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland)

Tác phẩm vẽ vua Càn Long cùng 12 vị phi tần được Càn Long đế sủng ái được coi là một trong những tác phẩm nổi bật của Lang Thế Ninh, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, Mỹ.

Trong số đó, chỉ có bức vua Càn Long, Phú Sát hoàng hậu và Lệnh phi là do đích thân Lang Thế Ninh họa, số còn lại là do đệ tử của ông cùng một số bức là do hoạ sĩ cung đình đời sau họa lại.

Điểm đặc biệt nữa, tấm vẽ này thời đó chỉ có vua Càn Long mới có thể xem, và được cất kín vào hòm, không ai được phép xem, nếu không sẽ bị trị tội.

Từ bên phải: Càn Long đế, Phú Sát hoàng hậu và Lệnh phi (Ảnh: yingbishufa)

Chiêm ngưỡng một số tác phẩm tiêu biểu của Lang Thế Ninh

Ông là người đầu tiên đưa vào nền nghệ thuật hội họa Trung Hoa kỹ thuật phối cảnh phương Tây cũng như lối vẽ chính xác hình ảnh con người dựa trên kiến thức khoa học về giải phẫu, hay việc dùng độ đậm nhạt để khắc họa vật thể ba chiều. Do đó ông đã để lại ảnh hưởng vô cùng lớn đến các họa sĩ sau này.

Đây là ảnh về hội họa Trung Hoa truyền thống
“Tung hiến anh chi đồ”, tranh lụa đa sắc, cao 242.3cm, rộng 157.1cm (Ảnh: Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc)

Trong bức tranh, Lang Thế Ninh thể hiện rõ khả năng hội họa cùng với kỹ thuật, kiến thức phác họa cơ bản kết hợp với độ đậm nhạt phù hợp thể hiện những chi tiết chìm nổi một cách tinh tế.

Ở chính giữa bức tranh là hình ảnh một chú chim đại bàng màu trằng, móng đang quắp chặt vào mỏm đá bên dưới, quay đầu, đưa ánh mắt sắc bén dõi theo cảnh sắc xung quanh.

Bên phải là hình ảnh cây tùng già, bộ rễ to, trùm lên, bên trên là thân cây to, vỏ xây xù xì đang tỏa những cành cây vươn ra xung quanh, dường như có thể che phủ tất cả.

Trên những mỏm đá, cũng như trên bộ rễ là hình như nấm linh chi mọc và sinh trưởng tốt. Tạo nên cho người xem một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nhưng không kém phần nên thơ.

Ở đây, Lang Thế Ninh đã thể hiện khả năng phối màu rất tốt của mình với màu trắng chim đại bàng, màu nâu đỏ của nấm linh chi, màu xanh của lá cây, màu nâu trầm của cây tùng già, màu tím của dàn hoa tử đằng, tất cra cùng hòa quyện lại, tạo nên một bức tranh tươi sáng, rực rỡ, rất khác với những bức tranh thủy mặc khác của Trung Hoa truyền thống.

Căn cứ theo lạc khoản trên bức tranh, có thể xác định, bức tranh được sáng tác vào tháng 10 năm thứ 2 Ung Chính (năm 1724). Sinh thần Ung Chính là vào tháng 10, vì vậy chúng ta liền có thể hiểu ý nghĩa, cũng như hàm ý của tranh này, đây chính là món quà đặc biệt vì vua mà chuẩn bị.

Hiện nay tác phẩm này đang được trưng bày tại Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc (Đài Loan).

Đây là ảnh về hội họa Trung Hoa
“Khổng tước khai bình đồ”, tranh lụa, chiều dọc: 328cm, chiều rộng: 282cm

Khổng tước là hình ảnh biểu tượng cho sự thịnh vượng, bình an. Trong bức tranh, Lang Thế Ninh miêu tả 2 con khổng tước, con thì xòe đuôi rực rỡ, khoe khoang. Đằng sau là hình ảnh các loài hoa, hoa anh đào, hoa mẫu đơn, hoa hồng, cũng lấy tư thế nở rộ đầy tao nhã để so cùng vẻ rạng rỡ của khổng tước.

Hinh ảnh mẫu đơn kết hợp với khổng tước mang đến một một điềm lành, lời chúc thịnh vượng, sung túc.

Hiện bức tranh đang được lưu giữ trong Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc (Đài Loan).

Đây là ảnh về hội họa truyền thống
“Tụ thụy đồ”, tranh lụa, cao 173cm, rộng 86.1cm (Ảnh: Theme)

Bức tranh được căn trục đối xứng, ở giữa là bình sứ men xanh, bên trong cắm nhiều các đài sen, cây mạ non, vốn mang điềm lành, là hình ảnh được nhà thơ, họa sĩ sử dụng nhiều thời Tống, Nguyên.

Theo lạc khoản, đây là tác phẩm đầu tiên của Lang Thế Ninh, được hoàn thành vào năm thứ nhất Ung Chính (năm 1723).

Điểm nhìn được đặt ở 2 phần 3 bức tranh, cho phép người xe, có thể quan sát được miệng bình, kết hợp với lối đánh đậm nhạt làm tăng tính lập thể cho các chi tiết trong bức tranh.

Ảnh về hội họa Trung Hoa
“Bát tuấn đồ”, tranh lụa, dài 139.3cm, rộng 80.2cm (Ảnh: theme)

Lang Thế Ninh đã sử dụng các sắc tố của nghệ thuật hội họa Trung Hoa truyền thống để vẽ, tuy vậy vẫn kết hợp với kỹ thuật vẽ màu tối sáng của phương Tây khi họa cành cây liễu đang rủ xuống, phất phơ trong làn gió mát và hình ảnh 8 con tuấn mã.

Theo suy đoán thì bức tranh được vẽ vào những năm đầu khi Lang Thế Ninh đến Trung Quốc chưa lâu, khoảng thời gian 1723 đến 1735.

Một số các tác phẩm nổi bật khác của Lang Thế Ninh:

Đây là ảnh về hội họa cổ điển
“Họa ngư tảo đồ”, kích thước: 68.8cm x 122.1cm, hiện đang lưu giữ trong Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc
Ảnh về nghệ thuật cổ điển
“Họa hoa âm song hạc”, kích thước: 170.7cm x 93.1cm, hiện đang lưu giữ trong Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc
“Bách tuấn đồ”, kích thước: 94.5cm x 776.2cm, hiện đang lưu giữ trong Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc

Theo Sohu.com và theme.npm.edu.tw

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||d3704e118__