Nhà thờ Đức Bà Paris có những con quái vật lè lưỡi há mồm, hay nửa người nửa thú, tất cả như là mâu thuẫn với hình ảnh giáo đường xinh đẹp hiền hòa ở bên trong nhà thờ. Nhiều người hẳn đã nghĩ, chúng có liên quan gì đến Nhà thờ Đức Bà? Trên thực tế, những bức chạm khắc đá này đều có lai lịch lớn.

Hai loại tượng đá chính ở Nhà thờ Đức Bà.

Kiến trúc của Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) còn sống sót sau vụ hỏa hoạn là cửa sổ hoa hồng và viên ngọc của Chúa Jesus. “Trích thủy miệng thú” Gargoyle và tượng quái thú Grotesque phía bên ngoài tòa nhà luôn ngước xuống nhìn du khách cũng may mắn được bảo tồn.

Trước hết, cần lưu ý rằng “trích thủy miệng thú” và “tượng quái thú” khác nhau về bản chất. Chức năng chính của “đầu viên ngói có hình miệng thú” là làm ống dẫn nước mưa, chủ yếu tạo hình rãnh nằm ngang hoặc tư thế cúi nằm. Chúng đã tồn tại từ thời cổ đại, phổ biến ở La Mã cổ đại, số lượng của chúng đạt đến đỉnh cao trong thời kỳ Gothic từ thế kỷ 12 đến 16.

Đây là ảnh về hai loại
Bức ảnh cho thấy hình dạng ngang của “trích thủy miệng thú” Gargoyle, được chụp ở Nhà thờ Đức Bà Paris. (Ảnh: kossarev56/shutterstock)

Tượng quái thú Grotesque là đồ trang trí phổ biến trên các kiến trúc bằng đá bên ngoài nhà thờ, trường học, v.v., chủ yếu là tư thế thẳng, hình dạng khác nhau, cũng có thể là tượng chân dung để tưởng nhớ người nào đó.

Đây là ảnh về hai loại
Tượng quái thú Grotesque trên tháp chuông của Nhà thờ Đức Bà đã nghe lệnh của thiên thần, bảo vệ sự bình yên của nhà thờ. (Ảnh: Alfonso de Tomas/shutterstock)

Chức năng của các tượng đá

Giá trị thực dụng: ống dẫn nước mưa

Cái tên Gargoyle tiếng Anh của “trích thủy miệng thú” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là từ “gargouille“, có nghĩa là “cổ họng”. Chúng bắt đầu xuất hiện trong các nhà thờ châu Âu vào thế kỷ 13 (trùng với thời điểm Nhà thờ Đức Bà được xây dựng xong). Được coi như những vòi phun nước được trang trí, những bức tường đá được bảo vệ bằng cách thoát nước mưa từ trên mái nhà qua chúng, do đó cũng mang ngụ ý “thanh lọc”.

Đây là ảnh về chức năng
Cửa trước Nhà thờ Đức Bà là “trích thủy miệng thú” với tạo hình cúi nằm (Ảnh: THOMAS COEX / AFP / Getty Images)

“Trích thủy miệng thú” của Pháp xuất phát từ truyền thuyết giết rồng

Trong truyền thuyết cổ xưa của Pháp, “La Gargouille” là một ác long, đe dọa sự bình yên của cư dân thị trấn, nhấn chìm tàu bè và làm ngập lụt thị trấn. Một mục sư đã quyết định giết ác long để tăng niềm tin của công dân vào tôn giáo. Tuy nhiên, mặc dù con rồng đã chết nhưng cái đầu thì không có cách nào phá hủy, vì vậy người dân đã quyết định cắt đầu rồng và đặt nó lên nhà thờ. Kể từ đó, cái đầu của “La Gargouille” đã trở thành một lời cảnh báo cho những con rồng khác.

Hình dạng quái vật để khiến mọi người sợ hãi

Vì hầu hết người châu Âu thời trung cổ không biết chữ, các giáo sĩ sẽ thể hiện sự kinh hoàng của địa ngục thông qua nghệ thuật thị giác để tăng thêm niềm tin của người dân vào Chúa. “Trích thủy miệng thú” bên ngoài nhà thờ có thể cường hóa ý nghĩa “tà ác bên ngoài, thần linh bên trong”.

Đây là ảnh về chức năng
Tượng quái thú Grotesque của nhà thờ Đức Bà Paris nhìn ra sông Seine khi mặt trời mọc (Ảnh: epochtimes)
Đây là ảnh về chức năng
Các tượng đá chạm khắc động vật của nhà thờ Đức Bà Paris. (Ảnh: Bastiaan, Wikimedia Commons)

Trích thủy miệng thú Gargoyle, tượng quái thú Grotesque và Nhà thờ Đức Bà

Tại lối vào chính của Nhà thờ Đức Bà Paris, ở mặt tiền có các “trích thủy miệng thú” trên các trụ đá gothic hay các bức tượng đá quái thú nổi tiếng của tòa tháp, nhưng không phải là lâu đời nhất. Mà nổi tiếng nhất, chính là bức tượng đá tại tháp đồng hồ “Emmanuel” ở phía Nam.

Nhà thờ Đức Bà Paris có hai tháp chuông được xây dựng vào thế kỷ 13. Tháp đồng hồ lớn được gọi là Emmanuel, được vua Louis XIV đặt tên và hoạt động vào năm 1681. Có 387 bậc thang ở cầu thang của tháp. Du khách có thể thấy được tất cả các loại quái vật bằng đá. Loại phổ biến nhất là cơn ác mộng “Stryge” hay còn được gọi là “Quái thú trầm tư

Đây là ảnh về quái thú
Trong tác phẩm “The Vampire” năm 1851 của nhiếp ảnh gia Charles Nigeria, , phía trước ban công chính là quái thú “Stryge” (Ảnh: epochtimes)

Những “trích thủy miệng thú” và tượng quái thú của Nhà thờ Đức Bà ở Paris dầm mưa dãi nắng qua bao nhiêu thế kỷ. Đặc biệt là trong Cách mạng Pháp, nhà thờ bị tổn thương rất nghiêm trọng, bị cướp bóc; chuông lớn và các thánh vật linh thiêng bị lấy đi đúc thành đại bác, nhà thờ trở thành một kho hàng. “Trích thủy miệng thú” cũng bị hư hại nặng vào thời điểm đó.

Vào giữa thế kỷ 19, kiến ​​trúc sư người Pháp Eugène Viollet-le-Duc chịu trách nhiệm khôi phục Nhà thờ Đức Bà. Ông tin rằng việc phục hồi “trích thủy miệng thú” và các quái vật bằng đá là một phương pháp “tái tạo nguyên vẹn nhà thờ”.

Quái thú “Stryge” chính là đã được thêm vào trong quá trình phục hồi của kiến ​​trúc sư này. Đồng thời, có nhiều bức tượng đá kỳ lạ xuất hiện trên “hành lang quái thú” của Tháp chuông Nhà thờ Đức Bà, đó là những con dơi, đại bàng với những chiếc mỏ khổng lồ, đôi cánh lớn và sừng nhọn.

“Quái thú trầm tư Stryge” với bộ dạng tay chống cằm và thè lưỡi. Người ta nói rằng nó muốn liếm thịt người. Hình dạng kỳ lạ và hài hước không chỉ là niềm yêu thích của khách du lịch, mà còn là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo của các nghệ sĩ. Vào giữa thế kỷ 19, họa sĩ người Pháp Charles Méryon đã để lại một loạt các tác phẩm về con quái vật đá này và viết rằng: “Con quái vật tôi trình bày là có thật, không phải là hình tượng hư cấu trong tưởng tượng. Tôi đã thấy sự hóa thân của “lòng tham” của con người vào trong nó“.

Đây là ảnh về quái thú
Bản khắc khắc của Charles Méryon  – “Le Stryge”. (Ảnh: epochtimes)

Có nhiều quái vật đá kỳ lạ khác trong nhà thờ, chẳng hạn như con cò, từ từ thu đôi cánh của nó và rủ xuống cái miệng dài, như thể nó đang cầu nguyện, đó là những con quái vật đã được thần phục và có nhiệm vụ bảo vệ Nhà thờ Đức Bà. Một loạt voi, sơn dương, khỉ và chó ba đầu có biểu cảm dữ tợn. Còn có lợn rừng, đại bàng nửa người tựa như các ác quỷ gặm nhấm linh hồn con người! Chúng chính là những biểu tượng mang tính răn dạy con người tránh xa tội lỗi để tránh phải đọa xuống địa ngục. Đồng thời cũng hướng con người tới niềm tin vào Thiên Chúa để có thể được trở về Thiên Quốc.

Trong hơn hai thế kỷ, những bức tượng đá của những con thú nửa người này đã trở thành một biểu tượng làm “nhân chứng lịch sử”. “Từ vị trí này, bạn cảm thấy rằng Giáo hội Công giáo rất bình tĩnh và ổn định, để nhìn lịch sử mở đến trang tiếp theo” – Catherine Clark, phó giáo sư Pháp học tại Viện Công nghệ Massachusetts nói.

Vào ngày 15 tháng 4 năm 2019, ngọn lửa đã thiêu rụi các bức tường bên ngoài của Nhà thờ Đức Bà. Tuy vậy, ngay cả trong thời kỳ đen tối, khi có thảm họa xảy ra, luôn có thứ gì đó không thể bị phá hủy. Chẳng hạn những bức tượng đồng của mười hai môn đồ đã được gỡ bỏ và sửa chữa hai ngày trước khi ngọn lửa bao trùm.

Đây là ảnh về quái thú
Vào ngày 15 tháng 4 năm 2019, ngọn lửa đã thiêu rụi các bức tường bên ngoài của Nhà thờ Đức Bà. (Ảnh: THOMASedomON / AFP / Getty Images)
Đây là ảnh về quái thú
Tòa tháp gỗ không còn; bức tượng đồng của mười hai môn đồ đã được gỡ bỏ và sửa chữa hai ngày trước khi ngọn lửa bao trùm. (Brian Jeffery Beggerly / Flickr)

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Clip hay:

videoinfo__video2.dkn.tv||6b186f3bd__

Xem thêm: