Chopin đã viết ra một giai điệu không thể nào quên của ông: Ballade No. 1, in G minor, Op.23. Đẹp đẽ, lãng mạn, chủ đề lượn vòng quanh những chuỗi nốt liên ba, đây là một trong những sáng tác vĩ đại nhất của Chopin trong những năm đầu tại Paris…

Một tác phẩm khó đầy thách thức kỹ thuật. 

Frédéric Chopin sáng tác bốn bản ballade cho độc tấu piano vào khoảng giữa những năm 1831 và 1842. Đó là những tác phẩm rất khó và đầy thách thức kỹ thuật, tác phẩm cũng khá dài.

Thể loại Ballade thường được sử dụng bởi Chopin trong ý nghĩa như một Interlude balletic (Nhạc chuyển cảnh) hoặc khiêu vũ, tương đương với ballata Ý cũ, nhưng thuật ngữ này cũng có thể có ý nghĩa của bản ballad anh hùng thời trung cổ, một câu chuyện người nhạc sĩ thời trung cổ, thường là một nhân vật phi thường, có những yếu tố kịch tính và múa giống như trong việc sử dụng các thể loại của Chopin, và ông có thể được cho là một nhà tiên phong của ballade như một hình thức âm nhạc trừu tượng.

Frederic Chopin (1810-1849). Ảnh: Wikipedia

Bản Ballade số 1 này của Chopin chứa đựng rất nhiều những bi kịch và mạnh mẽ, ngập tràn trong những tư tưởng tinh tế đan xen lẫn nhau, mềm mại và duyên dáng huyền ảo. Đột nhiên toát lên những cao trào âm nhạc hào hùng, bùng nổ và dịu dần đi trên những giai điệu và nhịp đàn dồn dập, vỡ òa cho mọi sự lãng mạn cuốn hút. 

Đây cũng là bản đầu tiên trong 4 ballade và thường được xem là một trong những tác phẩm vĩ đại của Chopin. Trước ông, không ai sáng tác ra thể loại nhạc nào được gọi là ballade (một thể loại luôn gắn liền với thơ).

Một khi được Chopin sáng tạo ra, nó không còn phải tuân theo một quy tắc nào nữa và điều này giúp ông thoải mái hơn khi viết ra những giai điệu mới. Ông sử dụng nhiều kỹ thuật kết cấu và giai điệu trữ tình để viết nên một loại âm nhạc mạnh mẽ, anh hùng.

Thể loại ballade đánh dấu thời kỳ trưởng thành trong âm nhạc của ông, nó như chỉ dành riêng cho tài năng và kỹ thuật của ông. Một bản ballade điển hình của Chopin bắt đầu với giai điệu ngọt ngào và trữ tình, sau đó âm nhạc chuyển dần sang bi thương một cách tự nhiên, theo cách ấy thì giai điệu được viết tiếp sẽ trở nên huyền ảo, mơ mộng. Ballade được xem là rất khó dựa trên cả âm nhạc và kỹ thuật, chúng thường nằm trong tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ piano hiện đại.

V
Những giai điệu huyền ảo và thơ mộng. Ảnh: Youtube

Odyssey trong tâm hồn Chopin

James Huneker (một nhạc sỹ và nhà bình phê bình nhạc người Mỹ) gọi tác phẩm này là “Odyssey trong tâm hồn Chopin” (Odyssey là một tác phẩm sử thi của Hy Lạp cổ đại). Ông viết bản Ballade đầu tiên này tại Vienna và hoàn tất tại Paris năm 1936. Dựa theo một số tài liệu văn học, bản Ballade này được truyền cảm hứng bởi một nhà thơ sống tại Paris cùng thời với Chopin.

Bản nhạc được xây dựng trên hai chủ đề chính, chủ đề thứ nhất bắt đầu ở ô nhịp thứ 7 và chủ đề thứ hai bắt đầu ở ô nhịp 69. Nhịp điệu chính là 6/4, ngoại trừ khúc giới thiệu đầu là 4/4 và ở coda là 2/2. Mỗi phần của bản nhạc đều đòi hỏi nhiều kỹ thuật như chạy ngón phức tạp, hợp âm cực nhanh và rộng, các nốt ở quãng 8 và các hợp âm nửa cung ở phần cuối bài. Cấu trúc phức tạp của nó được lấy từ thể loại sonata và variation (biến tấu).

Như là một người kể chuyện, khúc mở đầu của bản nhạc tràn ngập cảm xúc buồn, bi thương, nghẹn ngào. Vài phút sau, nhịp điệu tăng nhanh dần và theo thời gian, những giai điệu đẹp đẽ và lãng mạn nhất của Chopin tuôn trào, chúng ta cảm nhận được vẻ anh hùng, cảm xúc mạnh mẽ. Chopin đã viết ra một giai điệu không thể nào quên của ông, đẹp đẽ, lãng mạn, chủ đề lượn vòng quanh những chuỗi nốt liên ba.

Chủ đề chính trở lại nhanh chóng, nhưng chỉ là một chiếc cầu nối dựng nên những sự bày tỏ mạnh mẽ cho nhiều chủ đề luân phiên khác nhau, sau đó là những cảm xúc bi thương lên đến tột đỉnh – một điều đặc trưng trong âm nhạc Chopin.

Giai điệu lại trùng xuống, ảm đạm, bão tố dẫn đến một cái kết bi thảm và đầy lo âu, lấp lánh sắc màu và nhiều mâu thuẫn. Và bản nhạc Ballade số 1 đã trở thành một bản nhạc vĩ đại.

Mời quý độc giả thưởng thức phần biểu diễn tinh tế và tuyệt diệu của Miyako Arishima:

videoinfo__video3.dkn.tv||7ae25e37b__