Trước sự ngạc nhiên và hào hứng của các nhà nghiên cứu, một loại thuốc điều trị nhiễm trùng mắt của người Anglo-Saxon từ thế kỷ thứ 9 đã tiêu diệt thành công loài vi khuẩn lì lợm. Phương thuốc cổ đại bao gồm hành tây, tỏi, mật bò và rượu vang này có thể là một thứ vũ khí hiệu quả chống lại các siêu vi khuẩn kháng thuốc ngày nay như MRSA.

Các nhà khoa học từ Trung tâm Khoa học Sinh học Phân tử thuộc trường Đại học Nottingham, Anh, và Tiến sĩ Christina, một chuyên gia về người Anglo-Saxon, đã làm việc cùng nhau. Họ đã chế tạo phương thuốc 1000 năm tuổi được tìm thấy trong cuốn sách Bald’s Leechbook, còn được gọi là Medicinale Anglicum. Đây là một trong những cuốn sách y học viết bằng tiếng Anh cổ sớm nhất từng được biết đến.

Middle-English leech-book, containing medical receipts, including some charms; a Latin-English Glossary of herbs; short tracts on urines, the cure of wounds, uses of herbs, etc.
Cuốn Bald’s Leech-book gồm các đơn thuốc, có cả một số bùa chú, một bảng tra cứu các loại thảo mộc bằng tiếng Latin-tiếng Anh; một số bài luận ngắn về các loại nưóc tiểu, cách chữa lành vết thương, cách sử dụng các loại thảo mộc… (Ảnh Wikipedia Commons)

Theo kênh BBC, thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nhiễm trùng mắt chứa các thành phần: tỏi, hành tây (hoặc tỏi tây), rượu vang và mật bò. Các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi khám phá ra rằng các thành phần riêng rẽ của thuốc không có nhiều tác dụng, nhưng khi kết hợp lại với nhau, loại thuốc này có hiệu quả diệt đến 90% vi khuẩn tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

MRSA là một vấn nạn nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Đây là một bệnh khó điều trị, vì vi khuẩn phát triển theo cách tự nhiên để kháng thuốc kháng sinh hiện đại nên được xếp vào nhóm “siêu vi khuẩn”.

XEM THÊM


Hình ảnh của vi khuẩn trên kính hiển vi điện tử quét: vi khuẩn tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA). (Ảnh: Wikimedia)

Nhà vi sinh vật học, Tiến sĩ Freya Harrison, đã nói về khám phá này trong một thông cáo báo chí của trường: “Chúng tôi chỉ nghĩ rằng thuốc mỡ bôi mắt của Bald có thể có một chút hoạt tính kháng sinh nào đó. Mỗi thành phần trong đó đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng diệt vi khuẩn trong phòng thí nghiệm, ví như muối đồng và muối mật có thể diệt vi khuẩn, và các cây họ tỏi có thể sản sinh ra các hóa chất cản trở tế bào vi khuẩn gây tổn hại mô. Tuy nhiên, chúng tôi đã hoàn toàn bất ngờ trước hiệu quả tổng thể khi kết hợp các thành phần với nhau”.

“Các phương thuốc cổ đại cho thấy tác dụng kháng khuẩn tốt hơn thuốc kháng sinh hiện đại thông thường”.

Hơn nữa, hiệu quả của phương thuốc đã chứng minh cho các nhà nghiên cứu thấy rằng, các thầy thuốc Anglo-Saxon có thể đã sử dụng quá trình quan sát và thử nghiệm của khoa học hiện đại, để điều chế phương thuốc của mình.


Hình trên cùng: Các thầy thuốc đưa chén thuốc dược thảo từ cỏ Long Nha cho hai chiến binh để chữa viết thương do kiếm. Hình dưới: Các thầy thuốc đưa chén thuốc cỏ Tiên Khách Lai để chữa vết rắn cắn. Các dược thảo này có thành phần được ghi bên góc của hình ảnh, người viết mô tả bằng tiếng Anh Arnote nghĩa là “Quả hạch đất”. Tên này được người Anglo-Saxons dùng để miêu tả một loạt các loài thực vật có củ. (Hình ảnh này được lấy từ Wellcome Image, một trang web được vận hành bởi Wellcome Trust, một tổ chức từ thiện toàn cầu có trụ sở tại Vương quốc Anh)

Một số người ủng hộ các phương thuốc cổ đại có thể nói rằng, “đây không phải là loại thuốc hiện đại đầu tiên bắt nguồn từ các bản thảo tư liệu cổ, loại thuốc chống sốt rét được dùng rộng rãi là artemisinin (Thanh Hao Tố) đã được phát hiện sau khi lục tìm các y thư cổ của Trung Quốc”, tờ New Scientist cho hay.

Hiện tại các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu về y học thời Trung Cổ và các quá trình nghiên cứu đằng sau nó, bởi vìtrước khi có các kiến thức về lý thuyết mầm bệnh hay phương pháp khoa học như chúng ta biết ngày nay thì các công thức bào chế thuốc này đã ra đời rồi.

Trên một thông cáo báo chí ở của trường, Tiến sĩ Lee cho biết nghiên cứu mới sẽ “cải thiện đáng kể sự hiểu biết của chúng ta về trí tuệ và y học thực nghiệm thời Trung Cổ, đồng thời có thể đưa ra những phương pháp mới để điều trị các chứng nhiễm khuẩn cấp tính, hiện vẫn đang reo rắc bệnh tật và chết chóc”.

Tác giả: Liz Leafloor, Ancient Origins
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên tập, sử dụng bản dịch từ Tinh Hoa net.

Xem thêm: