Các câu chuyện về những ‘Người tuyết hung dữ’, cũng được gọi là Yeti, Sasquatch hay Bigfoot, là một trong những bí ẩn dai dẳng nhất trên thế giới. Các vụ chứng kiến rõ ràng, các thước phim mờ ảo, và những dấu chân cỡ đại không phải của con người, đã mang đến cả nỗi sợ hãi xen lẫn sự hiếu kỳ qua nhiều thế kỷ. Hiện nay, dường như bí ẩn này đã được giải mã 1 phần nhờ vào một nghiên cứu ADN được tiến hành năm 2013 bởi các khoa học gia người Anh, và các kết quả thu thập được rất đáng kinh ngạc.

Suspected yeti footprints - such as these in Nepal - are regularly photographed Dấu chân nghi ngờ thuộc về loài yeti - như cá thể được tìm thấy ở Nepal - vẫn thường xuyên được phat hiện và chụp ảnh. (Ảnh: Captain Guy Norton)
Dấu chân nghi ngờ thuộc về loài yeti – như cá thể được tìm thấy ở Nepal – vẫn thường xuyên được phat hiện và chụp ảnh. (Ảnh: Captain Guy Norton)

Giáo sư di truyền học từ trường Đại học Oxford Bryan Sykes đã tiến hành một phân tích ADN trên các mẫu tóc lấy từ những đối tượng bị nghi ngờ là Yeti, một con được tìm thấy ở khu vực Ladakh nằm ở miền Tây dãy Himalaya và con còn lại từ Bhutan, cách đó khoảng 1.400 km. Mẫu vật từ Ladakh được thu thập từ di vật còn sót lại của một loài động vật đã bị thợ săn bắn hạ cách đây khoảng 40 năm trước, trong khi mẫu vật thứ hai là một sợi tóc đơn lẻ, được tìm thấy trong một khu rừng trúc khi một nhóm các nhà làm phim tiến hành chuyến thám hiểm tìm kiếm Yeti khoảng 10 năm về trước.

GS Sykes đã so sánh các mẫu tóc này với các mẫu tóc ở GenBank (ngân hàng dữ liệu gen), một kho dữ liệu quốc tế chứa tất cả trình tự gen của các chủng loại động thực vật đã được biết đến hiện nay.

GS di truyền học Bryan Sykes. (Ảnh: Icon Films)
GS di truyền học Bryan Sykes. (Ảnh: Icon Films)

Sykes rất ngạc nhiên và bối rối trước kết quả phân tích thu thập được từ mẫu tóc, vốn trùng khớp 100% với một mẫu vật thu thập từ xương hàm của một loài gấu vùng địa cực thời cổ đại được tìm thấy ở Na Uy, có niên đại khoảng từ 40.000 đến 120.000 năm trước. Đây cũng là khoảng thời gian loài gấu vùng địa cực và loài gấu nâu có liên hệ phân tách thành các chủng loài khác nhau và GS Sykes tin rằng cách giải thích hợp lý nhất là mẫu tóc này thuộc về một loài gấu lai giữa gấu trắng vùng địa cực và gấu nâu.

Gấu trắng Bắc Cực ở Alaska. (Ảnh: Wikipedia)
Phải chăng người tuyết Yeti là họ hàng xa của loài gấu trắng vùng địa cực? (Ảnh: Wikipedia)

“Đây là một chủng loài chưa từng được ghi nhận trong vòng 40.000 năm qua. Hiện nay chúng tôi đã biết được rằng một cá thể thuộc chủng loài này đã bước chân trên mặt đất khoảng 10 năm về trước. Và điều thú vị là chúng tôi đã phát hiện thấy loài động vật này ở cả hai đầu của dãy Himalaya. Nếu tôi quay trở lại, sẽ có những cá thể khác vẫn còn ở đó”, GS Sykes nói. “Đây có thể là một chủng loài lai, và nếu biểu hiện của nó có khác với các loài gấu thông thường, vốn là điều các nhân chứng đã báo cáo, thì tôi nghĩ rằng đây rất có thể là nguồn gốc của các bí ẩn và truyền thuyết”.

GS Sykes cho rằng kết quả phân tích mẫu vật của ông là “hoàn toàn bất ngờ” và rằng cần bỏ thêm nhiều công sức để diễn giải chúng. Ông đã gửi bản phân tích của mình đến một tạp chí để tiến hành phân tích bình duyệt, từ đó các nhà khoa học khác có thể phân tích các kết quả một cách rõ ràng hơn ngay khi chúng được công bố.

Ông cũng nhận thức được các hạn chế trong phân tích của mình, khi nói rằng chỉ có thể thu thập được một lượng nhỏ thông tin từ các mẫu vật này. “Mẫu vật này đã có niên đại 40 năm tuổi và thật sự không còn nhiều DNA trong đó. Điều tốt nhất có thể làm là cùng nhau tiến hành một chuyến thám hiểm nhằm tìm kiếm một cá thể yeti trong đời thực và quan sát biểu hiện của chúng nơi hoang dã, đồng thời xem xem khía cạnh nào trong biểu hiện của chúng có thể được phân loại thuộc về một yeti.

Tuy nhiên, gần đây sau khi hai nhà nghiên cứu là Ross Barnett từ Đại học Copenhagen và Ceiridwen từ Đại học Oxford nhìn lại mẫu vật của GS Sykes, họ đã đưa ra một giả thuyết khác biệt.

Sau khi phân tích, họ đề xuất rằng mẫu tóc này có thể thuộc về một phân loài của gấu nâu vốn sinh sống ở vùng cao của dãy núi Himalaya, ở các khu vực núi non ở Pakistan, Nepal, Tây Tạng, Bhutan và Ấn Độ, chứ không phải là một cá thể của loài gấu vùng địa cực được cho là đã tuyệt chủng.

GS Sykes, sau khi xem qua nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu, đã thừa nhận sai lầm của mình: ‘Điều quan trọng là, đối với mục tiêu chủ yếu của bài viết trên tổng thể, thì kết luận vẫn vậy, rằng những mẫu vật của người tuyết Yeti trên dãy Himalayas này chắc chắn không thuộc về một loài linh trưởng vốn chưa từng được biết đến cho đến nay’.

kết luận….thuộc về một loài linh trưởng vốn chưa từng được phát hiện cho đến nay.”

‘Loài gấu này có số lượng nhỏ và phân tán, và cực kỳ hiếm thấy tại rất nhiều các khu vực’

Yeti, hay còn gọi là Người Tuyết, đã được bắt gặp ở dãy núi Himalaya trong nhiều thế kỷ. Nó được miêu tả là một loài sinh vật lông lá giống vượn.

Dãy núi Himalayas. (Ảnh: Wikipedia)
Dãy núi Himalayas. (Ảnh: Wikipedia)

Nhà leo núi người Anh Eric Shipton khi đến Everest vào năm 1951, đã chụp được ảnh của cái dường như là một dấu chân của Yeti.

Shipton_print
Ảnh chụp “dấu chân người tuyết Yeti” của nhà leo núi người Anh Eric Shipton. (Ảnh: rgs.org)
(Ảnh: rgs.org)
Ảnh chụp “dấu chân người tuyết Yeti” của nhà leo núi người Anh Eric Shipton. (Ảnh: rgs.org)

Tác giả: April Holloway, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch