Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Làm thế nào những người cổ đại xử lý các biến chứng sức khỏe mà ngày nay chúng ta phải sử dụng đến các kỹ thuật tiên tiến để chữa trị? Rất nhiều người nghĩ rằng con người thời cổ đại chỉ đơn giản tử vong hoặc phải chịu đựng bệnh tật một cách bất lực trong thời gian dài, cho dù là thương tích hay ốm đau.

Nhưng các bằng chứng cho thấy những người cổ đại xa xưa đã có trình độ hiểu biết vượt bậc về lĩnh vực giải phẫu và có thể hoàn thành được các ca phẫu thuật não phức tạp, ngay cả ở những nơi hoang vu hẻo lánh như ở Siberia.

Khoảng 2.500 trước đây, những trung tâm tiên tiến nhất của xã hội phương Tây là ở Ai Cập, Hy Lạp, và Lưỡng Hà.

Năm 1995 ở Ai Cập, người ta đã khai quật được một xác ướp 2.600 năm tuổi, trên đầu gối xác ướp này có gắn một cây kim phẫu thuật. Cây kim, loại hồ dùng để cố định vị trí của nó, và quá trình phẫu thuật đều khá thô sơ nhưng hoàn toàn có thể được so sánh với các kỹ thuật và chất liệu sử dụng ngày nay. Chiếc kim này được chế tạo theo thiết kế hiện đại, đồng thời lại phù hợp với các nguyên lý sinh cơ học hiện đại, theo Tạp chí của trường Đại học Brigham Young.


Tấm giấy cói Edwin Smith, một đoạn văn bản y học thời Ai Cập cổ đại, được đặt tên dựa theo người lái buôn đã mua nó vào năm 1862, viết bởi Imhotep vào năm 1501 TCN, được coi là luận thuyết phẫu thuật chấn thương cổ nhất từng được biết đến. (Wikimedia Commons)

Khi ngọn núi lửa Vesuvius phun trào vào năm 79 SCN, nó đã nhấn chìm hai thành phố Herculaneum và Pompeii, và bảo tồn chúng gần như hoàn hảo cho chúng ta nghiên cứu ngày nay. Trong số các cổ vật được khai quật có hàng loạt các công cụ y tế, bao gồm các xương đòn bẩy và kẹp phẫu thuật, dụng cụ đốt mô da, ống thông [đường tiểu], dao mổ, kéo, cũng như các dụng cụ phụ khoa, tất cả chúng đều được trưng bày ở Thư viện Khoa học Sức khỏe Claude Moore thuộc trường Đại học Virginia.

Đi một chút sang phía đông, ở miền bắc Ấn Độ, có một bác sĩ phẫu thuật tên là Sushruta, người sống trong khoảng từ 600 đến 1000 TCN. Ông đã phát triển và thực hành phẫu thuật tạo hình và có lẽ chính là bác sĩ phẫu thuật tạo hình đầu tiên trong lịch sử. Ông có rất nhiều môn đồ và mỗi người cần phải học sáu năm trước khi hành nghề. Trước khi bắt đầu huấn luyện y học, Sushruta sẽ bắt môn đồ thực hiện một lời thề trang nghiêm, giống như lời thề Hipprocrates trước đó. Trong quá trình huấn luyện, các môn đồ của ông sẽ thao tác trên dưa hấu, bầu bí, và dưa chuột, theo thông tin từ bài viết “Sushruta: Bác sĩ phẫu thuật tạo hình đầu tiên vào năm 600 TCN” trên Tạp chí Internet về Phẫu thuật Tạo hình. (Phẫu thuật Tạo hình hay còn gọi là phẫu thuật thẩm mỹ)

Các kiến thức y học tiên tiến ở những trung tâm văn hóa giáo dục thời cổ đại này có thể khá ấn tượng và lý thú, nhưng đáng ngạc nhiên hơn cả là các cuộc phẫu thuật được tiến hành ở vùng Siberia xa xôi. Vào năm 2012, các nhà khoa học Nga đã phát hiện được ba hộp sọ ở vùng núi Altai thuộc khu vực Siberia, qua đó cho thấy bằng chứng rõ nét của kỹ thuật khoan sọ, loại hình cổ nhất của phẫu thuật thần kinh.

Các ví dụ từ thế kỷ thứ 15 SCN về phẫu thuật thần kinh trong nền văn hóa Inca. (Thomas Quine/Wikimedia Commons)

Kỹ thuật khoan sọ có nguồn gốc từ thời đồ đá, theo trang WebMD. Sau khi nghiên cứu kỹ hơn, người ta phát hiện ra rằng biện pháp khoan sọ đã được tiến hành ở Siberia thời cổ đại với kỹ thuật và phương pháp khá giống trong bản thảo Hippocratic Corpus – vốn là một loạt các nguyên lý y học được ông tổ Tây y Hippocrates thời Hy Lạp cổ đại viết vào khoảng năm 500 SCN.

Không rõ những bác sĩ cổ đại này có bất kỳ liên hệ nào với Hy Lạp cổ đại hay không, nhưng theo thời báo Siberia, các nhà nghiên cứu có thể khẳng định là cuộc phẫu thuật khoan sọ đã được tiến hành dựa theo bản thảo Hippocratic Corpus, vốn có xuất xứ cách đó cả 5.000 dặm nhưng lại tồn tại trong cùng thời kỳ lịch sử.

Xem thêm: Con người đã phẫu thuật thay tim và khoan sọ từ 5.000 -10.000 năm trước?

Các nhà khoa học tại Viện Khảo cổ và Dân tộc học chi nhánh Siberia của Học viện Hàn lâm Khoa học Nga, vẫn rất kinh ngạc trước phát hiện này, khi thử nghiệm các công cụ phẫu thuật thời đại đồ đồng trên các hộp sọ thời hiện đại để tìm hiểu xem làm thế nào các bác sĩ lại có thể đạt được một thành quả như vậy cách đây cả 2.500 năm trước.

“Thật lòng mà nói, tôi rất kinh ngạc,” trích lời Aleksei Krivoshapkin, một bác sĩ phẫu thuật não nổi tiếng ở Novosibirsk, trong cuộc phỏng vấn với thời báo Siberia. “Chúng tôi nghi ngờ rằng vào thời của Hippocrates, người Altai đã có thể chẩn đoán bệnh rất chính xác và tiến hành biện pháp khoan sọ một cách điêu luyện và phẫu thuật não bộ một cách tuyệt vời.”

Krivoshapkin nhận thấy người bác sĩ hoặc các bác sĩ thực hiện việc khoan sọ lúc ban đầu đã tiến hành cuộc phẫu thuật trên một vùng diện tích nhất định của hộp sọ để giảm thiểu tổn thương não và đảm bảo khả năng sống sót lâu hơn. Hơn nữa, một trong những bệnh nhân được phẫu thuật rất có thể đã sống thêm rất nhiều năm sau điều trị, vì hộp sọ của người này cho thấy các dấu hiệu phát triển của xương một thời gian lâu sau khi phẫu thuật.

Người bác sĩ hoặc các bác sĩ thực hiện việc khoan sọ lúc ban đầu đã tiến hành cuộc phẫu thuật trên một vùng diện tích nhất định của hộp sọ để giảm thiểu tổn thương não và đảm bảo khả năng sống sót lâu hơn.

Trong số ba hộp sọ, hai cái thuộc về nam và một cái thuộc về nữ. Họ đều sống ở khu vực này từ khoảng 2.300 đến 2.500 năm trước trong nền văn hóa Pazyryk. Một trong số hai hộp sọ người nam có vẻ đã xuất hiện dấu hiệu của chấn thương. Người này rất có thể đã bị một khối máu tụ trong não, từ đó gây nên những cơn đau đầu kinh khủng, chứng nôn mửa, các vấn đề về vận động, và các triệu chứng khác. Các nhà khoa học kết luận rằng có lẽ cuộc phẫu thuật khoan sọ đã được tiến hành để loại bỏ khối máu tụ này.

Hộp sọ của người nam còn lại không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của chấn thương. Vì vậy người ta cho rằng có lẽ người này đã bị biến dạng hộp sọ bẩm sinh.

Ở cả hai hộp sọ người nam, các bác sĩ cổ đại đã tiến hành khoan sọ trong hai bước: thứ nhất, họ cạo bỏ đi lớp ngoài cùng của hộp sọ để lộ ra lớp bên trong. Sau đó họ cắt một lỗ nhỏ, để tiếp cận với bộ não bên trong. Chưa rõ thuốc gây mê có được sử dụng để làm dịu cơn đau trong trường hợp này hay không.

Đối với các nhà khoa học, cả hai hộp sọ người nam có vẻ như đã được phẫu thuật với độ chính xác và cẩn thận đến mức hoàn hảo, vì không thấy bất kỳ vết sứt mẻ do sơ suất nào.

Đối với các nhà khoa học, cả hai hộp sọ người nam có vẻ như đã được phẫu thuật với độ chính xác và cẩn thận đến mức hoàn hảo, vì không thấy bất kỳ vết sứt mẻ do sơ suất nào. Krivoshapkin đã tiến hành lại cuộc phẫu thuật, với cả quá trình tốn 28 phút, sử dụng một phiên bản mô phỏng của con dao thời kỳ đồ Đồng được bác sĩ ngành khoa học lịch sử Andrei Borodovsky chế tạo.

Tuy nhiên, phẫu thuật khoan sọ không phải lúc nào cũng thành công đối với những người cổ đại. Ví dụ như hộp sọ thuộc về người phụ nữ đã cho thấy các dấu hiệu cho thấy có lẽ bác sĩ thời xưa đã không đưa ra phương án phẫu thuật hợp lý trong trường hợp này. Có vẻ như người bác sĩ này đã sử dụng một kỹ thuật khá thô sơ để tiến hành phẫu thuật trên vùng sọ gần khối tĩnh mạch lớn nhất trong bộ não.

Người phụ nữ này có lẽ gần hoặc đang trong giai đoạn 30 tuổi vì hộp sọ cho thấy các dấu hiệu chấn thương do bị ngã từ một độ cao đáng kể. Không may thay, các nhà khoa học Nga tin rằng cô đã qua đời trong cuộc phẫu thuật hoặc không lâu sau đó.

Những người Pazyryk không để lại bất kỳ tư liệu lịch sử nào, nên rất khó để xác định chính xác phương pháp, động lực, và lịch sử của các cách chữa trị của họ.

Paul Darin, Epoch Times
Quý Khải biên dịch