Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người tập thiền khi đạt đến trình độ cao sẽ có thể phát ra năng lượng vượt mức thông thường từ hàng trăm đến hàng nghìn lần.

Chúng ta hãy cùng xem xét một số nghiên cứu dưới đây.

1. Sóng Gamma vượt ngưỡng

Nghiên cứu năm 2004 của nhà khoa học thần kinh, Giáo sư Richard Davidson về năng lượng phát ra bởi những nhà sư Tây Tạng trong trạng thái thiền định đã được ghi chép trong hồ sơ của trường Đại học Stanford.

Davidson đã làm thí nghiệm với những nhà sư có trình độ cao thâm nhất của Đại Lai Lạt Ma, mỗi người đều đã có quá trình tập thiền từ 15 đến 40 năm. Ông đo lường sóng gamma phát ra từ bộ não của họ với điện não đồ và phương pháp quét não. Một nhóm gồm 10 học sinh chưa từng có kinh nghiệm tập thiền trước đó cũng đã được kiểm nghiệm sau một tuần rèn luyện.

Sóng Gamma được cho là “một trong những sóng điện não có tần suất cao nhất và quan trọng nhất”. Để sản sinh các sóng gamma, hàng nghìn tế bào thần kinh cần phải hoạt động đồng bộ tại một mức vận tốc cực lớn.

GS Davidson phát hiện thấy một số nhà sư có hoạt động sóng gamma mạnh mẽ hơn và có cường độ cao hơn bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận trong lịch sử. Chuyển động của các sóng cũng có trật tự hơn rất nhiều so với các tình nguyện viên thí nghiệm vốn chưa có kinh nghiệm thiền tập.

Nó cũng cho thấy thiền tập có thể dẫn đến sự tái phân bổ chất xám trong não bộ và ngăn chặn thất thoát chất xám. Chất xám suy giảm sẽ tác động lên rất nhiều chức năng thần kinh, như khả năng kiểm soát cảm xúc, sự bốc đồng, các ý nghĩ, và sự vận động. Lý do là vì bộ phận nhân đuôi, vốn kiểm soát các chức năng này, nằm bên trong chất xám.


Tượng Thiên Đàn Đại Phật ở Hồng Kông. (Ảnh: Shutterstock)

2. Khí công sư phát ra sóng hạ âm gấp 100-1000 lần mức trung bình

Năm 1998, Giáo sư Lỗ Diễm Phương và hàng chục nhà khoa học người Mỹ đã tiến hành thí nghiệm với các khí công sư ở Trung Quốc.

Khí công là một môn tu luyện cổ xưa bao gồm việc trau dồi năng lượng, không chỉ bằng cách thực hành các bài tập, mà còn bởi việc cải thiện bản chất của tâm trí, vì thân thể và tâm trí được cho là đồng nhất. Người ta biết rằng khí công có các hiệu quả chữa bệnh.

Trong nghiên cứu, Giáo sư Lỗ Diễm Phương đã phát hiện thấy các khí công sư có thể phát ra những đợt sóng hạ âm mạnh mẽ, mạnh hơn các cá nhân trung bình từ 100 đến 1000 lần.

Chỉ sau vài tuần luyện tập, những người mới bắt đầu thiền tập đã có thể phát ra năng lượng hạ âm nhiều gấp 5 lần so với trước khi luyện tập.

Một nghiên cứu tương tự tại Cao đẳng Trung Y Bắc Kinh, được công bố vào năm 1988, cho thấy khí mà các khí công sư phát ra có thể được đo đạc một phần, đo thấy các sóng hạ âm với cường độ mạnh gấp 100 lần một người trung bình. Cả hai nghiên cứu này đã được trích dẫn chi tiết bởi Viện Sức khỏe Trung Quốc.

3. Các nhà sư phát nhiệt ở nơi mà người khác có thể chết cóng

Một thí nghiệm được tiến hành với các nhà sư Tây Tạng ở miền bắc Ấn Độ đã được miêu tả trong một bài viết trên Báo Gazette của trường Đại học Harvard vào năm 2002.

Những nhà sư, trong bộ trang phục mỏng, ngồi trong một căn phòng có mức nhiệt độ được hạ xuống còn 4oC. Họ tiến nhập vào trạng thái thiền định sâu. Các tấm vải sũng nước lạnh được choàng lên hai vai họ.

Trong điều kiện như vậy, một người bình thường sẽ run rẩy mất kiểm soát và tình trạng suy giảm nhiệt độ sẽ có thể dẫn đến tử vong, bài báo giải thích.

Tuy nhiên, những vị sư này vẫn duy trì trạng thái ấm và đã làm khô các mảnh vải với cơ thể của họ. Một khi các tấm vải được làm khô, người ta sẽ choàng thêm nhiều tấm vải lạnh, ướt nữa lên người họ. Mỗi nhà sư đã làm khô ba tấm vải trong thời gian vài giờ đồng hồ.

Herbert Benson, người đã nghiên cứu các kỹ thuật thiền tập trong 20 năm, trao đổi với báo: “Các nhà sư Phật giáo nhận thấy cái thực tại chúng ta đang sống không phải là tối hậu. Có các thực tại khác vốn không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của chúng ta, bởi thế giới thường nhật này. Các nhà sư Phật giáo tin rằng trạng thái tâm trí này có thể đạt được bằng cách làm điều tốt cho người khác và thiền định”.

Họ nói rằng luồng nhiệt phát xuất từ cơ thể của họ chỉ là một sản phẩm phụ của việc thiền định.

Rất nhiều các thí nghiệm như vậy đã được tiến hành với những người tập thiền và người ta phát hiện rằng một số người có khả năng phát ra một lượng lớn các loại năng lượng đa dạng có thể đo đạc được. Họ cũng có thể kiểm soát quá trình trao đổi chất và các quá trình khác của cơ thể.


Một người tập Pháp Luân Đại Pháp đang thiền định. (Ảnh: Jeff Nenarella/Epoch Times)

4. Hiệu quả trị bệnh đáng kinh ngạc

Rất nhiều người tập Pháp Luân Đại Pháp, cũng được gọi là Pháp Luân Công, đã được báo cáo khỏi nhiều chứng bệnh kinh niên bất trị. Pháp Luân Đại Pháp là một môn khí công tu luyện cả thân thể lẫn tâm trí. Ba nguyên lý chính yếu của nó là Chân-Thiện-Nhẫn.

Nhà viết bài y học Lara C. Pullen đã phỏng vấn một số người tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2000 cho một bài viết được đăng trên CBS Health Watch.

Ông Dương Sâm, lúc đó 39 tuổi, sống tại Chicago đã bị chẩn đoán mắc chứng viêm gan mãn tính. Ông nói với với cô Pullen: “Một bác sĩ nói thẳng với tôi như sau, ‘Không có cách để thật sự chữa chứng bệnh này của anh. Anh sẽ phải sống với nó trong suốt phần đời còn lại”.

Sau khi tập Pháp Luân Đại Pháp một thời gian, anh đã trải qua một cuộc xét nghiệm vật lý và toàn bộ 32 xét nghiệm đều cho ra kết quả bình thường, bao gồm những xét nghiệm liên quan đến chứng bệnh.

“Ngay từ đầu, biến hóa thân thể tôi đã cực kỳ lớn, cảm giác toàn thân nhẹ nhàng, bước trên đường như bay theo gió vậy”, ông nói.

Theo những người tập Pháp Luân Đại Pháp giải thích, môn tập này không có mục đích trị bệnh, mà đây chỉ là kết quả tự nhiên của việc cải thiện tâm trí và thực hành các bài tập để tăng cường năng lượng trong cơ thể.

Zhi Ping Kolouch, một người tập Pháp Luân Đại Pháp 43 tuổi, nói với cô Pullen rằng: “Nếu một người cảm thấy đau buồn trong tâm, họ sẽ bị ốm”.

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Tác giả:  Tara MacIsaac, Epoch Times
Quý Khải biên dịch.