Có rất nhiều ngộ nhận về hiện tượng sấm chớp. Hầu như tất cả các nền văn hóa trên Trái đất đều có niềm tin riêng của họ về nguyên nhân gây ra sấm chớp.

Đầu tiên, chúng ta cần biết cách tư duy phản biện về chủ đề sấm chớp. Tại sao lại có quá nhiều những ngộ nhận về hiện tượng này? Phải chăng chúng đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không cần suy xét một cách nghiêm túc?

Đã đến lúc cần bắt đầu áp dụng tư duy phản biện cho hiện tượng sấm chớp.

Sấm chớp là một hiện tượng phóng điện tự nhiên một cách đột ngột trong khoảng thời gian cực ngắn giữa đám mây và mặt đất hay bên trong đám mây, kèm theo đó là một tia sáng và tiếng sấm.

Trong vấn đề này, một điểm mà ai cũng hiểu đúng, đó là sấm sét tiềm ẩn nguy hiểm cao. Đây là hiện tượng thời tiết có khả năng sát thương đều đặn nhất trên thế giới. Sấm sét gây tử vọng cho nhiều người hơn bão, lốc xoáy hay lũ lụt.

Sấm sét làm thiệt mạng khoảng 24.000 người trên khắp thế giới mỗi năm. Có khoảng 240.000 người sống sót sau khi bị sét đánh, nhưng thường bị những thương tật nghiêm trọng. Sấm sét là một kẻ sát nhân hoàn toàn ngẫu nhiên và vô danh.

Những ngộ nhận về hiện tượng sấm chớp

Các thương tích do sấm chớp luôn gây tử vong – Thật ra, theo một nghiên cứu của Mỹ, chỉ 3 trong số 10 người bị sét đánh thiệt mạng.

Nguyên nhân chính gây tử khi bị sét đánh là do bị bỏng – Thật ra, nguyên nhân duy nhất gây tử vong ngay lập tức sau khi bị sét đánh là do đau tim.

Khi bị sét đánh, nạn nhân sẽ bốc cháy – Trên thực tế, các tia sét lóe lên bên ngoài nạn nhân, và không lưu lại nhiều vết tích chấn thương ngoài da.

Sét không bao giờ đánh vào cùng một chỗ hai lần  – Trên thực tế, tòa nhà Empire State Building đã bị sét đánh hàng chục lần mỗi năm, trong khi các đỉnh núi và các tháp truyền hình-radio bị sét đánh thường xuyên hơn.


Sét đánh tòa nhà Empire State Building. (Ảnh: examiner.com)

Ô dù không thu hút tia sét – Người cầm ô có nguy cơ tương đương so với người không cầm ô.

Điện thoại, iPod, và các thiết bị điện tử sẽ thu hút tia sét – Các thiết bị này khiến người ta không chú ý đến thời tiết, dẫn tới giả định cho rằng chúng thu hút tia sét

Nên tìm chỗ tránh sét bên dưới một cái cây – Một trong những nơi nguy hiểm nhất khi có sét là bên dưới một cái cây hay một vật thể cao.

Nếu nạn nhân sống sót sau khi bị sét đánh, họ sẽ ổn – Các nạn nhân xuất hiện triệu chứng đau nhức kinh niên, sụt giảm khả năng tập trung, trầm cảm hay rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Nạn nhân bị sét đánh sẽ bị nhiễm điện và rất nguy hiểm nếu tiếp xúc –  Cơ thể người không tích điện như một cục pin. Ngộ nhận này đã dẫn đến nhiều cái chết thương tâm khi người xung quanh do dự tiến hành cấp cứu cho nạn nhân.

Sấm chớp có thể gây tử vong bằng cách nào?

Hầu như đều có thể ngăn chặn các ca tử vong do bị sét đánh nếu chú ý đến các biện pháp an toàn.

Sét có thể đánh một người trực tiếp. Sét cũng có thể đánh gián tiếp, khi truyền dẫn qua một cái cây hay một cây cầu bị đánh trực tiếp.

Sét có thể đánh tạt ngang từ một vật thể bị sét đánh (như cái cây) sang một nạn nhân đứng bên cạnh.

Dòng điện cũng có thể truyền qua lớp đất bên dưới. Dòng điện dưới đất này có thể truyền lên một chi và truyền xuống chi bên kia của nạn nhân, gây ra chấn thương hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Nói cách khác, sét có thể lan truyền qua mặt đất như sóng gợn trên mặt nước.

Một nghiên cứu xuất bản gần đây trên Tạp chí Khoa học Nam Phi đưa ra một khả năng khác trong đó sét có thể gây chấn thương cho người: sóng xung kích áp lực.

Loại sóng xung kích áp lực này cũng giống như sóng xung kích áp lực của một quả bom TNT nặng 5 kg. Nó có khả năng gây chấn thương cho những người đứng 10m trong phạm vi tia sét. Áp lực như vậy là đủ để thổi bay mặt đường bằng bê tông.

Biện pháp đề phòng bão sét

Tất cả các cấu trúc xây dựng nên có một dây dẫn sét – ở gần đó nhưng không tiếp xúc. Hãy ở trong nhà trong cơn giông bão. Trong trường hợp đang trên đường, hãy ở yên bên trong xe hơi.

Đừng tiếp tục nướng BBQ. Có thể bạn sẽ không mấy thoải mái khi thực hiện các biện pháp đề phòng. Hãy đứng bên dưới một mái che kim loại kín nếu có thể.

Khi ở trong nhà hãy cố gắng tránh xa các thiết bị điện có cắm dây. Sẽ tốt hơn nếu rút dây cắm các thiết bị điện khi nghe thấy tiếng sấm.

Sẽ an toàn hơn khi tắm bồn so với tắm vòi hoa sen khi trời đang giông bão.

Không bơi khi xảy ra giông bão. Hãy ra khỏi nước khi bạn nghe thấy tiếng sấm – đặc biệt nếu khoảng thời gian giữa lúc nhìn thấy tia chớp và nghe thấy tiếng sấm là dưới 30 giây. Nếu khoảng thời gian là 30 giây hoặc thấp hơn, bạn đang gặp nguy hiểm. Hãy đợi ít nhất 30 phút sau tia chớp hay tiếng sấm cuối cùng trước khi bơi trở lại.

Nếu bạn đang ở trên thuyền, hãy tìm kiếm chỗ trú ẩn.

Nếu bạn đang ở ngoài trời, hãy đi vào bên trong một tòa nhà hoàn toàn kín. Tránh những đỉnh đồi và không nên trú sét bên dưới những cây mọc riêng lẻ.


Không nên trú sét bên dưới những cây mọc riêng lẻ. (Ảnh: pinterest.com)

Nếu bạn đang chơi thể thao, câu cá, chơi gôn, hay bóng đá ngoài trời, hãy cố gắng tìm một chỗ trú ẩn bằng kim loại hoàn toàn kín. Hãy dừng cuộc chơi và đi vào trong nhà cho tới khi cơn giông dừng hẳn. Tất cả các thành viên sẽ tiếp tục trận đấu sau này, hơn là mất đi một người đồng đội.

Hãy theo dõi đài dự báo thời tiết trong khu vực và dành đủ thời gian để về nhà trước khi cơn giông ập đến. Hãy thử dùng mạng xã hội và điện thoại di động để cảnh báo mọi người trước các cơn giông bão sắp xảy ra.

Một số doanh nghiệp sẽ cần đầu tư hệ thống cảnh báo sấm sét sớm để bảo vệ mạng người trong tình trạng thời tiết dữ dội.


Ứng dụng theo dõi tình trạng bão “Storm” của Weather Underground LLC trên Itunes. (Ảnh: Apple.com)

Sấm chớp là một hiện tượng nguy hiểm. Chúng ta không nên đùa giỡn với số phận. Khi sấm chớp nổi lên, hãy đi vào nhà.

Ryan Blumenthal là chuyên gia kỳ cựu tại trường Đại học Pretoria ở Nam Phi. Bài viết này được đăng bản gốc trên The Conversation. Đọc bản gốc ở đây.

Tác giả: Ryan Blumenthal, trường Đại học Pretoria
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: